- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Giới thiệu về du lịch Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội
Nội dung
Thủ Đô Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như Ba Vì, Thiên Sơn Suối Ngà, vườn quốc gia… Mỗi địa danh đều có những nét đẹp rất riêng và độc đáo. Nếu chọn du lịch theo tour du lịch Hà Nội, thường du khách sẽ được giới thiệu và hướng d
Tham khảo: kinh nghiệm du lịch Thiên Sơn Suối Ngà tự túc
Quý khách đã bao giờ nghe những Giới thiệu về du lịch Làng cổ Đường Lâm hay chưa? Hãy theo chân Viet Fun Travel thử tìm hiểu về địa danh du lịch này nhé.
1. Làng cổ Đường Lâm là điểm du lịch như thế nào?
Trích từ những bài giới thiệu về làng cổ Đường Lâm, nơi đây là một địa danh du lịch nổi tiếng khi du lịch Hà Nội. Cách thủ đô khoảng 50km, ngôi làng này đã được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Di tích Lịch sự văn hóa Quốc Gia vào năm 2006.
Không chỉ nhận danh hiệu danh giá này mà ngôi làng cổ Đường Lâm còn được công nhận là ngôi làng cổ đẹp nhất ở Việt Nam với bao nhiêu kiến trúc độc đáo cũng như đặc trưng về văn hóa, nghệ thuật, không ngôi làng nào khác có được.
Làng cổ Đường Lâm với phong cảnh đẹp bình dị
2. Ở đâu khi đến làng cổ Đường Lâm?
Dù là “cổ” nhưng theo nhiều chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hà Nội, du khách không phải lo lắng về chuyện nghỉ ngơi khi đến miền đất này. Có khá nhiều loại hình nhà nghỉ ở khu vực này, từ nhà nghỉ, khách sạn đến Homestay được đánh giá chất lượng ổn so với giá phòng. Một số gợi ý khi đến nơi này:
- Nhà nghỉ Gia Bảo và nhà nghỉ Trường Tú: nằm đối diện cổng vào Làng Cổ. Ban đêm du khách có thể nghỉ ngơi ở những nơi này.
- Các homestay: sẽ thoải mái hơn so với nhà nghỉ. Các homestay này nằm bên trong làng cổ, thuận tiện cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc sống về đêm của những con người ở đây.
Ngoài ra, du khách cũng có thể vào ở các nhà cổ, nếu đi du lịch theo tour, đã được sắp xếp sẵn chỗ nghỉ ngơi mà không cần lo lắng nhiều.
Một góc của Đường Lâm homestay
3. Những đặc sản nào phải nếm thử khi đến thăm Làng cổ Đường Lâm?
Du lịch Làng cổ Đường Lâm, đặc sản nhất đến từ những món ăn dân dã, bình dị nhất. Đơn giản là thế nhưng hương vị lại độc đáo một vùng, không nơi nào có được. Nếu đã đến nơi này, hãy chắc chắn mình đã thử qua những món ăn truyền thống có giá trị lịch sử đến từ Làng cổ Đường Lâm.
- Món kẹo: ở đây không phải là loại kẹo dẻo hay kẹo ngọt thường thấy trong thành phố. Đến với Làng cổ đường Lâm, du khách sẽ được thưởng thức các loại kẹo truyền thống như kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo dồi… hương vị béo ngậy, thơm lừng khó quên.
Kẹo vừng Đường Lâm
- Bánh tẻ: một loại bánh được gói bên ngoài bằng lá chuối hoặc lá dong, bên trong là bột gạo tẻ với nhân thịt truyền thống (thịt vai heo, mộc nhĩ…), gói kỹ, luộc chín. Hương vị của chiếc bánh tẻ này đậm đà, nóng hổi.
Bánh tẻ đặc trưng của làng cổ
- Món chè kho: đây là món ăn khá đặc sắc của người làng Cổ, thường được nấu từ đậu xanh, đường. Khi nấu, người ta sẽ dùng đũa đảo đều đến khi nguyên liệu láng mịn. Chè kho dùng khi nguội, ăn với trà ấm, vừa ngọt lại vừa thơm dịu nhẹ, rất thoải mái.
Món chè kho thơm ngon khó cưỡng
- Món Tương quê: món tương từ lâu đã trở thành một món ăn truyền thống của người ở đường Lâm. Bí quyết gia truyền của những người ở đây đã tạo ra những hũ tương thơm ngon khó ở đâu sánh kịp.
Những hũ tương đậm đà truyền thống ở làng cổ Đường Lâm
4. Có gì đặc biệt ở làng cổ Đường Lâm?
Ngôi làng này được xếp trong danh sách những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội, Làng Cổ mang trong mình những nét đẹp lịch sử và cổ kính. Có một số địa điểm nổi tiếng đã làm nên chất thơ của làng mà du khách không thể bỏ qua nếu đã ghé đến đây:
- Làng Mông Phụ với chiếc cổng làng cổ kính, được xây dựng theo kiến trúc vòm và lớp đá ong rất cổ. Kiến trúc này đã được xây dựng từ khoảng năm 1833, đến nay đã tồn tại hơn 200 năm, tuy cổ nhưng bền chắc.
Chiếc cổng làng Mông Phụ cũ kỹ
- Nhà thờ Thám hoa Giang văn minh: địa điểm này cũng nằm trong những di tích nên đến tham quan của khu Làng cổ Đường Lâm này. Nhà thờ này được xây dựng để thờ phụng Thám hoa Giang Văn Minh – một người có tài có đức thời Tự Đức bấy giờ.
Đền thờ Thám hoa Giang Văn Minh đã có từ lâu đời
- Giếng cổ Đường Lâm: những ngôi làng luôn gắn liền với hình tượng cái giếng quê. Làng cổ cũng không hề ngoại lệ. Khi xưa, cái giếng cổ này đã mang lại cho dân làng nguồn nước mát, đến nay đã được người ở đây tu sửa bằng xi măng, khá cứng cáp và vững chắc.
Giếng cổ ở làng mang nét chân quê, giản dị
Và còn rất nhiều điểm tham quan thú vị khác ở ngôi làng Cổ này như các đền thờ, lăng tẩm… Với kiến trúc rất cổ xưa, tuy cũ kỹ nhưng những di tích này lại mang đến cho du khách những cảm giác rất đặc biệt khi tận mắt nhìn thấy. Mỗi nơi đều gắn liền với một giai thoại lịch sự hùng hồn của dân tộc Việt Nam.
Đặt Tour Hà Nội 1 ngày tham quan Làng đường Lâm tại: /chum-tour-du-lich-ha-noi-1-ngay.html
Bài Giới thiệu về du lịch Làng cổ đường Lâm trên hy vọng sẽ mang đến cho du khách những kiến thức cũng như kinh nghiệm khi du lịch tại địa điểm này. Quý khách hãy ghi chú ngay lại những nét đặc biệt của Làng cổ đường Lâm để không bỡ ngỡ khi đến nơi này nhé.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Hồn quê mộc mạc ở làng cổ Đường Lâm
Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng Đường Lâm hiện vẫn giữ được các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cây đa, giếng nước, sân đình và những ngôi nhà đá ong hàng trăm năm tuổi.
Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm - nơi được mệnh danh là bảo tàng của lối sống nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người dân miền Bắc. Đường Lâm cách Hà Nội không xa, độ chừng 50km xuôi theo Quốc Lộ 32 đi Sơn Tây. Dịp cuối tuần, rời xa Hà Nộ