- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nhà trình tường - nét văn hóa độc đáo của dân tộc Hà Nhì
Đông ấm, hè mát là đặc trưng những ngôi nhà trình tường của người Hà Nhì tại xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Hoà hợp với thiên nhiên và môi trường vùng cao có thời tiết khắc nghiệt, từ bao đời nay đồng bào Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã tạo ra những ngôi nhà trình tường độc đáo, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
Làm nhà là việc đại sự trong gia đình nên đồng bào rất cẩn trọng từ khi bắt đầu làm nhà cho đến lúc hoàn thành. Hướng nhà bao giờ cũng quay ra phía đông, lưng tựa vào núi, bởi theo quan niệm của người Hà Nhì, với hướng nhà đó, sẽ tạo cho ngôi nhà bề thế vững chắc, sáng sủa, sung túc và an lành. Sau khi chọn được ngày lành, tháng tốt ông chủ nhà rắc 3 hạt thóc xuống nền nhà tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, được mùa.
Nhà trình tường (Ảnh: Arch Daily)
Công đoạn từ đào móng đến trình tường nhà rất công phu: móng sâu khoảng 1m, xếp đá để tránh ẩm ướt và có độ bền cao; chọn loại đất đồi có độ kết dính cao đưa vào ván khuôn dầy khoảng 40 phân, dùng chày gỗ giã nén chặt với nhau. Trong quá trình hoàn thiện, tiếp tục lấy vồ gỗ đập vào thành các bức tường cả ở phía trong và phía ngoài làm cho mặt tường thật phẳng và mịn, sau đó mới làm xà nhà và lợp mái.
Ông Chu Pó Chừ, 70 tuổi, ở bản Thu Lũm, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, Lai Châu cho biết: “Làm nhà trình tường rất lâu, rất kỳ công, phải mất khoảng hơn một tháng mới xong. Tất cả các công việc đều nhờ anh em trong bản tập trung giúp nhau. Gia đình chỉ cho ăn cơm, uống nước thôi không tính công bởi vì có truyền thống từ xưa vẫn làm như vậy...”.
Vẻ đẹp những ngôi nhà trình tường của người Hà Nhì thể hiện trước hết là về mặt kiến trúc. Nhà được dựng theo hình vuông với bốn mái hình chóp thường có ba gian, có hiên rộng ở mặt trước nhà, không có cửa sổ, cửa ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên.
Ảnh: Arch Daily
Trong nhà bố trí phòng ngủ theo thứ tự quy định từ phải sang trái, gian giữa là nơi uống nước quây quần cả gia đình. Phần hành lang thường làm rộng đủ đặt một chiếc giường dành cho khách hoặc con trai chưa vợ trong gia đình. Gian bếp có vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là nơi sưởi ấm, vừa là nơi nấu nướng, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt, tiếp khách của gia đình và quan trọng hơn là bếp đặt ngay trong nhà quá trình đun khói sẽ tạo cho ngôi nhà bền chắc theo thời gian.
Trong ngôi nhà của người Hà Nhì không đặt bàn thờ và bát hương, nhưng nơi thờ cúng rất linh thiêng, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt theo luật lệ riêng của dân tộc.
Ông Chu Xé Lù, Bí thư Đảng ủy xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, cho biết về vị trí ngôi thứ và nơi thờ cúng trong gia đình người Hà Nhì: “Đối với người Hà Nhì ông bà, bố mẹ ở gian bên phía đông, con dâu, con gái và các cháu ở gian phía tây. Còn nơi thờ cúng thì chọn cây hạt dẻ không bị sâu bệnh, mối mọt, sau đó đan một chiếc rọ treo lên và đặt ngay gian ông chủ, hướng đông phía mặt trời mọc. Đồ lễ là một bát thịt, một ít cơm và rượu, người Hà Nhì không thắp hương”.
Ảnh: Arch Daily
Ngày vào nhà mới của người Hà Nhì cũng rất đơn giản, không làm lễ thắp hương như các dân tộc khác. Khi hoàn thành, gia chủ làm bữa cơm mời anh em, họ hàng, thôn, bản đến cùng vui. Người mừng chai rượu, cân gạo, người cho con gà, tùy tâm và mối quan hệ của mỗi người với gia chủ. Họ cùng nhau nâng chén rượu, chúc cho gia chủ có ngôi nhà mới ăn nên làm ra, mạnh khỏe, hạnh phúc. Việc làm nhà trình tường của người Hà Nhì thể hiện tính cộng đồng, bất kể hộ nào đều coi là việc làm chung của bản. Mọi công việc lớn, nhỏ từ khi bắt đầu làm đến lúc lên nhà mới đều được làm theo kiểu đổi công.
Bà Xừ Xá Nu, bản Thu Lũm, xã Thu Lũm, năm nay ngoài 60 tuổi bộc bạch: “Tôi rất thích ở nhà trình tường bởi nó phù hợp với phong tục tập quán của người vùng cao. Tôi sẽ lưu giữ lại cho con cháu mình”.
Hiện nay, đời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của dân tộc Hà Nhì được nâng cao, nguyên vật liệu làm nhà sẵn có, tiện lợi, nhiều gia đình đã chọn lợp mái tôn, mái ngói thay cho mái tranh càng làm cho ngôi nhà trình tường khang trang, bền, đẹp hơn mà vẫn giữ nguyên được nét đẹp độc đáo theo truyền thống của người Hà Nhì. Những đường nét riêng cổ kính ở ngôi nhà trình tường đất nện ấy là điều hấp dẫn đối với người thích khám phá và luôn được các thể hệ người Hà Nhì nâng niu trân trọng
Nguồn: Tổng hợp
Những điểm du lịch đẹp nhất ở Lai Châu
Ngoài đèo Ô Quy Hồ, du khách đến Lai Châu còn bị hút hồn bởi cánh đồng Mường Than xanh mướt giữa núi đồi và bản Pú Đao đẹp như tranh vẽ.
Những điểm du lịch đẹp nhất Mai Châu
Mai Châu là một thung lũng xinh đẹp, đến thung lũng Mai Châu bạn sẽ có một chuyến đi khám phá vẻ đẹp, văn hóa, ẩm thực Mai Châu tuyệt vời.
Thưởng thức hương vị bữa ăn truyền thống của dân tộc Thái ở Điện Biên
Đến Điện Biên mỗi bước chân bạn có thể bắt gặp những cô gái Thái đen với những búi tóc xinh xắn, gọn gàng trên đầu, hay những cô gái Thái trắng xinh đẹp, dịu dàng như nhành hoa ban trắng chớm nở trong sớm mai. Và hơn cả là tới đây du khách có thể dễ dàng
11 đặc sản Lai Châu ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi
Đến Lai Châu bạn, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thanh bình với những ngọn núi, thung lũng sâu, sông suối đan xen, mà còn được thưởng thức các món ăn độc đáo đậm chất núi rừng: lợn cắp nách, rêu đá, rau dớn...
Khám phá ‘tứ đại đèo’ ở Tây Bắc
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Địa hình của vùng này vô cùng hiểm trở với nhiều khối núi và dãy núi cao sừng sững sinh ra những con đèo dài, khúc khuỷu đầy thách thức.