- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi ở Sài Gòn
Nhà nguyện nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục TP HCM, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 được xem là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ.
Nằm nép mình bên những tòa nhà cao lớn nhưng ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết cho những ai có dịp ngang qua con phổ sầm uất cổ kính này. Cổng phụ của khuôn viên Tổng Giám mục được đặt trên đường Trần Quốc Thảo, lối vào để du khách được chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 200 năm.
Năm 1799, ngôi nhà được Nguyễn Ánh cho xây dựng làm nơi trú ngụ cho Giám mục Bá Đa Lộc, người dạy học cho hoàng tử Cảnh lúc bấy giờ. Địa điểm xây dựng trước đó của ngôi nhà là bên hữu ngạn rạch Thị Nghè (Thảo Cầm viên bây giờ).
Năm 1864, khu vực Thị Nghè có quyết định xây dựng thành Thảo Cầm viên nên ngôi nhà cổ được dời về khu đất các thừa sai (gần dinh Thống Nhất bây giờ). Năm 1911, khi Tòa Giám mục hiện nay được xây dựng hoàn thành, ngôi nhà được dời về đây và giữ gìn bảo quản đến ngày hôm nay.
Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ với các bộ khung liên kết, dính chặt khít với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng mà không dùng bất cứ cây đinh nào.
Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa, vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn.
Qua thời gian, ngôi nhà được tu sửa và nâng cấp nhằm tránh bị hư hại. Tuy được trùng tu nhưng ngôi nhà vẫn giữ nét nguyên bản vốn có.
Trước kia, qua những lần di dời, hệ thống cột gỗ ngôi nhà được đặt trực tiếp ngay dưới nền gây ẩm mốc và hư hỏng. Qua đợt trùng tu, hệ thống cột chính được đặt dưới những tảng đá chịu lực nhằm đỡ một phần tải trọng và thêm chắc chắn hơn như nguyên bản ban đầu của ngôi nhà.
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với ba gian hai chái. Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết các chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản từ hơn 200 năm trước.
Dàn rui lách, vì kèo và hệ thống vách được xếp đặt một cách tinh xảo, chưa có sự tác động nào từ xưa đến nay. Đó là nét độc đáo và giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa ngôi nhà.
Họa tiết trang trí được khắc họa tỉ mỉ, công phu đặt ngay cửa chính diện tạo sự cân đối và cổ kính, thể hiện nét sáng tạo độc đáo của người xưa. Mái ngói âm dương của ngôi nhà bị hư hỏng nặng gây dột, tuy nhiên nét cổ kính nơi đây hoàn toàn không bị thay đổi.
Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ Kitô giáo vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ. Các tín đồ có thể đến đây tĩnh tâm, cầu nguyện trong ngôi nhà cổ đầy nét độc đáo này.
Đến vùng biển ăn sứa nộm ngày hè
Cứ mỗi mùa hè về, người dân vùng biển lại tấp nập với nghề đánh bắt sứa. Sứa giờ đây là đặc sản “hạng sang” trong các nhà hàng và là món ăn không thể thiếu của ngư dân vùng biển trong những ngày hè nóng bức.
Những đặc sản "thử là mê" ở xứ vải thiều Bắc Giang
Không nhiều các địa danh du lịch nhưng nếu một lần được đặt chân đến xứ vải Bắc Giang, bạn đừng quên thưởng thức món xôi trứng kiến, bánh bút hay cua da hấp. Những món ăn này sẽ khiến bản ngạc nhiên bởi vô cùng độc đáo, ngon và hiếm.
Những món đặc sản nổi tiếng ở Đắc Lắc
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên hùng vĩ, dòng sông Sêrêpôk huyền thoại, Đắc Lắc còn hấp dẫn bởi những món ăn đậm chất núi rừng hoang sơ.
Mùa lúa chín về quê nhâm nhi món châu chấu…
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào các mùa gặt, thường vào tháng 4 và tháng 9 âm lịch.
Ram cuốn cải món ăn dân dã hấp dẫn ở Đà Nẵng
Sự béo, giòn, ngậy của ram kết hợp hài hòa với lá cải nhuận đắng, hơi hăng tạo thành món ram cuốn cải khó quên của ẩm thực Đà Nẵng.