- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ném Pao – trò chơi dân gian của người Mông Mộc Châu
Ném Pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông ở Tây Bắc nói chung và ở Mộc Châu nói riêng. Đây là trò chơi có từ lâu đời và được truyền lại đến ngày nay, người Mông xem chúng như không có tuổi, cứ gắn bó suốt cuộc đời
Ném Pao là trò chơi không thể thiếu trong những ngày hội truyền thống, lễ tết của người Mông, nó còn được xem là trò chơi chính trong các lễ hội như Lễ hội Lào Sồng, Lễ cúng bản, Lễ hội Gầu Tào. Trong các lễ hội khi mà tập trung rất đông đảo người dân, du khách du lịch, ai ai cũng muốn thử sức với trò chơi Ném Pao này, họ rất hào hứng, vui vẻ rủ bạn bè cùng chơi.
Ném Pao là một trò chơi dân gian truyền thống của người dân tộc Mông.
Trò chơi ném Pao thu hút đông đảo các đôi nam nữ tham dự, nhất là ở trong những ngày tết Độc lập ở Mộc Châu, chợ tình Khâu Vai hay chợ tình SaPa bởi dịp này trai gái trẻ tuổi xuất hiện nhiều, họ thường chơi cùng nhau để tìm cho mình những người tình phù hợp. Người phụ nữ Mông khi tới các lễ hội thường mang theo những quả Pao bởi họ mong muốn sẽ tìm được một người đàn ông phù hợp với mình đồng thời chúng cũng là đồ trang sức không thể thiếu trên người họ.
Rất nhiều người tham gia trò chơi ném Pao.
Quả Pao của người phụ nữ Mông được khâu nối bằng các miếng vải lanh thành trái trong, to chỉ bằng quả cam. Họ khâu trái tròn bằng vải lanh làm vỏ rồi nhồi hạt lanh hoặc bông vải vào bên trong. Người phụ nữ Mông còn rất sáng tạo khi biết làm cho quả Pao có nhiều màu sắc đẹp mắt, họ dùng vải thổ cẩm của người thái hay chắp ghép những mảnh vải nhiều màu khác nhau lại và dùng lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả Pao.
Những quả Pao nhiều màu sắc đẹp mắt.
Trong những lễ hội, người dân tộc Mông sẽ đặt trò chơi ném pao ở những khu đất rộng và tương đối bằng phẳng. Để tham gia trò chơi, người chơi phải phân chia làm 2 đội, 1 bên nam và nữ với khoảng cách 5 – 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đôi thắng quy định.
Người chơi ném Pao sẽ phân chia làm 2 đội nam nữ khác nhau.
Theo người dân tộc Mông, những người đã có tuổi ở bản kể lại rằng, quả Pao còn được gọi là quả Pa Pao không biết chúng có từ khi nào nữa, nó có từ lâu lắm rồi. Họ nói rằng người đàn ông Mông đi tìm vợ, đi hội đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự trai tráng của người đàn ông thì người phụ nữ phải mang theo quả pao để đối xứng. Quả pao thể hiện sự mềm mại, vừa là trò chơi, vừa là vật trang sức của phụ nữ Mông trong các cuộc vui. Và chính điều này khiến người phụ nữ Mông phải biết cách làm quả Pao, phải biết se lanh dệt làm quả Pao, quả Pao làm ra phải thật mềm mại. Người đàn ông Mông đi tìm vợ thì việc đầu tiên họ xem là khả năng dệt vải, thêu thùa và làm quả pao. Một quả pao tốt thì các đường khâu phải kín, khi cầm quả pao không được cứng hoặc mềm quá. Một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt.
Ném Pao không chỉ đơn thuần là trò chơi vui mà chúng còn là điểm xuất phát cho các cuộc tình nam nữ của người dân tộc Mông.
Khi ném Pao, là lúc trai gái trao nhau những ánh mắt nụ cười cho nhau. Cùng ném Pao và trao nhau tình cảm, khi mà người con trai mến một cô gái nào thì giữ quả pao để lấy cớ đó cầm đến nhà hay tìm gặp cô gái để bày tỏ tình cảm, khi thấy hợp nhau họ sẽ cùng hẹn hò và trở thành tình nhân của nhau. Đây được xem là nét đặc sắc, tính nhân văn của trò chơi ném Pao. Tuy nhiên, nhiều khi quả Pao lại trở thành hoài niệm, khắc khoải trong cuộc đời vì khi họ cùng ném pao thường là mối tình đầu của nhau sẽ không trọn vẹn. Những anh chàng, cô nàng khi không đến được với nhau sau chuyện tình ném Pao, họ thường gặp lại nhau, tìm lại nhau trong ngày chợ tình Khâu Vai.
Trò chơi Ném Pao của người dân tộc Mông vừa đặc sắc, là trò chơi dân gian truyền thống lại thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
Nguồn: Ly Ly (Tổng hợp)
Dẻo thơm xôi ngũ sắc Hà Giang
Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng Công viên địa chất, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày, trong các dịp lễ tết, hội hè… Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là “xôi ngũ sắc”.
Cháo ấu tẩu đắng bùi của người Hà Giang
Trong những buổi tối se lạnh đặc trưng của miền núi, ngồi ăn một bát cháo ấu tẩu thơm ngậy, đắng bùi sẽ làm bạn không thể quên.
Những món quà nổi tiếng từ các miền đất
Sau chuyến đi chơi xa, ai cũng muốn mua cho người thân những món quà dân dã mang đậm nét văn hóa từ mỗi miền đất như đào rừng Sa Pa, nem chua Thanh Hóa hay xoài cát Hòa Lộc.
Độc đáo cháo Ấu Tẩu Hà Giang
Hà Giang - vùng biên giới cực bắc của Tổ Quốc được biết đến với nhiều loại dược liệu quý. Trong đó củ ấu tẩu không chỉ dùng làm vị thuốc mà còn được người dân nơi đây chế biến thành một món ăn độc đáo: cháo ấu tẩu.
Những món đặc sản miền tây mùa nước nổi phải thưởng thức
Mùa nước nổi về, du khách từ khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài thích thú về miệt thứ miền Tây để du ngoạn cảnh sắc của rừng tràm Trà Sư, Tràm Chim, Làng Sen… Tuy nhiên, nếu về miền tây mùa này mà không thưởng thức những món đặc sản dưới đây thì có t