- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đi tìm ngư nữ đảo Jeju
Tôi đến đảo Jeju (Hàn Quốc) vì một bộ phim lãng mạn, được chuyển thể từ tập truyện tranh “Chuyện tình đảo Tamra”, kể về cuộc sống của một nữ thợ lặn đảo Jeju vào thế kỷ 17.
Haenyeo, phiên âm theo Hán Việt là hải nữ, là những nữ thợ lặn biển nhà nghề được biết đến với truyền thuyết: có khả năng nhịn thở trong 10 phút và lặn sâu đến 20 mét. Họ không sử dụng bình oxy, phục trang lặn ngày xưa là áo vải gai dệt mỏng, còn bây giờ là áo cao su chống lạnh ôm sát người.
Người bạn Hàn quen trên mạng của tôi nói thêm, ngoài haenyeo còn có từ sumbisori, có nghĩa là âm thanh tiếng thở ra của người nữ thợ lặn (còn gọi là tiếng huýt sáo) khi ngoi lên mặt nước sau một hơi lặn dài mò tìm hải sản dưới đáy biển. Với người Hàn, sumbisori nghe giống như âm thanh của biển khơi, tiếng gió biển luồn qua kẽ đá (bãi biển xứ Hàn có rất nhiều đá) hay tiếng kêu của loài cá heo.
Còn người hướng dẫn viên trên đảo thì giải thích: Thông thường một hơi lặn của haenyeo có thể kéo dài khoảng từ một đến hai phút. Khi ngoi lên mặt nước cùng với giỏ đựng sản vật, hơi thở hắt ra sumbisori giúp các ngư nữ giải phóng lồng ngực căng cứng và điều hòa oxy.
Ngư nữ trong những câu chuyện ở Jeju
Bãi biển nơi diễn ra buổi trình diễn lặn của các haenyeo |
Có nhiều câu chuyện về haenyeo, như do tại đất liền Jeju phụ nữ nhiều hơn đàn ông (đàn ông phải thường xuyên theo tàu đi biển dài ngày), nên để nuôi gia đình, họ đã tìm đến công việc lặn biển mò tìm hải sản ở các vùng vịnh ven bờ. Một câu chuyện khác thì kể rằng thợ lặn ở Jeju lúc trước hầu hết là đàn ông, nhưng rồi do phải đóng thuế thu nhập quá cao, còn phụ nữ thì không phải trả, lý do là không được công nhận, nên họ đã tiếp quản việc lặn.
Jeju từng theo chế độ mẫu hệ nên đến đảo du khách thường gặp nhiều tượng đá tạc hình phụ nữ |
Cũng vì Jeju là thị trường cung cấp hải sản rất lớn ở hầu hết trong ngoài Hàn Quốc, nên họ trở thành lao động chính. Khi phụ nữ tiếp quản nghề lặn biển, họ hoàn toàn thích nghi với cơ thể giữ nhiệt tốt và thích hợp để bơi nhờ thể hình mỏng nhẹ so với đàn ông. Nên họ lặn lâu hơn, thu hoạch sản vật cũng tốt hơn.
Một hàng rào đá - nhà xưa ở đảo |
Theo lời những người dân trên đảo thì thời hưng thịnh nhất của các nữ thợ lặn Jeju bắt đầu từ cuối thập niên 1970, việc xuất khẩu hải sản sang Nhật Bản như bào ngư và ốc xà cừ đã giúp các haenyeo xứ đảo giàu hơn bao giờ hết. Còn bây giờ, nghề lặn biển đang tàn lụi dần, do theo nghề quá vất vả cực nhọc và ngoài nghề lặn biển, phụ nữ trên đảo còn có cơ hội làm được nhiều ngành nghề khác, nhất là trong du lịch. Ngay cả những gia đình haenyeo truyền thống cũng gần như không có lớp người trẻ tuổi nào mong muốn kế tục.
Hình ảnh phụ nữ Hàn Quốc xưa tại bảo tàng Jeju |
Trong một bảo tàng ngư nữ, tôi đã thấy những mô hình, ảnh chụp về ngư nữ đảo Jeju lặn ngụp tìm trai sò, rong biển, bào ngư… trong điều kiện khắc nghiệt và không hề có sự trợ giúp của các thiết bị thở. Tất cả những gì họ có là bộ đồ lặn màu đen, kính bơi, phao định hướng, lưới cá, cuốc đào. Sau 2-3 phút lặn ngụp ở độ sâu, có khi tới 20m, họ đánh dấu sự trở lại của mình bằng tiếng huýt sáo đặc trưng (sumbisori). Đó cũng là tiếng của biển trong linh hồn của đất và nước ở đảo Jeju.
Những người nữ thợ lặn hiện tại
Các cô gái trẻ đảo Jeju hiện nay sau khi tốt nghiệp đại học thường ở lại làm việc tại các thành phố lớn hoặc quay lại đảo nhưng làm trong ngành công nghiệp du lịch, nên các haenyeo không có người kế thừa, trong khi những người cũ thì ngày một già đi.
Phụ nữ trẻ ở Jeju giờ thích bán hàng lưu niệm hơn là nối nghiệp lặn biển |
Khi nghe tôi nói muốn đi tìm ngư nữ, những cư dân đảo đã chỉ đến chân đỉnh Seongsan II Chulbong, chỗ làng chài Seongsan, nơi du khách vẫn tụ tập để chờ xem các haenyeo trổ tài lặn biển. Nhưng phải tùy theo thời tiết và sức khỏe các cụ. Còn muốn tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống và công việc của các haenyeo thì có thể đến bảo tàng Haenyeo ở Hado-ri, một làng chài ven biển Jeju. Hay mua những móc khóa, tượng đá có chủ đề ngư nữ.
Làng chài dưới chân núi Seongsan, nơi bán hải sản tươi cho du khách sau khi leo núi ngắm bình mình |
Những người phụ nữ ở làng chài nhìn tuổi cũng phải trên 50, 60 tuổi, công việc của họ là ngày ngày lặn biển săn bào ngư, hải sâm, ốc biển bán cho du khách thưởng thức tại chỗ. Họ được gọi là những Jeju women divers. Vào cuối tuần hay khách du lịch đông, họ sẽ trình diễn mỗi ngày hai show diễn lặn biển để phục vụ du khách vào thời điểm 13h30 và 15h.
Những người phụ nữ đứng tuổi bán hải sản. Họ cũng là những ngư nữ |
Tôi ghé làng chài vào buổi sáng, nên chỉ gặp ba người phụ nữ tuổi ngoài 60, đi ủng cao su chào bán bào ngư, hải sâm cho du khách. Các hải sản này nằm trong lồng kính có dây sục oxy. Một con bào ngư giá khoảng 25.000 won, một dĩa sẽ gồm hai con bào ngư, một con hải sâm, một con ốc biển. Tất cả sau khi gọi sẽ được rửa sạch, xắt lát ăn sống với nước tương mù tạt, rong biển muối và rượu sochu.
Một lồng kính đựng hải sản |
Mực tươi nướng phục vụ du khách |
Tại ngôi làng du lịch trên đảo, những món hải sản tươi ngon như thế này có giá không rẻ |
Haenyeo trẻ nhất ở đây cũng đã ngoài 50. Khi có khách đông, họ sẽ tập trung trên bờ, hát theo bắt nhịp của nữ nhóm trưởng một bài dân ca truyền thống, đó cũng là cách để giãn rộng phổi trước khi bước vào cuộc lặn.
Sau khi hát, trưởng nhóm đề nghị các thành viên kiểm tra lưới, mắt kính, chân nhái lặn biển... trước khi hô lên những hiệu lệnh theo tiếng địa phương. Còn các ngư nữ nhanh chóng xuống biển theo cặp. Bỏ qua những bài tập luyện thở khắc nghiệt, cách nhận biết nước xoáy, sứa và các loại cá nguy hiểm, các ngư nữ của làng chài một tháng thường lặn khai thác hải sản trong khoảng 18 ngày. Mỗi ngày lặn chia ra trong 4 giờ.
Ngư nữ đảo Jeju rồi sẽ trở thành truyền thuyết, vì không có người kế thừa |
Nghề thợ lặn hiện nay ở đảo Jeju không có lớp trẻ chịu kế thừa, nên những huyền thoại về haenyeo có lẽ sau này chỉ còn trên phim ảnh và trong câu chuyện của hướng dẫn viên bản địa...
Theo PNO
Pha Luông – Nóc nhà của Mộc Châu
Trong chuyến leo Pha Luông trước đó, tôi không được ngắm bình minh và hoàng hôn trên nóc nhà của Mộc Châu nên đã lên kế hoạch trở lại nơi đây thêm một lần nữa.
Mùa hoa anh đào ở Bonn
Nếu có dịp ghé qua Châu Âu vào một lúc nào đó, hãy dành một giờ đến thăm Bonn, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc...
Có một thảo nguyên trên núi
Cái thú chui rúc, luồn rừng ghé địa danh mới tưởng chừng ngủ quên, bất ngờ được đánh thức trong chuyến đi không định trước về Lũng Noong, Chợ Đồn, Bắc Kạn.
Singapore: Một thời để nhớ!
Điều tôi ấn tượng nhất về đất nước này, điều làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi có lẽ là sự văn minh. Từ “văn minh” này tôi đã suy nghĩ đắn đo trước khi sử dụng.
Hành trình chinh phục đỉnh cao thứ 10 ở Việt Nam
Cách Hà Nội 230 km, dãy Tà Xùa, đỉnh cao thứ 10 ở Việt Nam, gồm ba đỉnh núi hợp thành. Đây là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.