- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Kinh nghiệm leo núi Ngọc Linh
Bạn có thể leo Ngọc Linh theo 2 hướng: hướng đầu tiên là từ làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum như đoàn mình; hướng thứ 2 là từ phía huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Địa điểm
Núi Ngọc Linh cao 2598m (đoàn mình đo là 2599m) quanh năm mây mù bao phủ, nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Theo quan sát của mình thì rừng trên Ngọc Linh là rừng lá rộng với thảm thực vật vô cùng phong phú và nguyên sinh. Nơi đây khí hậu núi cao đặc trưng với độ ẩm cao, nhiều mưa. Về độ khó khi leo, ở miền Trung Tây Nguyên và dĩ nhiên là cả miền Nam, Ngọc Linh là khó nhất. Ngọn núi này không có nhiều đoàn leo đến được, so với Fansipan cung Trạm Tôn thì Ngọc Linh khó leo hơn nhiều.
Tại đây thường hay có mây mù và mưa vào buổi chiều, gây khó khăn cho các đoàn leo núi. Thêm vào đó, vắt nhiều vô kể. Về địa hình, Ngọc Linh ko có chỗ rộng rãi để hạ trại như Fansipan, bạn có thể dừng ở hốc đá cạnh suối như đoàn mình hoặc lên đỉnh phụ ở độ cao 2500m, rộng rãi hơn để cắm trại, Địa hình để leo từ Long Năng lên đỉnh khá đa dạng: Từ ruộng bậc thang lên đến bìa rừng, rừng thưa, rừng rậm, rừng hoa đỗ quyên với độ dốc lớn và rất nhiều đoạn dốc. Ngọc Linh có nhiều suối, khe nước sạch nên không phải lo việc thiếu nước. Nếu kĩ năng đi rừng bạn tốt, hoàn toàn có thể kiếm thực phẩm.
Phương tiện di chuyển
Hiện tại, các chuyến xe từ Hà Nội, tp. HCM về Gia Lai, Kon Tum vô cùng nhiều, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đặt vé.
Gợi ý:
- Xe Thuận Tiến đi từ Sài Gòn về Gia Lai. SĐT: 0903547576.
- Xe Việt Tân Phát từ Sài Gòn đi Gia Lai, Kon Tum, Ngọc Hồi. SĐT: 0835119999.
Vì Kon Tum, Gia Lai hiếm chỗ cho thuê xe nên mình nghĩ chuẩn bị xe máy thì tốt hơn. Đường từ Đăk Glei vào xã Ngọc Linh rất dốc và khó, đi xe máy của chính bạn sẽ tốt hơn.
Chuẩn bị cho hành trình
- Thứ nhất: Muốn leo núi Ngọc Linh cần có chữ kí, dấu đỏ của UBND xã Ngọc Linh, trạm kiểm lâm xã Ngọc Linh là tối thiểu, có thể xin ở huyện, tỉnh. Giấy phép xin không khó, chỉ cần đến trình bày với Chủ tịch xã vào giờ hành chính là có thể xin được giấy phép.
- Thứ 2: Cần có người dẫn đường kiêm porter. Bạn có thể ngủ lại một đêm, để đồ đạc, xe cộ không cần thiết tại nhà porter. Người có kinh nghiệm nhất ở Long Năng là A Mát, số điện thoại: 0169.825.8971. Anh rất hiền lành, thật thà và chịu khó.
- Thứ 3 là trang bị cho đoàn: Các bạn phải tự chuẩn bị tất cả, bao gồm:
+ Lương thực cho 2 ngày trên núi: Tùy khẩu vị mỗi người, mỗi đoàn, lương thực có thể mua ở chợ KonTum, Ngọc Hồi hay Đăk Glei. Kinh nghiệm của đoàn mình là có thể mua gạo nấu cơm, cháo, mang theo mì tôm, trứng luộc, lương khô, bánh mì, thịt hộp, bánh chưng, xúc xích, dưa leo, trái cây... đủ cho mỗi người + porter. Nên mua thêm con gà để lên núi nướng ăn hoặc nấu cháo. Mỗi người cũng nên mua ít kẹo ngọt, socola để có năng lượng. Trên núi không khí loãng nên rất nhanh mệt, nhất là đối với các bạn sống ở đồng bằng.
+ Nước: Không cần nhiều, mỗi người chỉ cần 1,5l nước chuẩn bị dưới núi là có thể dùng đến lúc lấy được nước suối. Cũng có thể chuẩn bị thêm sữa, bò húc, C sủi, chanh, đường…
+ Lều trại, túi ngủ cách nhiệt, bạt (để trải hoặc giăng lên che mưa) vì trên núi rất lạnh nên chọn loại giữ nhiệt tốt.
+ Xịt chống vắt, thuốc men, bông băng thuốc đỏ, dao, GPS, la bàn,chén đũa dùng 1 lần, bếp cồn, cồn, nồi nhỏ, gia vị mắm muối, khăn ướt, khăn khô, giấy khô...
+ Về đồ dùng cá nhân có:
Giầy leo núi + xà cạp bó chân (như hình) hoặc tất chống vắt. Giày leo núi rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ chân, chống trơn trượt. Nếu kinh phí eo hẹp có thể mua giày bộ đội như mình (80.000đ). Ưu điểm: Giá rẻ, độ bám cao, chống trơn, chống vắt tốt, bền, không đau chân. Nhược điểm: dính đất vào thì hơi nặng, bị thấm nước. Mình thấy đa phần đều chọn loại giày này. Một em trong đoàn mình có đôi giày leo núi xịn 800.000đ nhưng vẫn đi giày bộ đội.
Áo mưa, găng tay, mũ tai bèo, quần áo co giãn tốt và mau khô, áo khoác chống nước giữ nhiệt tốt, khăn rằn (nhiều tác dụng, một trong số đó là lau mặt, lau người, bịt tai chống vắt…) gậy trek (có thể chặt trên đường đi) balo leo núi, còi cứu hộ, đồ ăn vặt theo sở thích cá nhân, thiết bị chống nước cho balo, máy ảnh, điện thoại.. quan trọng nhất là sức khỏe và sự kiên trì.
Chúc các bạn có những chuyến leo núi vui vẻ!
Vũ Quốc Kỳ
- Chinh phục Ngọc Linh - nóc nhà Tây Nguyên