- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đến vùng biển ăn sứa nộm ngày hè
Cứ mỗi mùa hè về, người dân vùng biển lại tấp nập với nghề đánh bắt sứa. Sứa giờ đây là đặc sản “hạng sang” trong các nhà hàng và là món ăn không thể thiếu của ngư dân vùng biển trong những ngày hè nóng bức.
Sứa là loại thủy sinh ruột khoang, thân mềm, thân hình nhiều tua, có màu trong suốt, sinh sống ở vùng biển nước mặn. Sứa bắt đầu sinh sản nhiều vào khoảng tháng Giêng đến hết tháng Ba Âm lịch.
Khoảng mười năm trở lại đây, các món ăn chế biến từ sứa trở nên thịnh hành. Chính vì thế sứa cũng trở thành đặc sản. Hàng trăm hộ dân ở các xã miền biển của tỉnh Thanh Hóa sắm bè mảng, máy công suất lớn và các loại lưới chuyên đánh bắt sứa. Các thương lái cũng đầu tư tiền làm các bể sứa để sơ chế sứa tự nhiên sau đó xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước.
Nghề đánh bắt sứa trên biển của ngư dân tỉnh Thanh Hóa
Men dọc miền biển đi khắp đất nước sẽ bắt gặp những món sứa là đặc sản của mỗi miền với những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực. Nếu vùng Thái Bình có món gỏi sứa, vùng biển Nha Trang (Khánh Hòa) có món bún sứa, thì vùng biển Thanh Hóa lại có món nộm sứa hút hồn du khách thập phương. Mỗi món ăn có mùi vị và đặc trưng riêng biệt. Sứa dễ chế biến, lại có vị thanh mát, vị mặn mòi của nước biển…vừa bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe trong những ngày hè nóng bức.
Sứa được bắt dưới biển lên sẽ được đem cắt sợi ngâm dưới bể nước muối
Sứa sau khi được bắt từ dưới biển lên sẽ được các chủ vựa sứa mua và đem về cắt sợi, ngâm trong bể nước muối để hút bớt nước trong cơ thể và làm cho sứa dai, giòn hơn. Qua quá trình sơ chế, sứa sẽ được đóng thùng và xuất khẩu cho các thị trường trong và ngoài nước. Tùy từng vùng, từng miền mà người ta có thể chế biến thành các món ăn khác nhau theo sở thích của mỗi người.
Nộm sứa món ngon mùa hè
Nộm sứa là món ăn đơn giản, dễ làm mà ngon lành, thanh mát. Chính vì thế mà sứa nộm được làm thường xuyên trong những bữa cơm hàng ngày của những ngư dân vùng biển hay để tiếp đãi khách thập phương.
Nguyên liệu để thực hiện món nộm sứa
Cái khó trong các công đoạn chế biến sứa là ở chỗ “kén” gia vị. Nếu thiếu một trong những gia vị cần thiết món ăn sẽ trở nên nhạt và tanh nồng vị mặn của nước biển. Khi cần sử dụng, ta chỉ cần vớt sứa trong bể muối ra, ngâm với nước lạnh cho đến khi nào nhạt muối thì nắm khô, trần qua nước ấm khoảng 50 - 70 độ C và để cho ráo nước.
Các loại gia vị dùng để nộm sứa gồm có: lá rau thơm, kinh giới, tía tô, rau răm, tỏi, ớt… đem thái lát. Cà rốt và xoài xanh gọt vỏ, thái chỉ. Lạc hoặc hạt vừng rang vừa chín tới, bóc bỏ lụa, xay cho nát đôi. Tùy vào sở thích của từng người mà nộm thêm thịt tai heo hay thịt nạc thái sợi. Tất cả các loại gia vị sau khi chế biến xong đem trộn đều với sứa và phải ăn liền vì sứa ra nước nên không để được lâu.
Nộm sứa ăn thanh mát, rất tốt cho sức khỏe trong ngày hè oi bức
Món nộm sứa ngon ở chỗ hài hòa giữa các gia vị. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được từng sợi sứa dai, giòn sần sật, có vị cay của tỏi ớt, vị thơm của các loại rau, lạc, vị ngọt của cà rốt, vị chua của xoài xanh…Tất cả các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên món nộm sứa không thể quên khi đã từng một lần được thưởng thức.
Trong mâm cơm những ngày hè của ngư dân biển Thanh Hóa không thể thiếu món nộm sứa giải nhiệt
Ngày nay, sứa được xuất khẩu đi các thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…và có mặt trong những nhà hàng sang trọng. Sứa từ đó cũng trở thành loại hải sản “cứu cánh” cho ngư dân khi vụ sứa trở thành vụ đánh bắt và cho thu nhập chính trong năm.
Ảnh & bài: Thái Bá - Dân Trí
Những đặc sản "thử là mê" ở xứ vải thiều Bắc Giang
Không nhiều các địa danh du lịch nhưng nếu một lần được đặt chân đến xứ vải Bắc Giang, bạn đừng quên thưởng thức món xôi trứng kiến, bánh bút hay cua da hấp. Những món ăn này sẽ khiến bản ngạc nhiên bởi vô cùng độc đáo, ngon và hiếm.
Những món đặc sản nổi tiếng ở Đắc Lắc
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi thiên nhiên hùng vĩ, dòng sông Sêrêpôk huyền thoại, Đắc Lắc còn hấp dẫn bởi những món ăn đậm chất núi rừng hoang sơ.
Mùa lúa chín về quê nhâm nhi món châu chấu…
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào các mùa gặt, thường vào tháng 4 và tháng 9 âm lịch.
Ram cuốn cải món ăn dân dã hấp dẫn ở Đà Nẵng
Sự béo, giòn, ngậy của ram kết hợp hài hòa với lá cải nhuận đắng, hơi hăng tạo thành món ram cuốn cải khó quên của ẩm thực Đà Nẵng.
Ra biển mùa này nhớ thử món “móng tay”
Ở Việt Nam, ốc móng tay, nhiều nơi còn gọi là móng tay ngon nhất vào đầu mùa mưa bởi thời gian ốc móng tay có thịt, chắc và ngon nhất. Chính vì thế người ta kháo nhau rằng mùa này về biển nhớ đừng quên ăn móng tay...