- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Cuộc sống chật vật của thợ mỏ trên miệng núi lửa Ijen
Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt trên miệng núi lửa Ijen ở Đông Java (Indonesia), những người mưu sinh bằng nghề khai thác lưu huỳnh phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Vào ban đêm, khí gas độc trong miệng núi lửa bùng lên thành "ngọn lửa xanh" - một khái niệm của dân địa phương. Hàng trăm du khách nối thành hàng dài, đi qua con đường tạm bợ trơn trượt để tiến sâu vào trong lòng núi. Giữa ánh sáng của đoàn thám hiểm, những người thợ mỏ cũng bắt đầu công việc của mình vào lúc 2h sáng. Yatim là một trong số họ. |
Người đàn ông 44 tuổi bắt đầu ngày mới sớm hơn thường lệ, điều nhiều người ở đây vẫn làm để tránh cái nóng nực của buổi chiều, và để kiếm thêm chút ít từ các đoàn khách du lịch đến đây trước bình minh. Công việc chính của người thợ suốt 7 tiếng lam lũ bên miệng núi lửa là khai thác nguồn lưu huỳnh vô tận bên miệng hồ. Khí lưu huỳnh được chuyển thành dạng lỏng và chảy qua một hệ thống đường ống khổng lồ. Khi lưu huỳnh nguội và chuyển thành dạng rắn, các thợ mỏ cắt chúng thành mẩu nhỏ hơn. |
Khói lưu huỳnh cuộn trong gió là "kẻ thù" của những người thợ mỏ. Loại khí đốt này giống như tấm màn lớn tốc vào mặt, tràn xuống phổi, khiến họ choáng váng và ngã quỵ. "Thật tệ nếu khói dày kèm theo gió và mưa như lúc này", Yatim giải thích. "Chúng khiến mắt và mũi tôi đau rát. Bạn sẽ ho ngay lập tức. Nếu cơn đau thực sự tồi tệ, bạn có thể bị nôn. Chúng cũng gây tức ngực. Những điều đó làm cho công việc này khó khăn hơn". |
Yatim dùng một mặt nạ nhựa để hạn chế ảnh hưởng của khói. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận rằng bộ lọc của mặt nạ từ lâu đã không còn tác dụng. Nhiều thợ mỏ về hưu chỉ dùng một tấm vải che miệng hoặc không có lớp bảo vệ nào. Mặt nạ của thợ mỏ thường do du khách tặng. |
Các khối lưu huỳnh kéo lên từ dưới đất được xếp vào giỏ gỗ. Những người đàn ông chuyên khuân vác phải mang đến 80 kg lưu huỳnh trên vai, leo lên dốc núi dựng đứng để tới miệng núi lửa. Họ thường xuyên phải dừng lại nghỉ, mỗi bước đi đều đau đớn. "Ngoài đau hông, tôi cũng cảm thấy hơi đau vai. Nếu có chỗ dừng, tôi nghỉ ngơi một chút. Tôi không vội vã đi thẳng lên mà dừng lại, nên không dễ dàng cảm thấy mệt mỏi", Yatim nói. |
Những công việc tương tự hầu hết đã không còn tồn tại trong nhiều thế kỷ, nhưng vẫn kéo dài tại đây. Bất chấp khả năng hiện đại hóa hoặc cơ giới hóa quá trình khai thác mỏ, những người thợ vẫn không muốn có sự thay đổi tại nơi làm việc. Điều này khiến họ có nguy cơ mất việc hoặc mất đi một khoản tiền công. |
Yatim cho biết anh thường kiếm được khoảng 58 USD (hơn 1,3 triệu) một tuần, tùy vào khối lượng lưu huỳnh chuyển đến trạm cân dưới chân núi. Đây là mức lương tốt và ổn định đối với người dân khu vực này. Những nỗ lực của anh là nhằm đảm bảo người thân trong gia đình có khả năng theo đuổi một tương lai tươi sáng hơn. "Tôi hi vọng con cái sẽ thành công và tìm được công việc tốt hơn. Bất kể mơ ước của chúng là gì, chúng tôi với tư cách cha mẹ chỉ có thể hỗ trợ và cầu nguyện cho chúng. Tôi không muốn chúng giống như tôi", Yatim tâm sự. |
Bà Suhaina, vợ của Yatim, lo lắng về tác động của việc khai thác lưu huỳnh đối với sức khỏe của chồng. Bà đã khóc khi lần đầu tiên nhìn thấy con đường dốc hiểm trở ở khu mỏ. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra sức khỏe của Yatim khá tốt, không có vấn đề gì ở phổi. |
Kholid, người đứng đầu Phòng khám Sức khỏe Cộng đồng Licin, cho biết hệ hô hấp của những người thợ mỏ không bị ảnh hưởng rõ rệt, dù họ tiếp xúc hàng ngày hàng giờ với không khí chứa đầy lưu huỳnh. "Hầu hết đều bị bệnh nha khoa. Nồng độ axit cao trong lưu huỳnh khiến răng bị ăn mòn", ông cho biết. |
Dù vậy, Yatim cùng 250 đồng nghiệp vẫn phải đối mặt với những nguy cơ khác. Chẳng hạn, một cựu thợ mỏ tại Ijen bị gãy chân và không thể đi làm trong 5 tháng, khiến kinh tế gia đình lao đao. |
Yatim vẫn sẽ thức dậy vào 3h sáng mỗi ngày để cầu nguyện, đi xe máy tới ngọn núi và leo lên con dốc dài 3 km mà anh đã qua lại hàng nghìn lần. Những người thợ mỏ nơi đây hầu như coi miệng núi lửa chỉ là nơi để kiếm thu nhập, nhưng đôi khi Yatim vẫn dừng lại để chìm đắm vào khung cảnh. "Nơi đây thật đẹp, thậm chí với tôi", anh nói. |
15 tuyến đường bộ nguy hiểm trên thế giới
Đi bộ bên vách đá hay leo lên đỉnh núi lửa là những hành trình đầy rủi ro, nhưng vẫn có sức hút lạ kì đối với du khách ưa mạo hiểm.
Hang pha lê khổng lồ như trong phim viễn tưởng
Những khối pha lê trong hang động ở Naica có chiều dài hơn 10 m và nặng tới 55 tấn. Không khí trong hang có chứa axit, với nhiệt độ thường xuyên đạt 58 độ C.
4 quán ăn có giờ mở cửa “dị” nhưng lúc nào cũng đông khách Hà Nội
Những quán ăn này, có quán mở bán vào sáng sớm, có quán mở vào xế chiều, quá trưa… Giờ giấc tuy có phần lạ nhưng chúng vẫn là những địa chỉ ẩm thực được nhiều người ưa thích.
Ghé hàng bún đậu mắm tôm phải tận dụng cả hành lang, phòng ngủ làm nơi bán hàng ở phố Đại La
Có lẽ sức hút từ những miếng đậu làng Mơ chiên giòn nhưng vẫn giữ được độ béo, mềm hay bát mắm tôm có thêm ớt chưng hành khô đã khiến quán bún đậu mắm tôm Đại La đông khách đến thế.
Quán cháo đêm hơn 25 năm cho người Sài Gòn đi sớm về khuya
Quán cháo tại ngã tư Hàng Xanh là địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách sành ăn tại Sài Gòn, nhất là với những người có thú ăn đêm.