- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Lễ hội tại núi lửa đang hoạt động ở Indonesia
Những người dân Indonesia bất chấp nguy hiểm đứng trong miệng núi lửa đang hoạt động Bromo để bắt lấy lễ vật gà, lợn, dê… còn sống.
Núi Bromo tại phía Đông Java, Indonesia là một trong những núi lửa đang hoạt động tại dãy Tengger. Đây là một trong những điểm đến để ngắm bình minh đẹp nhất trên thế giới. Núi Bromo khác biệt với những ngọn núi xung quanh khi được bao phủ bởi một màu xám tro của nham thạch, không có loại cỏ cây nào sống được.
Vòng tròn bao quanh Bromo được bảo vệ bởi một hàng rào khá đơn giản và sơ sài quá mức. Ở ngay miệng núi lửa, những cột khói trắng vẫn phun lên. Thi thoảng có một tiếng nổ từ bên trong lòng núi, mùi lưu huỳnh bốc lên nồng nặc. Một vài du khách bản địa mang hoa và đồ cúng để thả vào miệng núi lửa, bởi họ tin rằng đây là một ngọn núi thiêng.
Với các tín đồ của đạo Hindu, từng phát triển rực rỡ trong quá khứ ở Java trước khi bị đạo Hồi xâm lấn, Bromo có nghĩa là thần của các vị thần. Hằng năm nơi đây có tổ chức một lễ hội gọi là Yadnya Kasada do một ngôi đền đạo Hindu đứng ra tổ chức.
Vào ngày thứ 14 của lễ hội, người dân sẽ tụ tập tại đền Pura Luhur Poten để xin an lành từ các đấng tối cao. Sau đó, tất cả mọi người cùng đi lên miệng núi lửa Bromo. Những tín đồ mang theo rất nhiều đồ cúng tế, đó có thể là rau củ, hay thậm chí là bò, lợn, gà… còn sống để ném vào miệng núi lửa nhằm cúng thần linh. Nghe nói vào dịp lễ hội lớn nhất của đạo Hindu ở đây, những tín đồ mang rất nhiều đồ cúng, thậm chí là những chú bò, lợn, gà còn sống ném vào miệng núi để cúng thần linh.
Sau đó, nhiều người dân đã mạo hiểm trèo xuống miếng núi lửa trơn trượt, không có điểm tựa để chụp những đồ cúng. Mặc dù đây là hành động nguy hiểm, nhưng những người dân nơi đây cho rằng điều này sẽ mang lại sự may mắn cho họ.
Lễ hội này được bắt nguồn từ một truyền thuyết lâu đời của người dân Tenggerese. Đó là vợ chồng công chúa cuối cùng của vương quốc Majapahit từ thế kỷ 13 đã lên đỉnh núi Bromo để cầu xin thần núi giúp họ có con. Họ đã phải hứa hẹn là sẽ hy sinh đứa con út của mình vào trong miệng núi lửa. Cặp đôi này sau đó đã sinh ra được 25 người con và được xem là do thần núi Bromo ban tặng. Vì vậy, truyền thống của Yadnya Kasada đã ra đời từ sau truyền thuyết này.