- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chùa Cổ Thạch - Vẻ đẹp say lòng của ngôi chùa linh thiêng ở Phan Thiết
Nội dung
Chùa Cổ Thạch là địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch trên cả nước đến đây để chiêm bài, lễ Phật và tham quan thắng cảnh độc đáo hiếm có.
Lịch sử chùa Cổ Thạch
Chùa Cổ Thạch vốn có tên gọi là ” chùa Hang “. Từ năm 1835, ngôi chùa này được thiền sư Bảo Tạng ( đời thứ 40 phái Lâm Tế ) khai sơn. Sau 5 năm làm trụ trì, ngài đã truyền lại cho các đệ tử việc chăm sóc am để Nam thực hiện con đường du hóa, hoằng pháp độ sinh.
Cho đến nay, ngôi chùa đã trải qua 5 đời trụ trì và nhiều lần trùng tu. Vậy nên, vốn là một am nhỏ nhưng ngày nay ngôi chùa đã khang trang và rộng lớn hơn rất nhiều.
Cho đến nay, dù đã trải qua 170 năm nhưng ngôi chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa Hán Nom; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chung và trống sấm đã có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 19.
Kiến trúc chùa Cổ Thạch
Khu vực chùa Cổ Thạch là một quần thể kiến trúc rất độc đáo. Các am, điện, cốc liên hoàn với nhau trên khu đồi đá cao 64m và trải rộng tới hơn 4ha.
Tại cổng tam quan, lối dẫn vào chính điện là tượng hai linh vật voi và hổ hộ pháp phía trước. Theo tín ngưỡng Phật giáo, voi là biểu tượng của sức mạnh tâm thức; còn hổ là biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin và sự chiến thắng.
Mọi lối đi đều được cây cối thiên nhiên che phủ nên dù ở địa hình cao nhưng cũng không có cảm giác khó chịu từ thời tiết. Ngoài ra còn có rất nhiều phiến đá lớn với nhiều hình thù khác nhau. Có tảng đá hình chú ếch ngộ nghĩnh; có tảng thì lại mang hình dáng như bàn tay Đức Phật.
Ngôi chùa đi theo lối kiến trúc cổ xưa nên trược bày phối với nhàu màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt. Bởi vị trí địa hình là núi đá cao nên mỗi lối đi của ngôi chùa đều có các bậc thang lên xuống thoai thoải theo sườn dốc.
Ngoài các khu thờ phụ trên núi đá cao, chùa Cổ Thạch còn có các nhà thiền; từ đường; nhà tổ; thác chuông; lầu trống; am cốc thờ tự và những liễn phi, hoành khối,…
Bất kể ai khi đến thăm chùa đều phải ” trầm trồ khâm phục ” trước công trình kiến trúc vừa cổ kính hoang sơ và mang vẻ đẹp độc đáo lạ mắt.
Hang động chùa Cổ Thạch
Ngôi chùa này nằm trên quần thể núi đá nên cũng có rất nhiều hang động đặc biệt. Tận dụng địa thế này, các thiền sư đã dùng chúng làm nơi thờ phụng.
Trong mỗi hang động ở chùa Cổ Thạch đều thờ một vị Phật, Bồ tát hoặc một nhà sư đã viên tịch. Ở đây, có một hang động của Tổ sư – người đã khai sơn ra ngôi chùa này, phía trọng ngoài tượng thờ Tổ sư còn có các bài vị có công lao xây dựng chùa.
Kế bên đó là hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề. Trong hang động này có tượng Phật 8 tay và nhiều tượng cổ khác. Còn ở hang Tam Bảo, các thiền sư dùng để thờ phụng 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau.
hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề
Leo lên mỏm núi đá sát bờ biển hay còn được gọi là đỉnh Linh Thứu. Đến đây, bạn có thể thấy được tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát
Mặc dù địa hình khó khăn nhưng mỗi điện thờ đều được thiết kế, chăm sóc tỉ mỉ. Như ngôi điện thờ này, mặc dù ở trong hang đá nhưng vẫn được xây thêm cổng và má long phụng.
Những am nhỏ len lỏi giữa những tảng đá lớn nhưng vẫn oai nghi và linh thiếng đến kỳ lạ. Ngôi chùa này cũng là 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và được nhiều người dân Phan Thiết yêu mến.
tượng Phật Thích Ca Mâu Ni miết bàn
>>Xem thêm: Du lịch Ninh Thuận mùa nào đẹp nhất?
Lễ hội chùa Cổ Thạch
Vào ngày 25/05 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ Tổ của chùa Cổ Thạch. Đây là ngày mà để tăng ni, phật tử nơi đây tưởng nhớ công ơn to lớn của vị Thiền Sư Bảo Tạng – người có công lao to lớn trong việc xây dựng chùa ngày ấy.
Chùa Cổ Thạch ở đâu?
Chùa Cổ Thạch nằm ở khu du lịch Cổ Thạch, xã B.thạnh, Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận.
Ngôi chùa thuộc quần thể núi đá tự nhiên của tỉnh Bình Thuận. Ngôi chùa gần như nằm lọt thõm giữa những tảng đá to lớn; ngay bên cạnh là bờ biển lớn còn hoang sơ và bình yên.
Đến chùa Cổ Thạch bằng cách nào?
Vì nằm khá xa trung tâm thành phố Phan Thiết nên nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng chúng ta có thể đến chùa Cổ Thạch bằng cách nào? Bạn có thể tới đây bằng xe khách hoặc phượt bằng xe máy nhé!
Ở Phan Thiết – Đà Nẵng – Sài Gòn đều có xe khách chạy đến bến xe này. Thường thì khi đến Tuy Phong bạn sẽ dừng ở bến xe Liên Hương, sau đó bắt xe ôm vào chùa Cổ Thạch khoảng 30 – 40k nữa.
Nếu bạn muốn phượt xe máy đến Cổ Thạch, thì lộ trình mà bạn có thể tham khảo như:
Lộ trình Phan Thiết – chùa Cổ Thạch
Tính từ Phan Thiết bạn đi về phía bắc 90 km đến thị trấn Liên Hương – huyện Tuy Phong. Sau đó rẽ phải và đi tiếp 8km sẽ đến quần thể đá – hang động – bãi biển xinh đẹp này.
Lộ trình Sài Gòn – chùa Cổ Thạch
Chùa Cổ Thạch cách tp.Hồ Chí Minh 300km, đối với các phượt thì đây là đoạn đường khá dễ dàng.
Bạn chỉ cần chạy thẳng từ Sài Gòn hoặc từ Đà Nẵng tới Bình Thuận trên QL. 1A. Khi đến ngã 3 Liên Hương, huyện Tuy Phong rẽ phải rồi chạy thẳng thêm 3km là đến chùa Cổ Thạch.
Nếu rẽ phải ngay từ ngã 3 Duồm, xóm 7, Hội Tâm, Hòa Minh bạn sẽ có cơ hội chạy trên một con đường ven biển rất lãng mạn. Nhưng với lộ trình này bạn phải hỏi đường người dân bản địa để tránh lạc lối nhé!
Những lưu ý khi tham quan chùa Cổ Thạch
- Trang phục: Chùa Cổ Thạch có địa hình núi đá nên việc di chuyển đi lại khá khó khăn, đặc biệt là với các bạn nữ. Hãy mặc trang phục kín đáo, thoải mái và đeo giày thể thao để tiện đi lại nhé!
- Đi lại tham quan: Chùa là nơi linh thiêng, thanh tịnh nên các bạn cần hạn chế nắm tay, khoác vai,… Trong lúc đi lại ở khuôn viên chùa nên sử dụng ngôn ngữ phù hợp và giữ gìn vệ sinh chung. Không nên tùy tiện chạm tay lên các di vật và tài sản của chùa.
- Ăn uống: Vì thời gian tham quan chùa không mất quá nhiều. Bạn chỉ nên sử dụng nước lọc và đồ ăn chay trong chùa, những.
- Ngoài ra hãy tuân thủ theo các quy định khác của chùa, chi tiết bạn hãy chú ý ở các tấm biển báo được gắn ở quanh chùa nhé!
Trên đây là những chia sẻ của mình về chùa Cổ Thạch Phan Thiết. Qua một bài viết thì chắc vẫn chưa thể mô tả hết về vẻ đẹp và những ý nghĩa linh thiêng của ngôi chùa. Nhưng mình tin rằng đây sẽ là địa điểm thăm quan, thư giãn để thả lỏng cơ thể rất tốt. Hãy đến đây và cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống xung quanh ta nhé!
Kinh nghiệm săn mây Tà Chì Nhù cho chuyến du lịch tự túc
Tà Chì Nhù sẽ là địa điểm đưa bạn đắm mình trong không gian bao la của núi non; nhìn ngắm những tầng mây hùng tráng tạo nên vẻ kỳ vĩ của thiên nhiên. Hãy để Tà Chì Nhù là điểm đến tiếp theo trong sổ tay du lịch của bạn nhé!
Suối Tranh Phú Quốc : Chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt hảo
Suối Tranh một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt hảo giữa hòn đảo thiên đường Phú Quốc. Suối Tranh mang đến cho du khách vẻ huyền ảo, thơ mộng như lạc vào chốn thần tiên đúng như cái tên của nó_ ” đẹp như tranh “.
Kinh nghiệm du lịch đồi chè Trái Tim Mộc Châu: Giá vé
Đồi chè Trái Tim Mộc Châu quanh năm luôn đều bao phủ bởi cao nguyên Mộc Châu bằng một màu xanh tươi mát. Bên cạnh đó, nơi đây còn mang đến cho chúng ta những điều thú vị về thiên nhiên, con người cũng như các đặc sản lạ lùng.
Cù Lao Câu - Khám phá thiên đường ̶mới nổi” của Bình Thuận
Cù Lao Câu là hòn đảo thiên đường đang rất được quan tâm ở Bình Thuận. Nơi đây chiếm được trái tim của mọi du khách bởi vẻ hoang sơ, thuần khiết của bãi biển dài trong xanh tận đáy cùng bờ cát trắng ngần. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch sắp tới tại đây, bài viết này chắc chắn dành cho ...
Kinh nghiệm đi chùa Linh Ứng Đà Nẵng chi tiết từ A-Z
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng là một trong những địa điểm du lịch mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua khi đến với Đà Nẵng. Hãy cùng MOTOGO bỏ túi ngay kinh nghiệm đi chùa Linh Ứng liêng thiêng này tại thành phố biển Đà Nẵng.