- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hành trình khám phá đặc sản Sa Pa
Nội dung
Sa Pa không chỉ thu hút khách du lịch khắp mọi miền tổ quốc với cảnh quan tuyệt đẹp, ẩm thực thú vị mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người bằng những đặc sản độc đáo, làm nên tên tuổi cho mảnh đất này.
Thổ Cẩm – Nét văn hoá lưu truyền
Nhắc đến Sa Pa thì không ai có thể quên nhắc đến mặt hàng thổ cẩm – đặc sản Sa Pa được tạo ra từ những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những cô gái bản địa, góp phần tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho các thiếu nữ đồng bào Mông, Dao rạng rỡ mỗi khi tham gia chợ phiên.
Hàng thổ cẩm (Ảnh sưu tầm) |
Du khách có thể bắt gặp hình ảnh người phụ nữ ngày đêm miệt mài bên đường kim mũi chỉ, thêu dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn, màu sắc đặc trưng cho thiên nhiên, núi rừng vùng cao.
Nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng hơn cả tại Sa Pa là xã Tả Phìn, tại đây nghề thổ cẩm được lưu truyền từ đời cha ông xa xưa cho đến ngày nay, mỗi người phụ nữ ở Tả Phìn đều biết dệt thổ cẩm và họ coi nó là công việc thường ngày trong cuộc sống, vừa để gìn giữ nét văn hoá dân tộc vừa để có thêm thu nhập.
Khi du khách đến địa điểm du lịch Sa Pa thường ghé thăm và mua mặt hàng thổ cẩm đặc sản Sa Pa làm quà để về tặng cho người thân, bạn bè ở nhà, chính vì thế thổ cẩm càng được phát triển đa dạng, phong phú về hoa văn, màu sắc hơn. Nhiều chủng loại đồ thổ cẩm được người dân cho ra đời gần gũi với người dân ở đồng bằng hơn như: ba lô, khăn tay, quần áo, vỏ gối, túi khoác, mũ…
Theo đúng quy trình từ xưa để lại, để tạo nên một món đồ thổ cẩm thì nguyên liệu rất đơn giản, chủ yếu là những gì có sẵn trong tự nhiên, núi rừng như sợi bông, sợi lanh,…Còn để có màu sắc thì dùng đến củ nâu, củ nghệ, lá trầu, củ chàm…
Cô gái bán hàng duyên dáng (Ảnh sưu tầm) |
Ngoài ra, những người phụ nữ sẽ lên rẫy, vào rừng kiếm cây đem về phơi nắng cho khô, tách lấy vỏ rồi qua công đoạn cho vào cối đá giã sao cho chỉ còn lại những con sợi rồi luộc nhiều lần trong nước và một lần nước từ sáp loài ong rừng cho trắng và mềm mại.
Lúc này công đoạn cho ra đời một tấm vải thổ cẩm mới chính thức bắt đầu những con sợi được cho vào khung cửi đai lưng để dệt thành vải thổ cẩm đúng chất thương hiệu của người dân vùng cao, công đoạn cuối cùng yêu cầu độ bền bỉ và tỉ mẩn rất cao tấm vải được giặt và là bằng tảng đá mỏng quết sáp ong trượt lên trượt xuống nhằm giúp cho tấm vải có độ phẳng, tạo thành một đặc sản Sa Pa.
Thuốc nam – Thảo dược trân quý vùng cao
Một món quà vô cùng ý nghĩa của Sa Pa dành cho sức khoẻ của du khách đó chính là các vị thuốc nam mà tạo hoá ban tặng cho vùng đất này.
Thuốc nam được người dân đồng bào bản địa đóng thành từng thang, từng gói giấy buộc dây chéo nhau, bán trong những kì chợ phiên họp cuối tuần hay những cửa hiệu thuốc tại trung tâm địa điểm du lịch Sa Pa. Có nhiều bài thuốc nam rất hữu ích và đem lại công hiệu cao của người dân tộc để du khách lựa chọn.
Thuốc nam nhiều loại (Ảnh sưu tầm) |
Với lợi thế về đất đai, khí hậu rất nhiều loại cây trong y học phương đông đều sinh trưởng và phát triển tại Sa Pa như: nấm linh chi trắng và đen, cam thảo, nhân sâm, tam thất, đương quy, đỗ trọng, lá cây sơn trà… đều là những loại mang lại chất bổ dưỡng cho cơ thể con người ngăn ngừa một số bệnh tật về tim mạch, khí huyết, ngoài ra còn có mật ong rừng cũng là một vị thuốc rất tốt cho người bị ho, suy nhược, rễ của cây hoàng liên dùng để chữa bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Chè dây là một sản phẩm đặc sản Sa Pa có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, an thần, dễ ngủ.
Bởi vậy mà nhiều du khách không chỉ trong nước mà cả khách quốc tế khi đến đây đều rất thích thú khi ví von Sa Pa giống như thiên đường của những loài thuốc nam.
Rau sạch – Thực phẩm an toàn
Du khách đến với Sa Pa sẽ chẳng lạ lẫm gì với những cây rau xanh, củ quả tươi mơn mởn không một chất kích thích tác động. Rau ở địa điểm du lịch Sa Pa được trồng nhiều bên các sườn núi hưởng sự ưu ái của thiên nhiên về thời tiết nên rất ngon mà sạch sẽ đảm bảo.
Nhiều loại rau phong phú giống loại được người dân trồng và rao bán tại các phiên chợ, những cây rau cải mèo ngon và giòn sẽ được chế biến nhiều cách nấu canh, thịt bò cuốn cải nướng thơm ngon, rau cù khởi tên nghe rất lạ tai nhưng nó lại có hương vị đắng mát, ngọt bùi khó tả lôi cuốn du khách thưởng thức.
Rau xanh tươi (Ảnh sưu tầm) |
Du khách cũng sẽ bị hấp dẫn không kém với rau ngồng tỏi, ngồng cải, su hào được xào cùng các loại thịt thú rừng ngon tuyệt, còn có rau chua giống như một loại rau thơm ở đồng bằng nhưng nó lại mang vị chua thanh mát, ngọt ngọt ăn cùng món ăn nhiều mỡ sẽ giúp du khách không bị ngấy. Rau đậu Hà Lan trồng tại Sa Pa cũng cho một hương vị ngọt hơn những vùng miền khác.
Nhiều du khách khi đến du lịch thường mua đóng thùng nhiều loại rau sạch tại Sa Pa chuyển về để làm quà đặc sản Sa Pa cho bạn bè và gia đình sử dụng.
Đào – Thức quà xứ lạnh
Đào ở Sa Pa được người dân tộc Mông, Dao đỏ bày bán thành từng rọ ở khắp mọi nơi, trong những phiên chợ vùng cao. Đào ở Sa Pa có nhiều giống khác nhau như đào Vàng, đào Pháp, Đào H’mông, đào Vân Nam nhưng tất cả đều cho hoa đẹp và quả ngon, du khách vẫn thường gọi chung tất cả cùng với tên quen thuộc Đào Sa Pa. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vị ngon ngọt, giòn giòn với vị chua nhẹ, vỏ mềm mại như vải nhung. Đào đặc sản Sa Pa có loại quả hạt rời, và quả hạt dính với lớp cùi thịt màu vàng trắng bên ngoài vỏ màu hồng tươi bắt mắt.
Ngoài việc cho trái cây thơm ngon nức tiếng ra, cây đào lâu năm ở Sa Pa vào mỗi dịp tết nguyên đán đến đều được chặt bán cho khách dưới xuôi mang về nhà chơi tết cho độc đáo. Sẽ thật may mắn khi du khách ghé địa điểm tham quan Sa Pa vào đúng dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5 vì lúc này chính là thời điểm đào ra quả chín hồng ngon nhất trong năm.
Điều khác biệt của đào tại Sa Pa so với các loại cây khác là đào Sa Pa được mọc một cách hoang dã, tự nhiên như loài cây rừng không cần tác động của con người mà cứ vậy lớn lên cho hoa, cho quả, người dân lên rừng hái quả bỏ vào những sọt đan bằng tre, nứa rồi gùi xuống chợ phiên, dọc đường quốc lộ bán.
Đào Sa Pa (Ảnh sưu tầm) |
Hình ảnh những rọ Đào Sa Pa thật thú vị và hấp dẫn du khách khắp nơi khi đi qua, không thể cầm lòng đều dừng lại mua ít nhất một rọ vừa để thưởng thức vừa để mang về làm quà tặng Sa Pa cho mọi người ở nhà trải nghiệm cái hương vị thơm ngon mà núi rừng mang lại.
Những nơi có nhiều cây đào Sa Pa mọc khi nở sẽ mang đến một khung cảnh mỹ lệ giống như chốn bồng lai tiên cảnh, thi thoảng những cơn gió thổi qua mang theo hương thơm cùng những nụ hoa trắng, du khách sẽ chẳng có lí do gì mà không đưa máy ảnh lên chụp và lưu giữ lại khoảnh khắc có một không hai này.
Sa Pa thật đẹp và xứng đáng là nơi để du khách cùng người thân, bạn bè đến trải nghiệm, khám phá những nét đặc sắc, những món ngon đặc sản, hiểu biết hơn về những phong tục, tập quán sinh sống của con người nơi đây.