- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Hà Nội trong mắt chàng họa sĩ Singapore
Lần đầu ghé thăm Hà Nội, Teoh Yi Chie, một họa sĩ Singapore, ghi lại mọi hình ảnh bằng những nét vẽ thay vì chiếc máy ảnh như những khách du lịch thông thường.
Teoh Yi Chie – một họa sĩ chuyên vẽ truyện tranh ở Singapore vừa có chuyến du lịch đầy bất ngờ sang Việt Nam thay vì tới Australia, thăm thú Sydney như kế hoạch ban đầu. Tự nghiên cứu thời tiết, Teoh được biết hiện thời chủ yếu là có mưa. Tuần đầu tiên anh ở Hà Nội, trời mưa suốt, từ phùn rồi lại sang rào. Một nhân viên khách sạn gợi ý cho Teoh rằng thời điểm tuyệt nhất để ghé thăm thủ đô là tháng 10.
Dù vậy, chuyến đi của anh hầu như chẳng bị ảnh hưởng. Dấu ấn đầu tiên được Teoh phác họa ngay trên taxi. Sau vài lần bị tài xế “bắt nạt” vì là khách nước ngoài và phải rút thêm hầu bao so với quãng đường mình đã đi, Teoh cũng gặp người lái xe tốt bụng trả lại tiền thừa đúng với mức anh tính toán.
Từ cửa sổ căn phòng trên tầng 3 khách sạn, Teoh nhìn rõ cảnh quan phố cổ và lại dùng cây cọ, các loại màu để ghi lại thay vì bấm máy như những phượt thủ thông thường. Theo anh, phòng khách sạn ở Hà Nội rất đáng tiền và không gian lúc nào cũng ấm cúng, đẹp đẽ.
Bữa ăn tối đầu tiên khi Teoh đặt chân tới Hà Nội là bún thang, được anh minh họa bằng nét vẽ có kèm chú thích tiếng Việt. Còn bên phải là bản phác họa một hũ rượu rắn Teoh nhìn thấy.
Cổng chính của Nhà tù Hỏa Lò – một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách nước ngoài quan tâm – cũng được Yeoh “bấm máy” theo cách của anh. Điểm đến này được chàng họa sĩ Singapore ấn tượng mạnh và cho rằng “rất xứng đáng ghé thăm để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam”.
Khung cảnh chợ Đồng Xuân trong mùa xuân tháng 3 qua con mắt và nét vẽ của Yeoh. Anh cũng nhấn mạnh nơi này phù hợp cho việc “mua quà lưu niệm và các loại quần áo nhưng không phải đồ hàng hiệu”.
Quang cảnh đền Ngọc Sơn trong nắng sớm.
Cầu Thê Húc lung linh trong nắng sớm. Yeoh cũng cho biết thêm sẽ rất tuyệt nếu du khách ghé thăm nơi đây thêm lần nữa vào buổi tối để chiêm ngưỡng ánh sáng lung linh dọc hai bên cầu.
Những cây cột điện trong phố cũng là điểm quyến rũ chàng họa sĩ trẻ này nhưng tiếc rằng anh không đủ thời gian để vẽ tất cả chúng.
Phố Hà Trung luôn tấp nập người qua lại với những hàng xe máy tràn cả ra vỉa hè.
Ghé thăm cửa hàng bán giày để mua một đôi cho bạn gái, Teoh thấy tất cả mọi người trong đó đang quây quần mở tiệc BBQ. Anh đã vẽ lại cảnh này, sau đó ra về với cơ thể ám đầy mùi thịt nướng.
“Phần lớn người Hà Nội lái xe máy và dựng chúng lên vỉa hè. Vì thế người đi bộ lúc nào cũng phải đi trên lòng đường” – Yeoh mô tả. Chuyến đi của anh bắt đầu từ hôm 7/3 và đã kết thúc với nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Ngoài Hà Nội, chàng họa sĩ Singapore này cũng ghé thăm cả Vịnh Hạ Long.
Theo VnExpress
Cưỡi ngựa dưới chân núi Tứ Cô Nương
Được ví như dãy Alps của phương Đông, Tứ Cô Nương là khao khát chinh phục của dân leo núi. Bạn cũng có thể đến đây cưỡi ngựa trong thung lũng, ngắm núi tuyết tuyệt đẹp.
Phải lòng Pai thêm n lần nữa
Pai là một thị trấn nhỏ cách Chiangmai khoảng 140km. Từ Chiengmai, bạn có thể đi xe bus tới Pai với giá 170 bath/người, hoặc bay đến Mae Hong Son và tiếp tục di chuyển bằng xe bus. Dù lựa chọn phương tiện nào thì khi đặt chân đến đây, mọi mệt mỏi của bạn
Xe buýt Sài Gòn, những điểm cần lưu ý
“Đi xe buýt ở đâu chẳng giống nhau”, nếu nghĩ vậy thì bạn đã nhầm. Mình vào Sài Gòn được gần một tháng, chủ yếu di chuyển bằng xe bus vì vừa tiết kiệm lại vừa an toàn. Nhưng lúc mới đặt chân đến đây, có lần mình phải đợi gần 1 tiếng mới bắt được xe vì chư
7 bài học hữu ích cho nghề nghiệp tương lai từ du lịch
Trải nghiệm trên đường du lịch sẽ giúp người trẻ phát triển toàn diện những kỹ năng cá nhân cần thiết trong cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp tương lai.
Đi tìm ngư nữ đảo Jeju
Tôi đến đảo Jeju (Hàn Quốc) vì một bộ phim lãng mạn, được chuyển thể từ tập truyện tranh “Chuyện tình đảo Tamra”, kể về cuộc sống của một nữ thợ lặn đảo Jeju vào thế kỷ 17.