- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Làng Cổ Đường Lâm đi như thế nào?
Một ngày cuối tuần bình yên và nhẹ nhàng, tạm rời xa trung tâm ồn ào để tìm về vùng ngoại ô Hà Nội yên bình thanh tĩnh – Làng cổ Đường Lâm. Một nét đẹp thật khác của miền quê Bắc Bộ Việt Nam, ở ngoại thành Hà Nội, nơi còn tồn tại những làng nghề truyền th
* Tham khảo thêm: làng cổ Đường Lâm có gì hay?
Một góc ảnh làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, cũng là quê hương của nhiều vị danh nhân xưa như Ngô Quyền, Bố cái Phùng Hưng…
1. Đi đến Đường Lâm như thế nào?
Ngôi làng nằm ngoại thành Hà Nội thuộc địa phận xã Sơn Tây, cách trung tâm thủ đô khoảng 50km, còn lưu giữ nét đẹp truyền thống.
Một sơ đồ hướng dẫn du khách đi đến làng cổ Đường Lâm
Xe buýt: Du khách ra bến xe Mỹ Đình sau đó bắt xe bus 71 đi Sơn Tây, sau đó đi taxi hay xe ôm để vào làng cổ Đường Lâm. Giá vé 14.000 đ/lượt.
Xe máy: Từ Hà Nội du khách đi theo quốc lộ 32 tiến về thị xã Sơn Tây tới ngã tư giao nhau với đường 21 rẽ vào cổng làng Đường Lâm phía bên trái đường. Thời gian đi mất khoảng 1h. Du khách lưu ý là khi tham quan cổng làng có thu vé khoảng 20.000 đ/người.
Ngoài ra, du khách cũng có thể đi cùng các đoàn du lịch để đến Đường Lâm trong các tour du lịch Hà Nội. Chi phí cho một tour như vậy khoảng 1 triệu đồng/ người.
2. Làng cổ Đường Lâm có những gì?
Không như những ngôi chùa nổi tiếng khác, chùa Mía không ồn ào, kẻ đến người đi, đông đúc. Ngay cả những ngày đầu năm mới, ngôi chùa vẫn yên tĩnh, không khói hương nghi ngút, tấp nập, thi thoảng lại văng vẳng tiếng chuông chùa ngân vang. Người viếng chùa không dám phá vỡ đi cái tĩnh mịch cổ kính của ngôi chùa thiêng.
Ở đây, nét cổ kính hiện lên từ cổng làng cho đến những ngôi nhà với mái ngói đỏ rêu phong, các bức tường cổ được xây bằng đá ong.
Đến thăm làng cổ Đường Lâm, du khách không thể bỏ qua những ngôi nhà cổ, là nơi sinh sống của biết bao thế hệ người dân nơi đây.
Những ngôi nhà ẩn mình phủ đầy rêu, mái ngói đỏ có tuổi đời vài thế kỷ. Không chỉ có giá trị về thời gian mà những căn nhà này còn chứa đựng bao phong tục cổ truyền của dân tộc, người Việt cổ.
Nhà cổ mới ngói đỏ, tường đá ong
Những căn nhà cổ tuy đã được trùng tu nhưng vẫn giữ được nét cổ kính mang dấu ấn thời gian. Hầu hết đều được xây bằng gỗ quý, chạm trổ long phụng đẹp mắt.
Trên mỗi cột thường có các câu đối bằng giữ nho mang nhiều ý nghĩa, có giá trị hàng trăm năm tuổi. Nhà được thiết kế theo gian, mỗi gian lại có quy định về cách bố trí khác nhau.
Quang cảnh bên ngoài một ngôi nhà cổ
Sau một vòng tham quan Làng cổ Đường Lâm, du khách có thể đến một số địa điểm khác ở đây như:
Chùa Mía ở làng cổ Đường Lâm là ngôi chùa nổi tiếng xứ Đoài, nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam được làm bằng đồng gỗ hoặc đất sét, chạm khắc công phu như hình tứ linh, hoa lá.
Trong chùa còn có tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa được xây dựng gần đây để thờ vòng xá lợi đức Phật và trấn giữ làng.
Chùa Mía
Một địa điểm khác mà theo kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội, du khách nhất định phải tham quan khi đến đây là đình làng Mông Phụ. Đình làng mang nét cổ kính, mang dấu ấn lịch sử của miền đồng bằng Bắc Bộ.
Đình làng Mông Phụ
Tọa lạc tại trung tâm thôn Mông Phụ xã Đường Lâm, Đình Mông Phụ đặc trưng cho lối kiến trúc cổ của người Việt xưa. Ngôi đình được xây từ năm 1553 thời vua Lê Thần Tông với tường hoa bao quanh và bốn cột trụ có khảm câu đối, các bức phù điêu đặc sắc, đậm nét hoài cổ.
Không chỉ là những căn nhà cổ với lịch sử lâu đời, làng cổ Đường Lâm còn là nơi thờ cúng của rất nhiều vị anh hùng của dân tộc, người có công với đất nước như Lăng Ngô Quyền; đền thờ Phùng Hưng (Bố cái đại vương); nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh…
Lăng Ngô Quyền
Là nơi thờ của vị vua lẫy lừng của dân tộc, di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Lăng có diện tích khá khiêm tốn, được xây dựng từ rất lâu và trải qua nhiều lần trùng tu. Hằng năm, ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền), người dân khắp nơi lại tề tựu về đây thắp hương tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc.
Khi đến thăm làng cổ Đường Lâm – một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội, du khách chắc chắn phải thử tương nếp Đường Lâm. Tương nếp là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người dân nơi đây.
Nghề làm tương nếp ở làng cổ Đường Lâm
Tương làng Mông Phụ nổi tiếng gần xa. Du khách có thể mua về làm quà biếu người thân và bạn bè. Những chum tương vàng óng từ loại gạo nếp hảo hạng hay nếp cái hoa vàng thơm ngon được ủ bởi những người thợ với nhiều năm kinh nghiệm.
Người dân ở đây vẫn giữ cách làm tương truyền thống: làm tay, sử dụng nước mưa để lưu giữ lại hương vị đặc trưng mà chỉ riêng tương Đường Lâm mới có.
Một vài kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội tới làng cổ Đường Lâm:
- Khi tham quan nhà cổ du khách nhớ lịch sự, chào hỏi những người trong gia đình, xin phép đàng hoàng, chủ nhà sẽ rất nhiệt tình đón tiếp du khách.
- Thuận tiện nhất khi tham quan là đi bằng xe đạp hoặc đi bộ để không phá vỡ không gian yên tĩnh ở đây.
- Hãy nhớ đi tham quan một cách văn minh, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với di tích lịch sử của dân tộc.
* Tìm hiểu thêm: Giới thiệu về du lịch Làng Cổ Đường Lâm ở Hà Nội
Với những thông tin trên, có lẽ Quý khách đã trả lời được câu hỏi “Làng cổ Đường Lâm đi như thế nào?” cho chuyến du lịch sắp tới của mình. Hãy tham khảo thật kỹ trước khi đi để có chuyến du lịch trọn vẹn nhé.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Kinh nghiệm đi làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm là tên gọi của làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa miếu v.v.. N
Làng cổ Đường Lâm có gì hay?
Đường Lâm là ngôi làng cổ hơn trăm năm tuổi vô cùng nổi tiếng mang trong mình nét cổ lão với những ngôi nhà mát ngói tường gạch cũ kĩ, những bức tường vây bằng đá tổ ong cùng nhiều di tích lịch sử độc đáo. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, làng cổ Đường Lâm có
Địa chỉ Làng Cổ Đường Lâm nằm ở đâu?
Hình ảnh cây đa, bến nước, mái đình từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Cho dù bôn ba, ngược xuôi chốn thị thành phồn hoa, náo nhiệt, đâu đó người ta vẫn muốn tìm về những làng quê thanh tịnh, dạo bước dưới những con đường sỏi đá mọ
Giới thiệu về du lịch Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội
Thủ Đô Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như Ba Vì, Thiên Sơn Suối Ngà, vườn quốc gia… Mỗi địa danh đều có những nét đẹp rất riêng và độc đáo. Nếu chọn du lịch theo tour du lịch Hà Nội, thường du khách sẽ được giới thiệu và hướng d
Hồn quê mộc mạc ở làng cổ Đường Lâm
Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng Đường Lâm hiện vẫn giữ được các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cây đa, giếng nước, sân đình và những ngôi nhà đá ong hàng trăm năm tuổi.