- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ký ức xưa trong những chợ phiên Hà Nội
Chợ bày bán đủ thứ đồ xưa cũ tưởng như đã trôi vào dĩ vãng với tuổi đời có khi đến hàng trăm năm. Mỗi đồ vật được bày bán ở chợ giống như một mảnh ghép ký ức nhỏ về một thời Hà Nội đã qua.
Chợ họp vào sáng thứ bảy hàng tuần từ 8 giờ sáng, nằm gọn trong khuôn viên 500 m2 ở số 456 Hoàng Hoa Thám.
Mỗi phiên có khoảng 30 bàn bán hàng, với đa dạng các sản phẩm như bình bi đông đựng nước cũ mèm, đồng hồ quả lắc, quạt con cóc, ấm chén, cơi đựng trầu, búa, đồ gốm sứ, những tờ tiền cổ, những bức ảnh cũ, cái bát sứt, đèn dầu Hoa Kỳ, đồng hồ họa mi, đèn pha lê...
Không chỉ là nơi mua bán, anh Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên đồ xưa còn tổ chức đấu giá mỗi phiên để lấy tiền làm từ thiện. Sản phẩm đấu giá là những món đồ xưa cũ được các cửa hàng tặng hoặc chính là món đồ mà “chủ chợ” đã sưu tầm.
Nhiều vị khách nước ngoài cũng đến đây mua hàng.
Những chiếc đèn dầu cổ và mới được bày bán ở chợ.
Cái hay của phiên chợ là không quá quan trọng chuyện bán mua.
Đúng với tên gọi, các mặt hàng đồ xưa ở đây đều như đã bị bỏ quên từ quá lâu, nay được đem ra bán.
Ở chợ có nhiều nhà sưu tầm và nghiên cứu tem và tiền cổ đến giao lưu. Những món đồ xưa này thường phải tìm đúng chủ của nó, giống như có một mối duyên nợ.
Những vật chứng chiến tranh còn sót lại.
Đồ vật được bày bán ở chợ là một câu chuyện về ký ức, những năm tháng đã qua.
Matrioshka (búp bê Nga) món đồ chơi gợi nhiều ký ức đẹp với những người đã từng sống học tập và làm việc ở Liên Xô cũ.
Những món đồ xưa tưởng như đã trôi vào dĩ vãng như chiếc bàn là than hiệu con gà này.
Những chiếc bát cổ nhân chứng của một thời phong kiến xưa. Anh Kiều Quốc Khánh cho biết thêm, phiên chợ được mở ra như một buổi offline của một diễn đàn những người đam mê đồ cổ để thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ, đồng thời cũng giúp mọi người hiểu thêm về lịch sử những năm tháng trước kia.
Kiến trúc ấn tượng của Dinh Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh
Được sáng tạo bởi bàn tay và ý tưởng của người Việt, Dinh Thống Nhất đã trở thành một trong những biểu tượng của TP HCM và là điểm đến yêu thích của nhiều du khách mỗi khi đặt chân đến thành phố này.
Cuối năm đi chùa lễ tạ
Những ngày tháng Chạp, đền Bảo Hà (Lào Cai), phủ Tây Hồ (Hà Nội) và đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) rộn ràng du khách thập phương.
Chuyện chưa kể về con đường hạnh phúc ở Hà Giang
Con đường hạnh phúc là tên gọi của con đường huyền thoại trên vùng đất Hà Giang. Có bao câu chuyện đằng sau con đường Hạnh Phúc ấy mà chúng ta chưa hề biết. Vậy đằng sau con đường mang tên Hạnh Phúc ấy ẩn chữa những điều gì, cùng đến với Hà Giang để khám
Người Chăm Bani trong lễ hội Ramawan
Nếu lễ hội Kate được xem là lễ hội lớn nhất của cộng đồng Chăm Ba-la-môn, thì lễ hội Ramawan là lễ hội lớn nhất của cộng đồng Chăm Bani. Năm nay lễ hội diễn ra từ ngày 26 đến 28/6.
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn
Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo như Nhà thờ đức bà hay Dinh Thống Nhất, Sài Gòn còn có những ngôi chợ lâu đời và cũng được xem như những biểu tượng của thành phố này.