- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đèn lồng huyền ảo tại địa điểm du lịch Hội An
Nội dung
Thành phố Hội An một địa điểm du lịch hấp dẫn, nơi không chỉ có cảnh đẹp mê hoặc lòng người mà còn được biết đến với những nét văn hoá, với thú chơi đèn lồng có từ xa xưa. Đèn lồng Hội An lung linh và huyền ảo đến diệu kì, là linh hồn của thương cảng nghìn năm này.
- Xem thêm: Du lịch Hội An: Cẩm nang từ A đến Z
Đèn lồng phố Hội (ảnh sưu tầm) |
Đèn lồng – nét văn hóa truyền thống muôn đời
Trải qua hàng trăm năm, qua bao thời đại hưng thịnh rồi suy vong, nhưng gần như độc nhất vô nhị trong lịch sử, du lịch Hội An vẫn lưu giữ nguyên vẹn cả một quần thể di tích cổ phong phú và đa dạng. Đèn lồng xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, song song với sự phát triển của lịch sử loài người, tuy nhiên ít được biết đến vì trước kia, người dân dùngđèn lồng chủ yếu trong việc thắp sáng và trang trí, nhưng riêng ở Hội An từ xưa tới nay, nghệ thuật làm đẹp với đèn lồng rất được quan tâm và đèn lồng làmột trong những nét văn hóa đặc trưng của Hội An.
Nghề làm đèn lồng Hội An có lẽ xuất hiện cùng thời gian phố thị phát triển nhất vào khoảng thế kỷ thứ 15, cùng lúc với những thương điếm, hội quán, những ngôi nhà ở được xây cất lên, Chùa Cầu được xây dựng nhờ vào bàn tay khéo léo của những người thợ Kim Bồng – Hội An. Phải chăng nghề làm đèn lồng đã ra đời bởi nó là một phần không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc nhà kiểu Hoa, Nhật ở Hội An.
Gian hàng cổ bán đèn (ảnh sưu tầm) |
Nhiều người cho rằng đèn lồng có mặt ở Hội An là do những dòng họ Châu, La, Thái… xuất phát từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông bên Trung Quốc sang nước ta sinh sống và làm ăn ở phố cổ Hội An đã sử dung những chiếc đèn lồng cho đỡ nhớ quê hương xa xôi cách trở. Ngồi uống trà, lắng tai nghe các cụ già có tuổi và am hiểu về đèn lồng ở Hội An kể lại rằng: Hội An xưa có ông tổ làm đèn lồng với tên thường gọi là Xã Đường, ngày đó được tôn là thợ mã chuyên làm đầu lân, lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu hay thi làm đèn, vào những dịp đặc biệt, phú quý lắm người dân phố Hội An mới có chiếc đèn lồng to viết chữ Hán hoặc vẽ tranh thuỷ mặc treo trước cổng nhà.
Đèn lồng – màu sắc phố Hội về đêm
Mỗi lần đưa mắt ngắm nhìn những ánh đèn lồng mờ ảo, lung linh ấy, tâm hồn con người lại trào dâng một nỗi niềm khó tả, sự say mê đến ngơ ngẩn quyện hòa cùng cảm giác yên bình, thư thái đến ngỡ ngàng như đang lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, nhưng có lẽ da diết hơn cả là sự nuối tiếc, dường như náo nhiệt của cuộc sống hiện đại đã “nuốt trôi” tất cả, để giờ đây chỉ còn lại một góc nhỏ như một phần hoài niệm không thể lãng quên.
Rất nhiều du khách Việt Nam và quốc tế đã gọi Hội An là phố đèn lồng – đặc sản Hội An, không phải tự nhiên mà họ gọi vậy. Đèn lồng luôn được treo cao trước mỗi hiên nhà hay trước những hội quán, nhà hàng, cửa hiệu, ai đi qua cũng phải ngước ánh mắt lên theo dõi, nó là nét duyên thầm của phố Hội, là sự quy tụ, chắt lọc tinh tế của những tinh hoa văn hóa từ nhiều quốc gia đến Việt Nam từ thế kỷ trước, là biểu tượng của phố cổ Hội An như chính tâm hồn người Hội An lặng lẽ, bình dị lại vừa cao sang.
Đèn lồng đa dạng kiểu dáng, màu sắc điểm tô cho phố Hội (ảnh sưu tầm) |
Đặc biệt hơn cứ đến ngày hội, lễ tết là người dân lại làm đèn thủ công để treo trong bầu không khí nhộn nhịp tấp nập, trước là làm để trang trí trong gia đình, sau đó để bán. Làm đèn lồng đã trở thành một nét riêng biệt của phố Hội, chuyên làm đèn thủ công hay vẽ trang trí đèn lồng ở các khách sạn hay treo ở nơi thờ tổ tiên của các gia đình.Đèn lồng có mặt ở hầu hết các con phố ở Hội An như khoác lên cảnh vật một màu sắc thật riêng, thật độc đáo.
Dạo quanh phố phường Hội An khi màn đêm buông xuống, khi những màn sương mỏng giăng mắc lên cảnh vật, cũng là lúc những ánh đèn mờ ảo của đèn lồng được thắp lên, thay thế ánh đèn điện, giống như một thứ ánh sáng diệu kì được thắp sáng lên cho một miền đất của những con người thanh lịch, mến khách, đem ánh sáng sẻ chia cho những du khách từ phương xa tới, đưa họ ngược trở về quá khứ để sống trong không khí các loại hình văn nghệ dân gian và lễ hội của người xưa. Phố đêm, ánh nến bên sông Hoài quanh năm ôm ấp phố Hội, nét kiến trúc cổ kính lúc ẩn lúc hiện, lúc tỏ lúc mờ và tiếng rao đêm… tất cả tuyệt vời mà không văn thơ nào có thể miêu tả hết cái đẹp đi vào sâu tận tâm hồn ấy.
Du lịch Hội An – Con đường đèn lồng về đêm lung linh (ảnh sưu tầm) |
Nghề làm đèn lồng truyền thống
Nếu như may mắn đến Hội An vào đúng dịp trung thu, du khách sẽ được chứng kiến những chiếc lồng đèn phong phú được thắp lên, tạo cho phố cổ Hội An một vẻ đẹp khác thường.Chiếc đèn lồng là sản phẩm hoàn toàn được tạo nên qua những bàn tay khéo léo của con người mà không phải qua một phương tiện máy móc công nghiệp hiện đại nào, chính điều đó đã hấp dẫn du khách. Những năm trở lại đây, đèn lồng Hội An đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu, đem lại nguồn kinh tế ổn định cho những nghệ nhân làm đèn an tâm tiếp tục tâm huyết gắn bó với nghề.
Nghề làm đèn lồng đã trải qua 400 năm tuổi, trải qua biết bao sóng gió lịch sử, bao thăng trầm của thời gian thì dường như vẫn còn nguyên vẹn, vẫn đủ sức mê hoặc lòng người.
Nguyên liệu để làm đèn lồng chủ yếu là dùng tre và vải lụa là chính. Tùy vào màu sắc, chất liệu vải mà đèn mang ý nghĩa khác nhau. Nếu như màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, thì màu vàng là niềm tươi vui, màu gấm huyết dụ kiêu sa đài các, thì sắc xanh đem lai niềm hi vọng cùng sức sống tràn trề, nếu màu hồng tượng trưng cho sự ngọt ngào, thân thương đến dễ mến thì màu tím lai gợi lên sự thủy chung son sắt như chính con người nơi đây.
Chứa đựng những giá trị nghệ thuật sâu sắc (ảnh sưu tầm) |
Quy trình làm đèn gồm 2 giai đoạn, tre ngâm kĩ 10 ngày bằng nước muối để chống muối mọt làm hư hại sau này, sau đó đem đi phơi khô, chẻ ra, vót mỏng thành thành nan. Nan được gắn vào hai vòng gỗ, hai đầu kết nối lại, bọc lại bằng vải xoa hoặc lụa tơ tơ tằm, thao tác bọc vải đòi hỏi người thợ phải thật sự khéo léo, để lựa theo hình dáng khung. Người Hội An thích dùng vải bọc đèn được lựa chọn từ những tấm lụa được chuyển từ các làng lụa tới mà đặc biệt là lụa Hà Đông với chất liệu tốt, kiểu dáng đa dạng, hoa văn phong phú, cho ánh sáng chân thực mà vẫn đảm bảo độ lung linh. Khâu cuối cùng là làm đẹp cho đèn, gắn tua màu và trang trí mỹ thuật.
Lồng đèn để đáp ứng nhu cầu trước ánh mắt của khách du lịch phải làm nhanh, đẹp và xếp lại được để du khách mang đi tiện lợi. Lồng đèn ngày xưa thường làm to, được bọc vải tốt, trang trí cầu kì, chứa đựng vấn đề triết lý nhân sinh hoặc những rung động tâm hồn, cảm xúc của người vẽ, nay đã được thay bằng những nét vẽ đơn giản hơn hoặc thêu bằng máy, thậm chí chỉ dùng vải lụa dệt các loại hoa chìm hoa nổi. Những chiếc đèn lồng cầu kỳ hơn sẽ được chế tác từ gỗ quý giá trị cao, chạm trổ cầu kỳ, công phu chỉ được trưng bày ra trong đêm hội hoađăng tại thành phố.
Đèn lồng treo trước hiên nhà hàng(ảnh sưu tầm) |
Đến với thành phố du lịch Hội An du khách sẽ có thêm những kỷ niệm đẹp không thể quên, những khám phá và hiểu biết quý giá về chiếc đèn lồng Hội An. Vẻ đẹp hút hồn của những chiếc đèn lồng đã làm xiêu lòng bao khách du lịch từng đặt chân đến đây. Đèn lồng Hội An đa dạng, phong phú nhiều mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc để bạn được thỏa sức ngắm nhìn và cũng có thể mua về làm kỉ niệm hay làm quà tặng.
Xem thêm:
- Các địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng
- Lễ Hội Đèn Lồng Hội An Trong Đêm Rằm Trung Thu
- Kinh nghiệm ăn gì ở Hội An ngon