- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ký ức Đà Lạt với món "pizza Việt Nam"
Bánh tráng nướng là món ăn đường phố thơm ngon hấp dẫn, rất đặc trưng của TP.Đà Lạt, còn được gọi là "Pizza Việt Nam". Nhưng đặc sắc hơn pizza rất nhiều, thu hút đông đảo các bạn trẻ và khách du lịch. Sẽ rất “thiếu sót” nếu như du khách đến với
Ban đầu chỉ là chiếc bánh tráng nướng mỡ hành đơn giản, mới xuất hiện ở thành phố sương mù mấy năm trở lại đây. Sau đó vì sở thích của người ăn cũng như sự sáng tạo của người bán mà món bánh tráng nướng dần dà trở nên phong phú về chủng loại và hấp dẫn khẩu vị như bây giờ.
Món "Pizza Việt Nam" rất thích hợp trong tiết trời ôn hòa quanh năm của miền đất phố núi, làm cho món ăn giản dị ấy lại trở nên lưu luyến một cách đặc biệt. Với giá cả hợp lý chỉ 10 ngàn đồng/cái, dễ dàng trở thành một món ăn vặt vừa rẻ vừa thân quen bởi sự vui vẻ hài lòng với món ăn vừa đủ để đầu lưỡi ứa nước…
Bánh Tráng nướng Đà Lạt
Còn nhớ cái thuở bọn tôi còn là học sinh trung học của trường Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), mấy món “ăn vặt” lúc ấy của mấy cô nữ sinh “tụm năm tụm ba” chỉ là mận, me, cóc, ổi, khoai lang nướng, bắp nướng, bắp xào… Bây giờ hình ảnh những chiếc áo trắng học trò vây quanh hàng bánh tráng nướng quả thật “đắt sô”, món quà vặt vừa ngon vừa “dễ xử lý” này cũng đang làm mưa làm gió trước các cổng trường, không chỉ có mấy “cô” mà mấy “cậu” học sinh, sinh viên cũng “tích cực” sẵn sàng tham gia.
Đến với Đà Lạt ngoài du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, thưởng thức những rau củ quả, trái cây đặc sản, thì món bánh tráng nướng là một món ăn chơi biến tấu hết sức thú vị, xuất xứ từ bản địa xứ lạnh mà du khách nên một lần nếm thử cho biết.
Với những chiếc lò bé nhỏ đơn sơ đầy ấn tượng. Những chiếc bánh tráng Đà Lạt chính hiệu mỏng tang xuất xứ từ vùng Phú Lâm (Đà Lạt), đặt trên vỉ bếp than hồng rực, thêm chút hành lá xào nhuyễn, mỡ hành thơm nức, ruốc thịt đậm đà, kế đến là lớp trứng gà tráng mỏng vàng ươm cùng các phụ liệu độc đáo khác nướng giòn, chỉ một loáng là hương vị thơm ngon đặc trưng của phố núi đã ra lò.
Chiếc bánh vừa giòn vừa dẻo quả là món ăn độc đáo, một ẩm thực đặc sản có “danh tiếng” đậm chất đường phố mà không thể tìm thấy trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Chỉ có “chui vào” chợ đêm, đường phố, quanh bờ Hồ Xuân Hương hay các hẻm nhỏ ở Đà Lạt mới có thể tìm thấy hương vị độc đáo này.
Đến với Đà Lạt cứ chiều chiều bạn sẽ bắt gặp hình ảnh từng tốp người gánh hàng rong đi cùng với nhau từ một vùng nào đó đổ về những con đường, con hẻm, đặt gánh xuống những địa điểm quen thuộc rồi cời lại bếp than cho đỏ lửa, bắt đầu công việc nướng bánh, bán bánh cho đến chiều tối xẩm. Những gánh hàng rong nơi đây cũng là nét văn hoá ẩm thực đặc thù của thành phố du lịch nổi tiếng thơ mộng và dịu êm này.
Bánh Tráng nướng Đà Lạt
Có được món bánh tráng nướng đầy hấp dẫn ở Đà Lạt, khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật dụng phải khá kỳ công, thường chỉ được bán sau 3 giờ chiều. Vào lúc ấy, tiết trời Đà Lạt bắt đầu nghe lành lạnh, màn sương chiều giăng mắc lãng đãng làm mờ cả một không gian vùng rừng núi, che khuất những lối đi, đường đèo… đúng với tên gọi là xứ sở sương mù.
Vào thời điểm này cũng là lúc làm cho ẩm thực, cảnh sắc Đà Lạt trở nên quyến rũ nhất. Ngồi bên lề đường ăn bánh tráng nướng nóng hổi thật tuyệt vời. Một nét chấm phá đầy tinh tế trong đời sống ẩm thực miền phố núi, bánh nướng này phải ngồi ăn tại chỗ mới ngon và hấp dẫn, mua về nhà nó bị “ỉu xìu” ăn sẽ không ra chi.
Nhất là khi màn đêm buông xuống, được thưởng thức món này trong cái lạnh của trời Đà Lạt, ngồi co ro sưởi ấm bên bếp than hồng mà nhai “rau ráu” thì không còn gì ngon và thích thú cho bằng, chỉ một loáng đã làm “sạch” một hơi ba bốn cái đi liền. Một món ăn chơi mộc mạc dân dã nhưng lại lôi cuốn níu chân du khách “tích cực” đến thế, vừa thơm ngon hấp dẫn vừa gợi trí tò mò muốn khám phá món ăn mới lạ, nhất là giới trẻ khi đến đây khó mà “rứt” ra được vì đã từng bị chinh phục bởi món bánh tráng nướng Đà Lạt.
Thế là khi đã “hạ cánh”, cuộc buôn bán chẳng nặng tính toan, chỉ thấy tình người và tình cảm ấm cúng hòa quyện cùng mỗi chiếc bánh dòn tan, mỗi người tự cảm nhận lấy sự “tuyệt hảo” đến tận mức độ nào. Để rồi ai đã từng một lần thưởng thức không thể nào quên cái vị bùi bùi, beo béo thật khó diễn tả, xuất phát từ trong cái lạnh của Thành phố dịu dàng, se sắt ấy luôn khiến du khách đã từng ghé thăm nhung nhớ đến lạ lùng.
Trong cuộc sống thời nay mọi người ai cũng bận bịu trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền. Được thụ hưởng những tác phẩm nghệ thuật ẩm thực tuy không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có hương vị rất đặc biệt cũng cảm thấy mãn nguyện vui vầy.
“Bánh tráng nướng” Đà Lạt, rất bình dân nhưng lạ miệng cũng tạo ra được một phong cách riêng biệt của một địa danh đặc thù. Bánh ngon còn nhờ được tráng khéo, người bán rất khéo léo xoay tròn chiếc bánh đều tay nướng chín từ rìa vào giữa bánh mà không bị cháy. Cắn miếng nào, chỗ nào cũng nghe vỏ bánh nổ giòn trong răng tan trong vòm miệng. Mùi thơm nghi ngút của trứng gà, hành lá nhẩn nha lan tỏa..., hòa lẫn vị ngọt mặn làm ngất ngây vị giác tạo nên một món ăn thú vị, khiến du khách rất ấn tượng khó phai trong tâm tưởng. Có thưởng thức món ẩm thực độc đáo này rồi, mới cảm nhận được sự thấm đẫm của hồn đất, hồn nước, hồn người, chiếc bánh cũng bình dị, mộc mạc như tâm hồn, tình yêu và nỗi nhớ của những người dân thành phố sương mù luôn chăm chỉ cần cù lao động.
Cũng là một người con đã từng chạy nhảy hít thở không khí trong lành của thành phố mộng mơ này mấy mươi năm về trước. Bây giờ chuẩn bị bước vào “lối rẽ” qua bên kia đồi của cuộc đời một con người, nhưng mỗi lần về thăm lại quê nhà, tôi lại náo nức đi tìm những “dấu tích” kỷ niệm xưa, quanh ngôi thánh đường cổ kính Domain – de Marie, nhất là tìm đến ẩm thực quê nhà với những gánh hàng rong bên vệ đường, trước ngôi nhà thờ có từ thời xa xưa.
Thỏa lòng “ước ao” khám phá những hương vị “mới” ngon đậm đà đầy chất dân dã là thế, cho dầu có đi xa đến đâu vẫn thấy da diết nhớ.... không làm sao mà quên được.
Rêu phong thành cổ Sơn Tây
Những gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc trên tường và cổng tạo nét rêu phong, cổ kính cho thành cổ Sơn Tây ở ngoại thành Hà Nội.
Thưởng thức món mắm ong rừng ở Cà Mau
Biết tôi thích khám phá ẩm thực, nhân chuyến về Cà Mau thăm quê, bạn tặng cho một hũ mắm ong rừng.
Chợ hải sản ăn liền độc, rẻ nhất Việt Nam
Chưa ở mô có cái chợ lạ như ở Cù lao Chàm, khách chỉ cần đưa tay chỉ và hỏi giá bao nhiêu, gật đầu là bà chủ nhoay nhoáy dao thớt chưa đầy 5 phút đã tinh tươm trên đĩa thơm lừng
3 món ngon dân dã vùng quê lúa Thái Bình
Ổi bo thanh mát, bánh cáy dẻo thơm, canh cá đậm đà là những món ăn mang nét đặc trưng riêng ở quê hương của 'Chị Hai năm tấn'
Những đặc sản trứ danh đất Sơn La
Đến Sơn La, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn cảm nhận sự hấp dẫn của những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc.