- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khô nhái, món ngon vùng Bảy Núi
Có dịp về vùng Bảy Núi (An Giang), du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon vật lạ như khô rắn, cháo tắc kè, ếch đồng nướng muối ớt, nước thốt nốt tươi… Gần đây lại có thêm món khô nhái vừa thơm ngon vừa lạ miệng khiến ai ăn xong cũng hào hứng mua về l
Khô nhái chiên giòn - món ngon độc đáo vùng Bảy Núi - Ảnh: Hoài Vũ
Khô nhái là một loại khô được chế biến từ con nhái cơm bắt ngoài thiên nhiên. Đây là một loài động vật hoang dã thường sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc dưới chân núi, nhiều nhất là mùa mưa.
Nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”.
Anh Lê Thanh Dũng, một người chuyên săn nhái, cho biết khô nhái xuất phát đầu tiên từ nước bạn Campuchia đưa sang. Sau đó đến lượt bà con vùng Bảy Núi. Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu khô nhái miệt này trở thành món ngon nổi tiếng.
Hiện nay, tại ấp Vĩnh Hạ, xã Vịnh Trung, huyện Tịnh Biên có khoảng 50 người sống bằng nghề soi nhái để cung cấp nhái thịt cho 5 cơ sở sản xuất khô. Chị Trần Thị Mai Xuân phấn khởi cho biết vào mùa mưa mỗi ngày gia đình chị làm được 15kg khô. Còn mùa nắng chỉ khoảng 4-5kg, không đủ hàng để giao.
Anh Võ Văn Liền, một trong những người khởi xướng nghề soi nhái và nghề làm khô, cho biết nhái có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Khi trời vừa nhá nhem, chúng cất lên bản hợp xướng rền đồng, người soi tha hồ mà chụp bắt.
Bà con nông dân ở vùng Bảy Núi vì thiếu đất canh tác nên phải làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, trong đó có nghề soi nhái, một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao, bình quân một người siêng năng chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm trên dưới 150.000 đồng.
Soi nhái lúc nửa đêm. Nhái soi đầy vợt, mở nắp cho vào giỏ - Ảnh: Hoài Vũ
Thịt nhái được tẩm ướp kỹ và đem phơi - Ảnh: Hoài Vũ
Ngày nào cũng như ngày nào, sau buổi cơm chiều, tất cả những người soi nhái đều xách đồ nghề ra đồng soi từ tối cho đến 9-10g đêm mới về. Dụng cụ soi gồm một bóng đèn bình gắn nơi trán để ánh sáng luôn chiếu về phía trước, một cây vợt và giỏ đựng nhái.
Trong đêm tối hun hút, người soi phải thật nhanh tay, lẹ mắt, thường xuyên căng mắt, theo dõi cử động của từng con trước khi chụp. Khi nào đầy vợt người ta mới mở miệng túi cho nhái vào giỏ và cứ thế tiếp tục lần mò từ ruộng này qua ruộng khác, có khi phải lội qua các xã ấp vùng sâu, vùng xa.
Nhái soi xong mang về phân loại lớn nhỏ, con lớn nhất mang ra chợ bán nhái thịt. Loại nhỏ bán cho người mua cắm câu hoặc làm mồi nuôi rắn hổ hèo. Số còn lại lột da, móc ruột phơi khô. Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá khô hiện thời 450.000 đồng/kg.
Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít món khô nào qua mặt được. Chị Mai Xuân, một người chuyên sản xuất khô nhái ở xã Vĩnh Trung, cho biết muốn cho khô đạt chất lượng cao chị phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi phơi.
Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng.
Nguồn: tuoitre.vn
Chả trứng mực - món ngon xứ biển
“Câu mực tuy cực mà vui/ Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài”. Trứng mực có gì quyến rũ các ngư dân, đến đỗi vần thơ lục bát hiên ngang tồn tại nơi vùng quê U Minh (Cà Mau) mà trẻ em thường truyền miệng?
Về miền Tây câu tôm càng xanh rim trứng vịt muối
Trong cái nắng hè oi ả, về miền Tây thật thú khi được thưởng thức món tôm càng rim trứng vịt muối cùng tô canh chua rau nhút nấu tôm thơm lừng đầy hấp dẫn.
Chiều ở biển Tam Hải
Một chiều hè nắng đẹp trên Bãi Nồm bên ghềnh đá Bàn Than, xã Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam). Những tia nắng cuối ngày xuyên qua hàng dừa xanh chiếu xuống bãi cát gợn sóng thoải dài bởi con nước ròng.
Lẩu riêu cua đồng miệt đồng
Không còn mộc mạc quê mùa, các món ăn làm từ cua đồng giờ đã đường hoàng đi vào nhà hàng, quán ăn, góp phần làm phong phú danh mục ẩm thực. Đáng kể trong đó là món lẩu riêu cua đồng miệt đồng.
“Sát thủ” cây xanh trở thành món ăn đệ nhất miền Tây
Từ lâu, các con đuông sống trên cây dừa, chà là… được người dân bắt, chế biến thành các món ăn và được thiên hạ “xưng tụng” là món ăn đệ nhất miền Tây. Tuy nhiên, nhiều người thấy thân hình loài này đã phát nôn, nói chi đến việc “ăn tươi, nuốt sống”.