- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Làng cổ Đường Lâm
Đường Lâm - nơi được mệnh danh là bảo tàng của lối sống nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc đối với nhiều người dân miền Bắc. Đường Lâm cách Hà Nội không xa, độ chừng 50km xuôi theo Quốc Lộ 32 đi Sơn Tây. Dịp cuối tuần, rời xa Hà Nộ
Trải qua bao bể dâu, bao thăng trầm của lịch sử, bao hiện đại và đô thị hóa của ngày nay. Đường Lâm vẫn nép mình lặng lẽ bên cạnh trung tâm Hà Nội lộng lẫy, phồn hoa. Về Đường Lâm, ta không còn thấy những bê tông cốt thép, những kính những gương, những bụi đường, những khói xe, những chật chội. Đường Lâm chính là một giấc mơ về cuộc sống bình yên, thanh tĩnh. Ở nơi đó, ta tìm thấy một không gian làng quê trong trẻo với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi được xây bằng đá ong, với những di tích của dòng lịch sử ghi đậm dấu ấn của một thời là Chùa Mía, là Đình Mông Phụ, là cả những rặng cổ thụ hàng ngàn năm tuổi, trải dài bóng mát.
Cổng vào làng cổ Đường Lâm với những nét kiến trúc đặc trưng của một thời. Một nét đẹp thấm đẫm thời gian mà biết bao con người ngày nay đang đau đáu tìm lại.
Hiện nay, theo thống kê, ở Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván. Và những tường đá ong, những cổng đá ong, những lối đi lát gạch nghiêng ngiêng theo bóng nắng, những bậu cửa cao… đã tạo nên linh hồn cho làng quê Việt.
Đường Lâm và những ngôi nhà cổ được xây bằng đá ong. Dường như, ngoài thời gian trôi thì không đô thị hóa nào có thể chạm tay được vào những mái ngói, những tường nâu ấy.
Đường Lâm cổ kính và thanh bình trong từng lớp ngói.
Đường Lâm không chỉ nhiều nhà cổ, Đường Lâm còn nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Trong đó phải kể đến chùa Mía, đình Mông Phụ… Những di tích cổ chỉ thuộc về Đường Lâm mà tìm khắp Việt Nam không nơi nào có được. Những di tích mang nét tự hào của người Đường Lâm ở đó.
Đình làng Mông Phụ - Đường Lâm được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn.
Hàng trăm năm nay, đình Mông Phụ là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đứng trước ngôi đình này, chúng ta cảm thấy rõ ràng một dòng văn hóa xứ Đoài vẫn còn đang hiện hữu, như sự minh chứng của cái đẹp trường tồn trước thời gian.
Đình Mông Phụ nhìn theo một góc khác
Chùa Mía tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo,phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.
Chùa Mía có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si). - Ảnh: Stefan H
Đường Lâm còn có nhiều giếng cổ. Những giếng cổ mang theo nhiều truyền thuyết kì lạ của nơi đây. Giếng còn cung cấp nguồn nước cho làng. Nước giếng vừa trong lành, vừa mát, làm dịu đi cơn nực sau những buổi làm đồng.
Giếng cổ xóm Hè được xây từ năm 1939 nhưng theo lời người dân thì thời gian xây còn lâu hơn vậy rất nhiều. Năm ghi trên giếng là năm được sửa chữa. - Ảnh: Sưu tầm
Đời vua Lê Hy Tông (1684), đình làng Mông Phụ được xây dựng. Giếng được đào để tạo nguồn nước phục vụ việc xây cất.
Nằm ở hướng đông, ngay cạnh đình, giếng như điểm chiếu từ hai đầu đao uốn mái có gắn đầu rồng nhìn xuống.
Bà Hà Thị Vin, 86 tuổi, kể: "Nước giếng Đình quanh năm trong vắt, người làng chỉ ra giếng đình lấy nước về ăn, làm tương chứ tuyệt đối không được tắm giặt". - Ảnh: Sưu tầm
Dấu thời gian in hằn lên miệng giếng. - Ảnh: Sưu tầm
Cuộc sống ở Đường Lâm cũng giống như những lớp thời gian còn đọng lại nơi đây, nhẹ nhàng, bình yên, chậm rãi nối nhau qua. Con người ở đây đẹp lắm. Ở họ cái cái vẻ đẹp thuần hậu đậm chất thôn quê. Cái vẻ đẹp của những câu chào từ đầu làng cho tới cuối ngõ, của những nét lam lũ, của những câu chuyện ngày mùa…
Hình ảnh một cụ bà ở Đường Lâm.
Cụ ông múc nước. Nước ở đây vẫn đựng trong những thau, những chum đầy. Nước múc lên từ giếng cổ. Vừa mát vừa lành.
Làm đồng, chăn nuôi gia súc. Không khó để bắt gặp ở nơi đây hình ảnh người dân cầm trên tay cái cày, cái cuốc, sau lưng là đàn bò múp míp béo tròn. Những hình ảnh trở nên “lạ kì” với nhiều đứa trẻ thành phố.
Cuộc sống lao động thôn quê với con trâu là sản nghiệp lớn. - Ảnh: Bear
Trẻ nhỏ ở Đường Lâm. Không phải những ngày học hành vất vả, không phải những ca học sớm chiểu. Sự bình yên của Đường Lâm mang cho chúng những nét thực sự tuổi về tuổi thơ hồn nhiên, nghịch ngợm.
Đến Đường Lâm, không có nhiều thức quà vặt. Nhưng lại có tương nổi tiếng không ém gì những tương làng Bần, làng Cự. Đường Lâm có truyền thống làm tương từ xa xưa. Nhà nào cũng có ít nhất vài chum tương, thế nhưng làm tương không phải là dễ. Nó đòi hỏi sự khéo léo, đúng thời gian. Nguyên liệu chủ yếu là ngô, đỗ, hoặc gạo nếp. Ngô phải đãi sạch, cho vào nồi bung cho tới khi nứt hoa nhài thì vớt ra nong phơi (nếu là đỗ thì phải rang lên rồi say nhỏ ra, nếu là gạo thì đem đồ xôi).
Tương là món ăn dân dã không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Đường Lâm. Người ta dùng tương làm nước chấm cho rau muống luộc, thịt trâu, thịt bò, dùng để kho cá. Còn có cả món cà dầm tương, dưa hấu non dầm tương, củ cải ngâm tương, thịt lợn luộc ngâm tương…
Tương đã trở thành một nét đẹp, cái hồn trong văn hoá ẩm thực của người Đường Lâm. - Ảnh: Phạm Minh Hoa
Chum tương như một tiêu chuẩn đánh giá về nề nếp cơ bản của một nông gia.
Quả thật là ở Đường Lâm hình thức du lịch không thực sự rộn ràng phát triển. Nhưng đến Đường Lâm ta cũng không khó để tìm được những sản vật hấp dẫn của nơi đây. Nào thịt quay đòn, nào gà Mía, nào côn trùng nướng vàng thơm.
Thịt quay đòn là một trong những thức đặc sản ấy. Món đặc sản làng Đường Lâm không chỉ nổi tiếng về hương vị khác biệt mà còn bởi phương cách chế biến cầu kỳ và độc đáo không kém. Mỗi miếng thịt ba chỉ khoảng 1kg phải mất tới 6 tiếng chế biến mới tạo ra thành phẩm.
Thịt sau khi được tẩm ướp kĩ càng sẽ được cuốn gọn gàng vàng một chiếc đòn tre to đã lót lá chuối bên trong. Chiếc đòn tre rất chắc và lớn để đàm bảo khổ thịt ôm trọn một vòng và nhất định không được dùng nguyên liệu nào khác ngoài tre, nếu không sẽ ảnh hưởng tới vị thơm. - Ảnh: Tổng hợp
Món thịt quay đòn có lớp bì giòn tan, thơm lừng hương ổi.
Về Đường Lâm mà không làm vài xiên bọ cạp nướng hay làm vài đĩa dế mèn nướng thì thật là phí quá, hương vị đồng quê hòa quện vào món ăn càng làm tăng thêm sự hấp dẫn.
Từ Hà Nội phồn hoa đến Đường Lâm cổ kính, con đường không quá xa xôi nhưng ta lại khám phá ra cả một nền văn hóa. Đấy là tinh hoa người Việt, là hồn người Việt xưa được gói lại lưu giữ đến bây giờ. Về gặp Đường Lâm, một lần thôi, gặp lại “mình” thuở còn dân dã.
Hướng dẫn du lịch làng cổ Đường Lâm 1 ngày
Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng hơn 50 km, cách thị xã Sơn Tây chừng 5 km về phía đông bắc. Đây là địa điểm thích hợp cho các chuyến du lịch trong ngày dành cho những ai ở gần Hà Nội.
Rơm vàng trải khắp Đường Lâm
Vào mùa lúa chín, những con đường làng ở Đường Lâm trải đầy rơm khô trở thành điểm đến của nhiều du khách thích chụp ảnh.