- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Dẻo thơm xôi ngũ sắc Hà Giang
Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng Công viên địa chất, đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày, trong các dịp lễ tết, hội hè… Xôi thường có 5 màu nên người ta gọi chung là “xôi ngũ sắc”.
Xôi ngũ sắc hính thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn với loại xôi khác.
Một món ăn đã làm nên bản sắc của đồng bào vùng cao, một món ăn mà chỉ nhắc đến tên thôi đã khiến người ta nhớ đến đại ngàn hùng vĩ…đó chính là đặc sản xôi ngũ sắc. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn xôi ngũ sắc đã trở thành một món ăn khó vắng mặt vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tộc người thiểu số trong năm.
Mỗi màu xôi đều mang ý nghĩa riêng, đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại xôi với nhiều màu khác nhau, nhưng xôi ngon và chuẩn phải nhắc đến món xôi của đồng bào thiểu số vùng cao. Xôi là đồ ăn được ưa chuộng tại miền cao bởi nó phù hợp với điều kiện và nét đặc trưng của tộc người thiểu số. Với môi trường làm việc xa nơi cư chú, người dân khó có thể quay về nhà dùng bữa, nên việc gói xôi đi ăn trưa là hợp lý nhất. Xôi có tính dẻo thơm, để lâu cũng không bị cứng, và xôi có thể ăn mà không cần đến những đồ ăn mặn như cơm gạo tẻ. Thêm một đặc tính nữa: xôi có tính chắc dạ, no lâu nên nguồn lương thực này sẽ đảm bảo cho sức khoẻ khi làm việc nương vất vả. Chính vậy, gạo nếp được trồng và sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người miền cao. Qua bàn tay khéo léo của người dân, món xôi được chế biến thành nhiều màu, với hình thức bắt mắt tạo thành một nét văn hoá ẩm thực độc đáo khó lẫn.
Màu của xôi là do gạo được ngâm với lá và củ cây rừng.
Xôi ngũ sắc Hà Giang thường gồm các màu: trắng, đỏ , xanh, tím, vàng. Không phải ngẫu nhiên mà người Tày lại chế biến món xôi thành những màu như thế này. Mỗi màu xôi lại truyền tải một ý nghĩa nhất định. Màu xôi là đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Màu vàng tượng trưng cho hành trung tâm tức thổ, với ý tôn thờ đất đai, cầu mong thổ nhưỡng luôn phì nhiêu, thuận lợi. Màu xanh tượng trừng cho mộc, cầu mong cây cối luôn tốt tươi, thóc đầy nương, ngô đầy bồ. Màu trắng tượng trưng cho kim, màu tím tượng trưng cho thuỷ. Tất cả hợp thành món xôi không chỉ đẹp mắt mà rất hoà hợp với âm dương, ngũ hành. Sự hoài hoà của âm dương, ngũ hành sẽ làm nên sự tốt tươi của mối quan hệ : Thiên – Địa – Nhân.
Món xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng.
Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Như màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau…
Sự khéo léo của đôi bàn tay của đồng bào nơi đây hợp thành món xôi không chỉ đẹp mắt mà rất hoà hợp với âm dương, ngũ hành.
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân.
Người xưa quan niệm ngày lễ, tết được ăn xôi năm màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành.
Nguồn: Quỳnh Thơ
Cháo ấu tẩu đắng bùi của người Hà Giang
Trong những buổi tối se lạnh đặc trưng của miền núi, ngồi ăn một bát cháo ấu tẩu thơm ngậy, đắng bùi sẽ làm bạn không thể quên.
Những món quà nổi tiếng từ các miền đất
Sau chuyến đi chơi xa, ai cũng muốn mua cho người thân những món quà dân dã mang đậm nét văn hóa từ mỗi miền đất như đào rừng Sa Pa, nem chua Thanh Hóa hay xoài cát Hòa Lộc.
Độc đáo cháo Ấu Tẩu Hà Giang
Hà Giang - vùng biên giới cực bắc của Tổ Quốc được biết đến với nhiều loại dược liệu quý. Trong đó củ ấu tẩu không chỉ dùng làm vị thuốc mà còn được người dân nơi đây chế biến thành một món ăn độc đáo: cháo ấu tẩu.
Những món đặc sản miền tây mùa nước nổi phải thưởng thức
Mùa nước nổi về, du khách từ khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài thích thú về miệt thứ miền Tây để du ngoạn cảnh sắc của rừng tràm Trà Sư, Tràm Chim, Làng Sen… Tuy nhiên, nếu về miền tây mùa này mà không thưởng thức những món đặc sản dưới đây thì có t
Cuộc sống trên rẻo cao Mù Cang Chải
Ở huyện vùng cao của Yên Bái, người lớn tranh thủ thu hoạch những thửa ruộng lúa chín, còn lũ trẻ vô tư chơi đùa bên mẹ đang cặm cụi thêu thùa.