- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chợ phiên Tây Bắc trên Tây Nguyên
Vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào Mông di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn duy trì tập quán mở chợ phiên truyền thống. Ở xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, chợ phiên được mở Chủ nhật hằng tuần.
Du lịch Tây Nguyên ghé chợ phiên Tây Bắc
Xã Đắk R’Măng có hơn 600 hộ dân tộc Mông chủ yếu di cư từ các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang… Bà con cư trú ở các thôn 4, 5, 6, hầu hết sống bằng nương rẫy, thu nhập không dư dả nhưng “no cái bụng”. Ngày họp chợ, tất thảy già trẻ, gái trai đều diện trang phục thổ cẩm truyền thống xuống đường, trẩy hội chợ phiên.
Chợ họp từ 7 giờ sáng, đông nhất từ 11-12 giờ trưa. Anh Hoàng Bá Phia (28 tuổi), tiểu thương nhiều năm gắn bó với phiên chợ, cho biết: Chợ phiên đông vui tấp nập nhất là vào ngày cuối năm và dịp đầu xuân năm mới, bởi người dân mua sắm nhiều, hàng hóa phong phú, nhiều nhất là quần áo thổ cẩm. Những thứ khác có thể mua ở bất cứ đâu, riêng quần áo truyền thống rất hiếm nơi bày bán vì giá cao, ít người mua.
Một bộ trang phục của phụ nữ gồm áo hoa, váy xòe, thắng lưng, mũ, giầy có giá từ 1 – 5 triệu đồng tùy chất liệu, phụ kiện đính kèm. Bộ đồ trẻ con giá thấp hơn, từ 300 – 400 ngàn đồng. Riêng đàn ông chỉ có áo màu đen giá 500 ngàn đồng. Tuy giá cao nhưng ngày tết vẫn bán chạy, vì người Mông quan niệm năm mới mặc quần áo mới sẽ gặp may mắn.
Như một nét không gian Tây Bắc thu nhỏ, chợ phiên Đắk R’Măng ngập tràn phong vị cộng đồng người Mông. Cảnh mua bán diễn ra nhẹ nhàng, không mặc cả như các chợ khác chốn thị thành. Cũng như các phiên chợ của người Mông ở phía Bắc, đồng bào Mông ở Tây Nguyên cũng đến chợ để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trai gái đến tuổi cặp kê hò hẹn. Anh Giàng A Lờ, công an viên thôn 5, xã Đắk R’Măng, cho biết: Chợ phiên hình thành từ khi người Mông di cư ổn định cuộc sống trên quê mới. Ban đầu chợ rất tạm bợ. Từ năm 2010 đến nay, chợ được chính quyền đầu tư xây dựng kiên cố, rộng gần 1.000m².
Theo Tiền Phong
Nhiếp ảnh gia Pháp Réhahn – bậc thầy trong việc chụp ảnh du lịch Việt Nam
Réhahn là một nhiếp ảnh gia người Pháp, nhưng vì tình yêu với Việt Nam nên Réhahn đã chuyển tới Hội An sinh sống vào năm 2007. Hễ có thời gian rảnh rỗi thì Réhahn lại xách máy ảnh lên và phiêu lưu khắp Việt Nam, nhằm khám phá và ghi lại nhiều khoảnh khắc
Sự khác biệt khi dùng đũa ở các nước châu Á
Người Việt cấm kỵ gõ đũa vào bàn hoặc bát vì rất mất lịch sự, người Nhật sau khi ăn xong thường cầm đũa giữa ngón trỏ và cái của hai tay và nói gochisosama với ý nghĩa cảm ơn bữa cơm ngon.
Bộ tộc anh em vẫn lấy chung vợ ở Tây Tạng
Người Mustang lưu giữ một trong những nền văn hóa Tây Tạng nguyên thủy cuối cùng. Phần lớn thành viên vẫn tin trái đất phẳng và giữ các phong tục cổ xưa.
Ngôi làng phụ nữ chỉ cắt tóc một lần trong đời
Những phụ nữ Dao Đỏ ở Quế Lâm chỉ cắt tóc một lần duy nhất trong đời bởi họ tin tóc dài mang lại tuổi thọ, sự giàu có và may mắn.
Hòn đảo đầy lợn bơi giỏi, biết xin ăn
Tại một hòn đảo nhỏ của Bahamas, các du khách thích thú khi được tiếp xúc với đàn lợn bơi giỏi, thông minh và đặc biệt thân thiện, thích lân la xin ăn.