- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chuyện chưa kể về con đường hạnh phúc ở Hà Giang
Con đường hạnh phúc là tên gọi của con đường huyền thoại trên vùng đất Hà Giang. Có bao câu chuyện đằng sau con đường Hạnh Phúc ấy mà chúng ta chưa hề biết. Vậy đằng sau con đường mang tên Hạnh Phúc ấy ẩn chữa những điều gì, cùng đến với Hà Giang để khám
Đằng sau con đường mang tên hạnh phúc là bao câu chuyện dở dang vẫn chưa được kể hết. Con đường hạnh phúc được mở theo tuyến Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Vạc nhằm cho ô tô, xe máy dễ dàng di chuyển qua những địa điểm này và để người dân nơi đây tìm cách thoát khỏi đói nghèo.
Con đườn Hạnh Phúc là tuyến đường nối Hà Giang- Đồng Văn- Mèo Lạc
Con đường hạnh phúc bắt đầu khởi công ngày 10/9/1959 có chiều dài khoảng 200km chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đỉnh Mã Phí Lèng rồi đến Mèo Vạc. Sau một thời gian dài khởi công tuyến đường này cũng hoàn thành , chúng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 10/3/1965. Sau gần 8 năm thi hành làm đường, trải qua bao khó khăn vì đường làm trên khu vực cao nguyên cao, đất dễ nở nên phải được làm cẩn thận, tỉ mỉ nhất thì con đường hạnh phúc cũng hoàn thành trong niềm vui của cán bộ, thanh niên và người dân nơi đây.
Hơn 8 năm khởi công xây dựng con đường Hạnh Phúc khang trang thuận tiện cho giao thông đi lại.
Sao bao nhiêu năm giải phóng, trên vùng cao nguyên đá vẫn chưa có một con đường giao thông thuận tiện nào, trung ương quyết định mở đường và thu nạp hằng trăm thanh niên của dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…..Thanh niên tập hợp lại đông đảo với mong muốn mang sức trẻ của mình góp sức xây dựng quê hương, giúp người dân có đường đi thuận lợi để thoát khỏi đói nghèo.
Bao quanh đường Hạnh Phúc là núi đồi cao hiểm trở
Đường Hạnh phúc- vì sao lại được đặt tên như vậy? Bởi con đường này gắn liền với bao công sức của thanh niên. Họ đã hi sinh sức trẻ, bỏ bao mồ hôi thậm chí là xương máu để hoàn thành tuyến đường này. Trên con đường này còn có sự hi sinh , đổ máu của bao nhiêu người. Ngày ấy, thanh niên nhiệt tình, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động giúp ích cho đồng bào. Khi chiến dịch mở đường hạnh phúc được phát ra, hàng trăm thanh niên đã cùng nhau lên đường, xung phong đi mở đường.
Con đường hiểm trở đã lấy đi bao mồ hôi, máu và sự hi sinh của nhiều công nhân
Lúc bấy giờ, dụng cụ làm việc còn rất thô sơ, họ chỉ có trong tay những chiếc búa, xè beeng để làm việc. Người cậy đá, người đục, người khuôn vác rất vất vả ( không giống ngày nay tất cả đều được làm bằng máy). Đất nước khó khăn, họ phải làm việc thủ công vất vả đã đành, mà đến ăn uống, ngủ nghỉ cũng thiếu thôn. Một ngày công của họ chỉ được cấp khoảng 1kg gạo, rồi chia ra một ít để mua rau và thức ăn, còn lại thì thổi cơm. Trợ cấp chỉ có vậy thôi, thiếu thốn nhưng mọi người vẫn vui vẻ vì dù có đói nhưng trong họ có niềm tin có tình yêu và sự đoàn kết. Không chỉ ăn, thậm chí là chỗ ngủ cũng “tệ” hơn nhiều vì những thanh niên đi mở đường phải dựng bạt ven núi để ngủ tạm qua đêm, không kể tới gió lạnh trên núi, côn trùng đốt mà thậm chí đêm đến có đá từ trên núi rơi xuống rất nguy hiểm nhưng họ vẫn sống vậy sau bao năm.
Con đường Hạnh Phúc hiểm trở kéo dài quanh co dọc theo sườn đồi núi
Ăn ở thiếu thốn nhưng mỗi ngày đoàn thanh niên vẫn làm việc hăng say. Thậm chí họ treo mình lên nóc nhà Mã Pí Lèng của vùng cao nguyên đá hơn 11 tháng để làm đường qua dốc, có người đục lỗ tròng khoan vào đá suốt 8 giờ đồng hồ được 4,7 m hay treo mình trên những vách đá cao vừa đục khoét đá khoan phá đá để mở từng centimet đường, hoàn thành 10km đường qua dốc Mèo Vạt.
Đứng sững sừng trên những dốc núi cao
Nhiều người đã không khỏi xúc động khi kể lại những ngày tháng tham gia mở đường Hạnh Phúc, nó giống như một chiến tích lịch sử mà họ đã bỏ công sức ra giúp người dân. Chính sự hi sinh góp sức của họ mà giờ đây vùng cao nguyên đá đã ngày càng phát triển hơn. Nhờ con đường hạnh phúc mà người dân đi lại dễ dàng để giao thương với nhau, với các vùng khác; khách du lịch đến đây khám phá ngày càng nhiều hơn và đặc biệt xe của các doanh nghiệp, nhà đầu tư lên vùng đất này ngày một nhiều để thăm dò, đầu tư khai thác phát triển những tiềm năng mà Hà Giang có để thúc đẩy kinh tế của vùng.
Hình ảnh những đứa trẻ tấp lập đi học trên con đường hạnh phúc
Những ai đã từng tới Hà Giang thì có lẽ mọi người đều đi qua con đường Hạnh phúc này. Mỗi năm hàng trăm lượt khách du lịch tới đây tấp nập theo con đường Hạnh phúc để tới cao nguyên đá. Nếu bạn đang tò mò về chúng thì hãy đến với Hà Giang để khám phá cung đường Hạnh phúc này nhé.
Khi tới Hà Giang bạn nên quan tâm:
- Các điểm đến hấp dẫn tại Hà Giang
- Khách sạn tại Hà Giang
Người Chăm Bani trong lễ hội Ramawan
Nếu lễ hội Kate được xem là lễ hội lớn nhất của cộng đồng Chăm Ba-la-môn, thì lễ hội Ramawan là lễ hội lớn nhất của cộng đồng Chăm Bani. Năm nay lễ hội diễn ra từ ngày 26 đến 28/6.
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Sài Gòn
Ngoài những công trình kiến trúc độc đáo như Nhà thờ đức bà hay Dinh Thống Nhất, Sài Gòn còn có những ngôi chợ lâu đời và cũng được xem như những biểu tượng của thành phố này.
Vẻ đẹp thanh bình của miền sông nước An Giang
Tạm gác những bộn bề để tìm về An Giang, ngồi thưởng thức tô bún cá, hòa mình vào lễ hội đặc sắc của người Khmer hay ngắm phong cảnh hữu tình.
Ký ức Đà Lạt với món "pizza Việt Nam"
Bánh tráng nướng là món ăn đường phố thơm ngon hấp dẫn, rất đặc trưng của TP.Đà Lạt, còn được gọi là "Pizza Việt Nam". Nhưng đặc sắc hơn pizza rất nhiều, thu hút đông đảo các bạn trẻ và khách du lịch. Sẽ rất “thiếu sót” nếu như du khách đến với
Rêu phong thành cổ Sơn Tây
Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc trên tường và cổng tạo nét rêu phong, cổ kính cho thành cổ Sơn Tây ở ngoại thành Hà Nội.