- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Du lịch Hà Giang – Có một con đường mang tên hạnh phúc
Nội dung
Tháng 4 có gì sau những phiến đá chênh vênh? Du lịch Hà Giang – Có một con đường mang tên hạnh phúc.
Tháng 4 có gì sau những phiến đá chênh vênh? Du lịch Hà Giang – Có một con đường mang tên hạnh phúc.
Con đường được mở nối từ Hà Giang lên 4 huyện vùng cao phía Bắc gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với chiều dài 184km. (Ảnh Photo Tour PYS Travel)
Mặc dù địa hình hiểm trở, núi đá cao, vực sâu hàng trăm mét, song với sự nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sự lao động cần mẫn, kiên cường, sáng tạo với đôi bàn tay và khối óc của lực lượng thanh niên xung phong và dân công với gần 2.500 người thuộc 6 tỉnh Việt Bắc và 2 tỉnh Nam Định và Hải Dương, với những dụng cụ lao động thủ công như: Xẻng, Xà beng đã làm nên con đường huyền thoại mang tên Hạnh phúc. Con đường được mở nối từ Hà Giang lên 4 huyện vùng cao phía bắc gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và sang huyện Mèo Vạc với chiều dài 184 km. Để có được con đường hạnh phúc lịch sử, 14 thanh niên xung phong đã nằm lại trên những cung đường mùa xuân.
Con đường hạnh phúc. (Ảnh Photo Tour PYS Travel)
Mã Pì Lèng có nghĩa là Sống mũi ngựa, nối Mèo Vạc với Đồng Văn, vốn là hai xã xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX do công nhân chủ yếu là người dân tộc H’Mông làm. Để đục đá mở đường, người ta phải treo mình trên dây, giữa lưng chừng những đá tai mèo mà thi công trong suốt II tháng.
Dòng Nho Quế trong xanh ngọc bích chảy êm đềm ngay dưới Mã Pì Lèng. (Ảnh Photo Tour PYS Travel)
Con đèo dài khoảng 20km, chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô trùng trùng điệp điệp. Những ngọn núi màu xám chì, hùng vĩ nối nhau đến tận chân trời. Xa xa là dòng sông Nho Quế dịu dàng vắt mình như một tấm khăn choàng mỏng manh. Đường xuống sông chạy gần như song song với dòng sông cho đến khi gặp nhau ở bờ sông, mùa đất đỏ quyện lấy bánh xe.
Ở nơi đó có nét hùng vĩ của Mã Pì Lèng hòa quyện với khung cảnh thơ mộng bên dòng Nho Quế. (Ảnh Photo Tour PYS Travel)
Con đường dài như một con rắn trườn mình vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.Con đường đẹp vắng người, chỉ có mấy cậu bé dân tộc đang ngồi chơi vắt vẻo trên thành, nhịp chân đu đưa bị chúng tôi dụ dỗ bằng kẹo, nở nụ cười tươi trong những khuôn hình. Một cô bé đang gùi ngô về bản, tay vẫn đan sợi đều đặn, chân bước nhịp nhàng.
Cung đường đầy mây và gió núi. (Ảnh Photo Tour PYS Travel)
Vùng núi đá không trồng được cây cối hay rau màu. Người H’Mông hàng ngày phải gùi những gùi đất từ rất xa mang về nhét vào từng hốc đá, dùng đá chèn lại để giữ cho nước mưa không trôi mất đất, rồi bỏ hạt ngô giống vào. Những thân cây ngô xanh mọc lên vươn mình trong những lớp đá xám như cuộc sống vẫn trỗi dậy nơi mảnh đất cằn này mỗi ngày. Bây giờ tôi hiểu vì sao người Lô Lô, H’Mông hay Dao đều quàng lên mình những tấm khăn sặc sỡ, những chiếc váy đủ màu duyên dáng. Bóng áo xanh áo hồng của họ nổi bật trên những vực đá tai mèo xám. Bước chân thoăn thoắt trên khắp vùng rẻo cao.
Một tấm bia lớn được dựng nơi đỉnh đèo khắc ghi những hi sinh thầm lặng của những người làm nên con đường Hạnh Phúc, nơi mà người ta sống chung với đá, lớn lên cùng đá và chết cũng vùi mình trong đá.
Cà phê muối
Theo hagiangtv.vn