- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Khám phá những nghề cổ nước Việt
Đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, bên cạnh việc được biết thêm về đời sống, phong tục, tập quán... của 54 dân tộc Việt, du khách còn có cơ hội được tìm hiểu những nghề cổ mà tiền nhân đi trước đã truyền lại.
Nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là điểm dừng chân thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Những di sản mà bảo tàng còn lưu giữ được còn giúp thế hệ sau biết rõ hơn về các nghề cổ của dân tộc.
Nghề sơn
Theo nghiên cứu nghề sơn ở Việt Nam có từ khoảng thế kỷ IV trước Công nguyên và rất phát triển vào các thế kỷ XVIII - XIX. Quy trình sơn gồm nhiều bước như làm nhẵn bề mặt, phủ sơn sống trộn mùn cưa và đất sét, sơn lót, tạo màu và làm bóng cho đồ vật.
Nguyên liệu được lấy từ cây sơn trồng hoặc mọc hoang đem về đựng trong những chiếc thùng được gọi là nhựa sơn hoặc sơn sống, khi để lắng sẽ cho nhiều lớp với chất lượng và công dụng khác nhau.
Một dụng cụ để làm nghề sơn gọi là "Mỏ vầy đánh sơn". Sơn sống sau khi đem chế biến thành hợp chất có màu gọi là sơn chín, dùng để sơn, có tác dụng trang trí và tăng độ bền cho đồ vật. Đồ vật được sơn phổ biến là cốt gỗ, tre, song, mây và đất sét….
Nghề chạm khắc gỗ
Đây là một trong những nghề truyền thống có từ rất lâu đời của người Việt. Bằng những dụng cụ như cái đục, cái bào, cái chàng tách... người thợ tạo ra những sản phẩm sinh hoạt hàng ngày hoặc những vật tinh xảo như hoành phi, câu đối, án thư, sập gụ, tủ chè.
Các chủ đề chạm khắc mà người thợ thường thể hiện là: Nghiên - bút, cung - kiếm, mai - lan - trúc - cúc, cuốn thư, hổ phù, tích tuồng cổ. Có khi là những cảnh sinh hoạt đời thường như mẹ gánh con, tắm hồ sen hay các trò chơi dân gian. Trong ảnh là sản phẩm "Thuyền rồng" bằng gỗ trắc được chạm khắc rất tinh xảo bởi một nghệ nhân người Thừa Thiên - Huế làm năm 1923.
Nghề đúc đồng
Đây là nghề đã có hàng ngàn năm lịch sử của người Việt, từ nên văn hóa Đông Sơn nổi tiếng lan tỏa khắp Đông Nam Á mà kiệt tác tiêu biểu là trống đồng, bên cạnh các loại hiện vật khác cũng đúc bằng đồng như: thạp, mũi tên, lưỡi rìu, lưỡi dao, lưỡi cày... Vào thời Lý (thế kỷ thứ XI - XIII), nghề đúc đồng phát triển gắn liền với sự mở mang của đạo Phật.
Lò nấu đồng thường đắp bằng đất và gạch, có cửa thông gió và cửa nạp nhiên liệu. Mỗi nồi có thể sử dụng từ 10 - 12 lần nhưng mỗi khuôn chỉ dùng để đúc một lần. Đồng và các kim loại khác như chì, thiếc, kẽm, pha trộn theo tỉ lệ nhất định tùy đồ vật sẽ đúc, được nầu chảy rồi rót vào khuôn đã tạo hình từ trước. Các làng có những lò đúc đồng thủ công nổi tiếng khắp cả nước phải kể đến: Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh), Trà Đông (Thanh Hóa), Phường Đúc (Huế).
Nghề làm gốm
Tổ tiên người Việt biết làm đồ gốm từ rất sớm. Nghề gồm thường tập trung ở các làng nghề truyền thống, mỗi làng lại có nét riêng về kỹ thuật và mỹ thuật. Các làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc), gốm Thổ Hà (Bắc Giang) được nung với nhiệt độ cao, sản phẩm chín già thành sành và có tráng men. Các lò gốm ở Bát Tràng (Hà Nội) và Biên Hòa (Đồng Nai) thiên về sản xuất gốm mỹ nghệ.
Nguyên liệu để làm gốm là đất sét, được khai thác chủ yếu ở các miền châu thổ. Người thợ gốm dùng kéo và rây bột đất làm men và dùng kỹ thuật nặn tạo hình sản phẩm trên bàn xoay trước khi cho vào lò nung. Các sản phẩm gốm chủ yếu là đồ gia dụng (các loại bát, vò, chum, vại...), tiếp đến là các đồ thờ cúng, đồ mỹ nghệ và gốm trang trí.
Nghề làm tranh
Làng Đông Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) nổi tiếng về nghề làm tranh dân gian để dùng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Tranh được in từ ván khắc lên giấy dó có phủ bột sò điệp; đề tài của những bức tranh dân gian được lấy từ cuộc sống thôn dã như lợn, gà trống, gà mái và đàn con, thầy đồ cóc, đám cưới chuột, tố nữ, hứng dừa, đánh ghen...
Để tạo thành ván in, người thợ in nét từ mẫu tranh trên ván khắc đã có ra giấy bản, rồi dán bản sao đó lên mặt tấm ván, theo đó mà khắc nét bằng các loại đục tinh xảo gọi là ve. Tùy từng loại ván in mà sử dụng các loại gỗ khác nhau.
Các màu để in đều chế từ chất liệu tự nhiên: màu đỏ từ đá son; màu vàng từ hoa hèo; mà xanh từ lá chàm; màu đen từ than lá tre; màu trắng làm từ bột vỏ sò. Chổi để quét màu lên ván in được làm bằng lá thông.
Nguồn: vnexpress.net
Kon Tum nên thơ qua những địa danh lịch sử
Nhà thờ gỗ, bảo tàng văn hóa, ngục Kon Tum hay ngã ba Đông Dương... là những điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá mảnh đất thơ mộng vùng Tây Nguyên.
“Khẩn hoang” cùng cá lóc nướng trui
Trong phần lớn các cuộc cúng kiếng của dân miền Tây thường không thể thiếu là cá lóc nướng trui.
Vẻ đẹp làng quê bắc bộ ở Ứng Hòa
Nằm bên dòng sông Đáy, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều nét cổ kính và quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, sân đình...
Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm
Là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.
Bò phá lấu trong hẻm nhỏ Sài Gòn hút khách giữa trưa nắng
Quán nhỏ trong hẻm chợ 200 (quận 4) được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức trong những ngày nắng nóng Sài Gòn.