- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Nguyên tắc đưa tiền boa tại các quốc gia châu Á
Trong khi việc đưa tiền boa (tip) cho người phục vụ là một nét văn hóa phổ biến ở phương Tây, đặc biệt là nước Mỹ, nhưng với các quốc gia châu Á, bạn nên thận trọng nếu không muốn bị hiểu lầm là xem thường người khác.
Trong khi tiền boa thường có giá trị nhỏ hơn 15% đến 20% phí dịch vụ ở Mỹ thì số tiền này sẽ phụ thuộc vào mức độ xa xỉ của khách sạn hay nhà hàng mà bạn ghé qua khi đến thăm các nước châu Á. Ngoài những nơi này, ít ai cho tiền boa ở các phòng trọ thông thường, nhà nghỉ dành cho khách du lịch bụi hay các hàng quán bán đồ ăn trên đường phố. Dù vậy, ở các nhà hàng cao cấp hay khách sạn hạng sang, nơi thường xuyên phục vụ khách phương Tây giàu có thì đây là điều cần làm.
Nếu bạn định ở lại đó trong một tuần hoặc lâu hơn, một khoản tiền boa hào phóng cho người phục vụ được đưa từ sớm sẽ giúp bạn được chăm sóc tận tình và chu đáo hơn. Khi thanh toán hóa đơn, bạn nên nhớ rằng 10% phí dịch vụ tính thêm trong hóa đơn phải trả tại nhà hàng hay khách sạn thường sẽ đi thẳng vào túi của người chủ ở đó chứ không phải được chia cho nhân viên. Vì vậy, nếu muốn thể hiện sự cảm ơn của mình đến những người phục vụ, hãy trả hơn số tiền đã ghi trong hóa đơn.
Cùng tham khảo những quy tắc cần biết khi đi du lịch tại các nước châu Á dưới đây:
Trung Quốc
Cho tiền boa không chỉ không được hoan nghênh ở Trung Quốc mà thậm chí còn là phạm pháp ở một số nơi. Dù bạn có thiện ý bày tỏ sự cảm ơn của mình với người phục vụ, có thể vô tình bạn sẽ làm cho người đó bị mất việc như chơi. Vì thế, tốt nhất đừng nên thực hành văn hóa phương Tây ở Trung Quốc và Đài Loan. Thay vào đó, bạn hãy tặng họ mấy cái kẹo, một đồng xu từ đất nước mình hay một thứ gì đó nho nhỏ để làm kỷ niệm.
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: Không
– Nhân viên khách sạn: Một món quà nhỏ
– Lái xe taxi: Cho họ giữ lại tiền thừa
Hồng Kông
Ngược lại với Trung Quốc lục địa, tiền boa ở Hồng Kông được chấp nhận rộng rãi và thường là một phần quan trọng trong phép ứng xử xã giao. Tuy nhiên, thông thường tiền boa chỉ phổ biến tại các nhà hàng kiểu phương Tây hay nhà hàng cao cấp. Tùy vào hóa đơn, bạn có thể đưa cho họ từ 50 đến 100 đô la Hồng Kông (HKD).
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: 100 HKD ở các nhà hàng cao cấp
– Nhân viên khách sạn: tùy vào hành lý của bạn mà đưa 20 HKD trở lên cho người mang hành lý
– Lái xe taxi: họ sẽ tự làm tròn số tiền cho bạn
Nhật Bản
Hành động cho tiền boa bị coi là thô lỗ ở nơi này, thậm chí nhân viên khách sạn còn được dạy cách từ chối lịch sự những món quà cảm ơn của khách. Có thể điều này cũng tốt vì chỉ riêng tiền du lịch đến Nhật đã đắt đỏ với nhiều người rồi. Tuy vậy, đôi khi những người phục vụ sẽ nhận tiền boa để tránh cho bạn khỏi mất mặt vì bị từ chối. Nói chung, đừng bao giờ cho tiền boa khi bạn đến Nhật. Nếu bạn buộc phải đưa tiền mặt, hãy cho vào một phong bao để coi nó như một “món quà” hơn là trực tiếp rút tiền từ trong ví ra đưa cho người nhận.
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, tiền boa thường không hay thấy tại các nhà hàng của người bản xứ, tuy nhiên, một ít tiền boa để lại ở những nhà hàng phương Tây lại được đánh giá cao. 10% phí dịch vụ sẽ được công thẳng vào hóa đơn của bạn, và bạn không cần phải trả nhiều hơn số tiền đó.
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: bạn có thể tùy ý để lại một ít tiền boa ở nhà hàng phương Tây nhưng đừng bao giờ làm như vậy ở nhà hàng Hàn Quốc.
– Nhân viên khách sạn: không
– Lái xe taxi: cho họ giữ lại tiền thừa bằng cách làm tròn số tiền phải trả
Thái Lan
Người Thái thường không cho nhau tiền boa, tuy vậy, khách du lịch thường sẽ trả tiền này khi đến nghỉ ở khách sạn và nhà hàng hạng sang. Thậm chí nhân viên hướng dẫn đỗ xe ở những nơi sang trọng cũng mong bạn trả cho họ 20 bath.
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: trả thêm một ít tiền hơn 10% số tiền bạn phải trả
– Nhân viên khách sạn: cho người mang hành lý và người hướng dẫn đỗ xe 20 bath
– Lái xe taxi: Làm tròn chục hoặc cho họ giữ lại tiền thừa
Indonesia
Cũng giống như những nước châu Á khác, tiền boa thường không được yêu cầu nhưng thỉnh thoảng cũng có ở một số khách sạn, nhà hàng. Bạn có thể cho người phục vụ khoảng 1.000 rupiah.
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: thêm 5 – 10% ngoài phí dịch vụ 10%
– Nhân viên khách sạn: những nhân viên mang hành lý sẽ mong nhận được một số tiền nhỏ từ bạn
– Lái xe taxi: để lại tiền thừa cho họ
Malaysia
Nguyên tắc cho tiền boa nhìn chung cũng giống ở Thái Lan.
– Nhà hàng: chỉ có ở các nhà hàng phương Tây tại các khu du lịch như Penang.
– Nhân viên khách sạn: đưa 1 – 2 ringgit cho người mang hành lý.
– Lái xe taxi: trả tiền chẵn và không lấy lại tiền thừa.
Singapore
Được biết việc cho tiền boa ở đất nước này có thể hơi phức tạp vì Singapore chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương Tây. Nói chung, tiền boa trên 10% phí dịch vụ không được khuyến khích tại khách sạn và nhà hàng, thậm chí còn bị cấm tại sân bay. Thuế hàng hóa và dịch vụ thường được cộng luôn vào hóa đơn, vì vậy hãy kiểm tra hóa đơn của bạn cẩn thận.
Philippines
Với người Philippines, văn hóa tiền boa đang ngày càng được khuyến khích. Những nhà hàng và khách sạn sang trọng thường sẽ mong bạn đưa cho họ thêm 10% ngoài 8% đến 12% phí dịch vụ đã được cộng vào hóa đơn.
Nguyên tắc cho tiền boa:
– Nhà hàng: từ 5% – 10% trên tổng số tiền thanh toán trong hóa đơn.
– Nhân viên khách sạn: thông thường là 10 peso nhưng còn tùy theo mức độ sang trọng của nơi đó.
– Lái xe taxi: họ sẽ làm tròn lên đến 0.5 peso.
Xem thêm bài viết:
Nên “boa” thế nào ở Việt Nam và các nước châu Á?
7 điều ghi nhớ khi tới Nga
5 nguyên tắc cơ bản khi đi phượt bằng xe đạp
Nguyên tắc bảo quản đồ công nghệ khi đi du lịch
Người Hàn Quốc đi chùa khác gì người Việt?
Khác với người Việt Nam, người Hàn Quốc không đi lễ chùa vào dịp Tết.
Thú vị kiến trúc nhà bát giác ở Barcelona
Những khối nhà bát giác bao lấy không gian xanh được coi là hình mẫu cho nhiều thành phố công nghiệp.
Du ngoạn khắp Ấn Độ để trải nghiệm “mỗi tuần một công việc”
Một người đàn ông Ấn Độ đã bỏ công việc mà anh đang làm để chu du trên khắp quốc gia này nhằm tìm kiếm những trải nghiệm mới trong công việc. Anh đã làm 28 công việc khác nhau trong vòng 28 tuần tại 28 bang của Ấn Độ trong chặng đường 24.000 km.
Hình ảnh từ internet ảnh hưởng việc lựa chọn điểm đến
Theo kết quả điều tra của công ty cung ứng dịch vụ du lịch qua mạng Tripadvisor-PhoCusWright, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho việc đặt phòng cho chuyến du lịch, du khách thường tham khảo các hình ảnh đăng tải trên mạng của du khách khác.