- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch vùng cao, xin đừng làm ''hư'' người dân tộc!
Khi bắt đầu một cuộc hành trình, ai cũng muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho nơi mình đến. Nhưng nếu lòng tốt không được đặt đúng chỗ sẽ trở thành con dao 2 lưỡi gây tác dụng ngược.
Những năm gần đây, khi trào lưu du lịch được người người, nhà nhà nhiệt tình hưởng ứng thì hàng loạt vấn nạn du lịch lại khiến các nhà quản lý đau đầu. Từ nạn chặt chém, chèo kéo du khách tới nạn lừa đảo, xin đểu … diễn ra ngày càng công khai. Khiến không chỉ du khách nước ngoài mà ngay cả khách du lịch trong nước cũng nhiều lần than trời bởi những chuyến đi như “chuốc bực vào thân”.
Đôi khi, chính lòng tốt của du khách đã làm "hư" người dân bản địa. Ảnh: Internet |
Tôi không dám đề cập đến vấn đề “đao to búa lớn” mà chỉ xin được bàn luận về hiện tượng nho nhỏ mới nhận ra trong các chuyến đi gần đây. Đó là việc những người dân tại một số điểm du lịch vùng cao bị chính lòng tốt của du khách làm cho biến chất.
Ở đâu cũng có người tốt - người xấu. Tuy nhiên, theo đánh giá của cá nhân tôi thì đồng bào các tộc thiểu số vùng cao là những người hiền hòa, thật thà và chân chất. Có thể do môi trường sống ít bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, ít bon chen, lại hòa mình giữa thiên nhiên hoang sơ nên bản tính thiện lương đã ăn vào nếp nghĩ và con người của họ. Nhưng chuyến đi một số tỉnh vùng núi phía Bắc vừa qua đã cho tôi cái nhìn cũng như sự đánh giá khác.
Sau 2 năm trở lại Sapa, thị trấn vùng cao này vẫn rất tình nhưng con người thì khác xưa nhiều quá. Vẫn là những nụ cười tươi rói rạng rỡ của các thiếu nữ H’Mông. Nhưng, cái giá để chiêm ngưỡng nó được tính bằng “Tiền”. Xin chụp ảnh cùng: trả tiền. Hỏi đường: trả tiền. Đến thăm bản thì cả đám trẻ túa ra kéo áo xin tiền… Có lẽ người dân tộc nơi đây bắt đầu nhạy bén hơn trong việc làm kinh tế. Thay vì lao động vất vả để kiếm tiền chân chính thì người ta lại nghĩ ra đủ mọi cách bắt chẹt khách du lịch. Nghĩ mà xót xa.
Hay như tại Hà Giang, nhiều du khách cũng phản ánh tình trạng bị người dân tộc đòi tiền sau khi chụp ảnh cùng. Thậm chí, họ còn chủ động “xin” tiền thay vì bánh kẹo hoặc quần áo ấm.
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao xuất hiện tình trạng trên? Có hay chăng chính sự phân phát lòng tốt một cách hồn nhiên của chúng ta đã vô tình làm hư những người dân tộc chân chất?
Đến một vùng đất mới, thấy cuộc sống người dân còn khó khăn, chúng ta thương cảm nên tặng họ một chút tiền. Mục đích của chúng ta là tốt, nhưng cách làm này vô tình khiến họ ỉ lại và dần coi đó là một việc đương nhiên. Kết cục là lòng tốt của chúng ta đã “làm hỏng” những phẩm chất quý giá của họ.
Một người bạn của tôi từng chia sẻ rằng, trẻ em vùng cao thường tìm cách khiến du khách chú ý chỉ để xin kẹo. Với chúng, những viên kẹo nhiều màu sắc của là thứ quà xa xỉ. Nhưng giờ đây ngoài xin kẹo thì chúng còn biết xin tiền. Bởi, vì lòng thương cảm, những du khách hào phóng kia không chỉ cho chúng kẹo mà còn sẵn sàng cho tiền. Hành động này cứ lặp đi lặp lại như một lẽ dĩ nhiên. Và cuối cùng, người ta than rằng người vùng cao giờ không còn chân chất và thật thà như trước...
Này các du khách, xin đừng làm "hư" người dân tộc bằng lòng tốt của mình!
Việt Hà