- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Ninh Thuận tháng 10 tham dự lễ hội Kate đặc sắc
Cứ đến tháng 10 hàng năm, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận lại nhộn nhịp với tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginang báo hiệu một mùa Kate rộn ràng tới.
Lễ hội Kate là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng đầu tháng 10 dương lịch, để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rômê… Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình.
Lễ hội Kate là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Kate là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các đền tháp thì tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước có tổ chức lễ đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar. Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Kate đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần.
Vào ngày thứ hai, lễ diễn ra tại tháp Pô Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh và tháp Pô Rômê trên đồi ” Bôn acho” tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu. Trong buổi lễ này người Chăm sẽ thực hiện nghi thức tắm và mặc y trang cho vua. Đây là nghi thức kỳ bí nhất diễn ra bên trong tháp. Mở đầu là vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp sau đó đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần (tượng thần bằng đá dưới hình thể Mukhalinga – linga hình mặt người).
Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Thầy kéo đàn Kanhi kết thúc bài hát đầu tiên thì cả sư, bà bóng… đã mặc xong trang phục cho vua. Cứ như thế y trang lộng lẫy được khoác lên tượng ngài theo các lời hát. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Những người được tắm cho vua còn thấm nước trên tượng ngài bôi lên đầu mình để cầu may mắn, sức khỏe. Thầy kéo đàn Kanhi là người giữ nhịp cho buổi lễ, mỗi bài thầy hát đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng và tưởng nhớ tổ tiên.
Lễ hội Kate cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần, và đại lễ. Khi điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc thì ở ngoài tháp bắt đầu mở hội. Những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm làm náo nức lòng người.
Chiều tối ngày thứ 2 lễ hội ở các tháp Chăm kết thúc và sau đó là lễ hội Kate ở làng và từng gia đình. Tại các làng Chăm không khí lễ hội lại bừng lên tuy nhiên qui mô nhỏ hơn và phần lễ cũng đơn giản hơn. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Kate.
Chủ lễ cúng Kate là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau.
Qua một chặng dài lịch sử, Kate là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường lịch sử của mình.
Thông tin thêm
Lễ hội Kate 2015 sẽ được diễn ra từ ngày 11/10/2015 đến ngày 13/10/2015 tại các đền, tháp: đền Pô Inư Nưga ở thôn Hữu Đức, tháp Pô Rômê ở thôn Hậu Sanh và tháp Pô Klong Garai ở phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang.
Hà Giang đẹp nao lòng mùa lúa chín
Khi cái lạnh bắt đầu se sắt, cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang trên cung đường lên Hoàng Su Phì ngả màu chín vàng óng, mời gọi kẻ lữ hành.
Khung cảnh đồng quê Phú Yên đẹp bình dị trong ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’
Lấy bối cảnh ở miền quê yên ả Phú Yên, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là bộ phim do Victor Vũ đạo diễn được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, từng đạt giải thưởng văn học ASEAN năm 2010.
Gợi ý lịch trình 24h khi du lịch Kuala Lumpur
Tham quan tháp đôi Petronas, tháp truyền hình Kuala Lumpur, khám phá động Batu… là những trải nghiệm thú vị bạn không thể bỏ qua nếu chỉ có một ngày ở Kuala Lumpur.
Du lịch Chiang Mai tìm hiểu lễ thả đèn trời và làng làm ô truyền thống
Chiang Mai thu hút các phượt thủ tìm đến khám phá cảnh sắc thiên nhiên huyền ảo, làng làm ô truyền thống và hòa vào lễ hội thả đèn trời đặc sắc.
Du lịch Trung Quốc ngắm 4 cảnh khiến Hoàng Sơn mang danh ‘tứ tuyệt’
Danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc, không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn chứa đựng nét văn hóa truyền thống đặc sắc.