- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Chiang Mai tìm hiểu lễ thả đèn trời và làng làm ô truyền thống
Chiang Mai thu hút các phượt thủ tìm đến khám phá cảnh sắc thiên nhiên huyền ảo, làng làm ô truyền thống và hòa vào lễ hội thả đèn trời đặc sắc.
Cách Bangkok 700 km về phía Bắc, tỉnh Chiang Mai có diện tích khoảng 20.000 km vuông với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ. Đây là một vùng đất thanh bình và được mệnh danh là “hoa hồng phương Bắc” của Thái Lan. Đến với thủ phủ Chiang Mai xinh đẹp, tùy vào số lượng thành viên trong nhóm, bạn có thể thuê xe ô tô hoặc songthew (giống xe lam của Việt Nam) đi các địa điểm nổi bật.
Dưới đây là 6 gợi ý thú vị cho bạn khi lưu trú hai ngày khi du lịch Chiang Mai.
Vãn cảnh ngôi chùa tâm linh Doi Suthep
Người Thái có câu “Chưa đến chùa Pharathat Doi Suthep là chưa đến Chiang Mai”. Do đó, điểm tham quan đầu tiên trong hành trình là ngôi chùa linh thiêng nhất vùng, người dân địa phương quen gọi là Doi Suthep. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, nằm cách thị trấn 15 km, trên đỉnh ngọn núi cùng tên ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển.
Trong cái lạnh của miền núi, xe chạy trên những cung đường đèo quanh co với những đoạn rẽ khá gắt, đôi lúc sẽ bị ù tai và có cảm giác choáng, song bạn có thể ngậm vài viên kẹo gừng. Bất kể ngày lễ hay ngày thường, khách du lịch đến chùa rất đông để chiêm bái và tham quan.
Để lên chùa, bạn phải vượt qua hơn 300 bậc thang dốc có tượng thần rắn Naga trải dọc hai bên. Từ sân chùa, bạn phóng tầm mắt nhìn xuống quang cảnh thị trấn và vùng quê mờ ảo trong làn sương. Bên trong chùa có một bảo tháp dát vàng trong đó chứa xá lợi của đức Phật. Quanh khu vực bảo tháp, người dân xếp thành một hàng, tay cầm nhành sen trắng, bông hồng đỏ thắm và đi 3 vòng quanh tháp để cầu nguyện. Khắp khuôn viên chùa là hàng trăm bức tượng Phật được chạm khắc tinh xảo.
Ngắm vẻ đẹp thác nước Wachirathan
Trên đường lên đến đỉnh Doi Inthanon, điểm dừng chân là thác nước Wachirathan (tiếng Thái có nghĩa là kim cương) ở xã Chom Thong. Đây là thác nước đẹp và lớn thứ hai của Thái Lan, có chiều cao khoảng 80 m. Bước trên các bậc đá dẫn lên thác, bạn sẽ thấy dòng nước từ trên cao tuôn chảy ào ạt, đổ xuống vực thẳm tung bọt trắng xóa, nắng xuyên qua nước tạo thành cầu vồng lung linh. Bên cạnh đó, bụi nước bay lên mù mịt cả một không gian rộng lớn trông như bông tuyết giữa mùa đông.
Khung cảnh ngọn thác đẹp kỳ ảo sẽ trở thành niềm cảm hứng cho nhiều du khách yêu nhiếp ảnh. Thật thích thú khi vừa thưởng lãm cảnh đẹp của thác nước vừa nhâm nhi ly cà phê sữa nóng dưới khí trời Chiang Mai mát lạnh.
Khám phá công viên quốc gia Doi Inthanon
Đến công viên quốc gia Doi Inthanon, bạn hãy chụp hình lưu niệm tại vị trí cao nhất Thái Lan ở đỉnh núi có độ cao hơn 2.500 m. Doi Inthanon là một phần của dãy Himalaya trải dài qua các nước Nepal, Bhutan, Myanmar và kết thúc tại miền Bắc Thái Lan. Nơi đây được ví như Sa Pa của Việt Nam, có lúc nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ còn 10 độ C. Vị trí cao nhất là tượng đài tưởng niệm vua Inthanon – ông là người đầu tiên đặt chân đến và khai phá đỉnh núi này.
Bạn nên đi bộ thám hiểm xuyên những khu rừng nhiệt đới, cây cối xanh um tùm, len lỏi qua đường mòn tự nhiên, rồi đi trên các cây cầu gỗ phủ rêu bắc qua suối chảy róc rách, lắng nghe tiếng chim muông hót líu lo trên cao. Một cảm giác thích thú và pha chút mạo hiểm khiến bạn nghĩ mình như đang lạc vào khu rừng rậm bí ẩn.
Ra khỏi rừng nhiệt đới, bạn ghé vào tham quan hai tòa tháp mang đậm kiến trúc Thái Lan và khu vườn trồng nhiều loại hoa. Vườn do Hoàng hậu Thái Lan xây dựng theo phong cách châu Âu. Sương mù giăng phủ quanh năm, vì thế mà hai tòa tháp thường ẩn hiện mờ ảo. Bên trong các tòa được ốp đá hoa cương và thờ tượng Phật làm bằng đá nguyên khối toát lên vẻ uy nghiêm.
Thăm làng nghề làm ô truyền thống Bosang
Qua nhiều thế kỷ và cho đến ngày nay, người Chiang Mai gắn liền với nghề làm ô thủ công truyền thống. Theo tiếng Thái, từ Bosang có nghĩa là chiếc ô (dù). Làng Bosang làm ô nằm ở xã Sankamphaeng, cách trung tâm thị trấn khoảng 9 km.
Từ ngoài cổng của một cơ sở làm dù tiêu biểu trong làng, bạn sẽ thấy hàng loạt chiếc ô sơn màu với mọi kích cỡ lớn nhỏ, được đính trên các cây cột thẳng hàng. Bên trong chia làm 3 khu vực: nơi cho các nghệ nhân ngồi làm, nơi bày bán sản phẩm, và khoảng sân cỏ ở chính giữa làm chỗ phơi khô ô.
Bạn sẽ quan sát được cách thức mà người dân địa phương làm ra những chiếc ô. Các cô, chị trong trang phục truyền thống ngồi miệt mài chẻ, gọt và chuốt từng thanh tre, gắn thành nan. Rồi chuyển sang các anh dùng hồ bột, dán giấy vào khung nan, xong sẽ được mang ra sân phơi nắng. Khi nan khô, chúng được nghệ nhân trang trí hoa văn.
Có những chiếc nan to bằng hai vòng tay người ôm, được sơn màu xanh biển dịu mát, trang nhã với những hình vẽ chú voi biểu tượng của Thái Lan. Có chiếc vẽ bướm hoa, hoặc loại cỡ nhỏ với dòng chữ “Thailand” đơn giản. Những chiếc ô đẹp ấn tượng là sản phẩm tự hào dưới bàn tay khéo léo của người Chiang Mai.
Lang thang chợ đêm Chiang Mai
Bạn đi tới đường Soi 1 là thấy ngay chợ đêm Chiang Mai náo nhiệt với đủ mọi thanh âm mặc cả của người mua kẻ bán. Dạo quanh chợ, bạn thỏa thích nhìn ngắm các sạp hàng quần áo, túi xách, giày dép, đồ trang sức, cho tới những mặt hàng thủ công mỹ nghệ… Đây là trung tâm mua sắm chính của thị trấn.
Nếu muốn mua vài món về làm quà lưu niệm, bạn có thể chọn các sản phẩm của địa phương như đồ gỗ điêu khắc, khăn choàng thêu tay và nhớ thương lượng giá cả hợp lý.
Thả đèn hoa đăng lớn nhất Thái Lan
Một khi đã tới Chiang Mai, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội Loy Krathong độc đáo diễn ra hàng năm vào tháng 11 dương lịch. Khách Việt quen gọi đó là lễ hội thả đèn trời, song với người Thái, Loy Krathong là dịp cho họ tỏ lòng tôn kính với Thần nước.
Tham gia ngày hội, bạn được nghe dân bản địa kể những sự tích khác nhau liên quan đến lễ hội Loy Krathong. Chẳng hạn như vào thời Sukhothai ở thế kỷ thứ 13, các cô công chúa đã đặt chiếc đèn hoa sen, bông hoa và nến thơm lên tàu lá chuối rồi thả trôi để tỏ lòng biết ơn với thiên nhiên. Từ đó, nhà vua ra lệnh cho người dân làm lễ thả đèn vào dịp trăng tròn của tháng 12 âm lịch hàng năm.
Ngày nay, người Chiang Mai có nghi thức thả đèn khác lạ so với những vùng khác ở Thái Lan. Họ dùng hơi nóng của nhiên liệu đốt cháy cho các đèn hoa sen bay lên trời. Hòa vào không khí mang đậm bản sắc văn hóa, bạn có thể thả một chiếc đèn giấy bay cao với ý nghĩa cuốn đi những điều không may mắn, phiền muộn, và chuẩn bị đón một cuộc sống tốt hơn trước khi bước sang năm mới. Bầu trời đêm Chiang Mai rực sáng và đẹp lung linh.
Theo Vnexpress.net
Xem thêm các bài viết:
10 lý do khiến bạn muốn đi du lịch Chiang Mai ‘ngay và luôn’
Cẩm nang du lịch Thái Lan – 72h lang thang ở Chiang Rai
Du lịch Thái Lan lạc vào chợ đêm sôi động ở Chiang Mai
Du lịch Trung Quốc ngắm 4 cảnh khiến Hoàng Sơn mang danh ‘tứ tuyệt’
Danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc, không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn chứa đựng nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Phong tục chào hỏi độc đáo ở một số quốc gia trên thế giới
Ngoài những cách chào hỏi thông thường như bắt tay, hôn má hay cúi người vẫn còn nhiều cách chào hỏi vô cùng độc đáo mà chúng ta ít biết tới. Cùng iVIVU.com tìm hiểu nhé!
Du lịch Thanh Hóa khám phá Kho Mường kỳ thú
Ẩn sâu giữa đại ngàn Pù Luông, miền cao xứ Thanh có một thung lũng hoang sơ mang tên Kho Mường.
Du lịch Ninh Thuận cuối tuần đổi gió vi vu sóng biển
Vác ba lô về Ninh Thuận, bạn sẽ được trải nghiệm những điều thú vị từ vùng đất đầy nắng gió để quên đi sự bức bối với xe cộ tấp nập, khói bụi và áp lực công việc.
Top 10 thành phố đẹp nhất thế giới
Cố đô Luang Prabang của Lào lọt vào danh sách những thành phố đẹp nhất thế giới do Telegraph bình chọn, bên cạnh các đại diện nổi tiếng của Pháp, Italy.