- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bún sứa Nha Trang - món quà từ biển cả
Khi thưởng thức lần đầu, tôi không nghĩ rằng món bún sứa sẽ trở thành món ăn đầu tiên tôi nhớ đến mỗi lần tôi nghĩ về Nha Trang. Nhưng sự thực là như vậy.
Cái nắng đầu mùa oi nồng những ngày này làm tôi nhớ đến những ngày nắng cháy, nhớ đến cái gió mặn mòi vị biển ở Nha Trang. Và nhớ đến cái nắng, cái gió ấy, bao giờ tôi cũng nhớ ngay đến món bún sứa - một món đặc sản của phố biển nổi tiếng này.
Thanh mát, đậm đà bún sứa Nha Trang
Trong rất nhiều đặc sản của phố biển Nha Trang, tại sao không nhớ gì khác mà lại nhớ bún sứa? Đơn giản vì trong những đặc sản tôi đã từng thưởng thức, tuy mỗi món mang một hương vị riêng, một vẻ đẹp riêng, nhưng bún sứa là món ăn mang đậm cái hồn của biển nhất.
Do nguyên liệu đa phần đều từ biển cả, không mỡ, không béo nên bún cá sứa rất hợp để ăn khi trời nóng
Đậm đà hương vị biển từ những miếng sứa trong veo, giòn giòn, thanh mát; đậm đà hương vị biển từ những miếng chả cá ngọt mềm, từ những miếng cá tươi chắc nịch; và nhất là thứ nước dùng trong veo mà ngọt lừ, thanh mát, thơm lành.
Do nguyên liệu đa phần đều từ biển cả, không mỡ, không béo nên bún cá sứa rất hợp để ăn khi trời nóng. Trong khi những loại bún phở mỡ màng khác, trời nóng nghĩ đến đã phát ngấy, phát mệt, thì bún sứa trời càng nóng ăn càng “vào”.
Thứ nước dùng thanh thanh, ngọt lừ của bún sứa ăn vào đâu là mát lòng mát dạ đến đó. Nhúng thêm ít rau sống gồm xà lách, rau thơm, giá đỗ, hoa chuối thái chỉ vào trong bát mà ăn thì còn gì tươi mát bằng! Không những thế, sứa còn là món ăn rất bổ, mát và có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè.
Vì thế sau khi chạy nhảy nô đùa trên bãi biển, trên cát nóng Nha Trang đến kiệt sức và khát cháy, được một tô bún sứa thì hồi sức lại ngay.
Vậy nguyên liệu từ biển cả để làm nên bún sứa Nha Trang gồm những gì? Trước tiên và không thể thiếu ấy là sứa biển. Đây là loại sứa chân được ngư dân đánh bắt ở vùng biển xa bờ. Loại sứa này có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào cuối xuân đầu hạ.
Sau khi đánh bắt xong, sứa được làm sạch nhớt và sơ chế sẵn theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng của dân đi biển để khi mang về đất liền là có thể sử dụng ngay.
Thành phần từ biển tiếp theo ấy là chả cá và cá thu tươi. Những miếng cá tươi chắc nịch, đậm đà, những miếng chả cá ngọt mềm, thơm phức làm cho bát bún sứa thêm vị phong phú, đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho tô bún.
Vị ngọt thanh của nó chắc chắn sẽ làm bạn ngây lịm cả người
Và thành phần quan trọng để làm nên một tô bún sứa đậm đà vị biển, ấy là nước dùng. Không như những loại nước dùng chan bún, phở khác được nấu từ xương, thịt gia cầm, nước dùng chan bún sứa Nha Trang được nấu hoàn toàn từ cá và xương cá biển, trong đó đáng chú ý là loại cá liệt - một loại cá nhỏ, không xương có thịt rất thơm và ngọt.
Chính vì cách nấu nước dùng này mà cùng là bún sứa, nhưng bún sứa Nha Trang lại có một phong vị hoàn toàn khác biệt so với các loại bún sứa khác. Chẳng hạn như ở Bình Định, nước dùng được nấu từ xương lợn, nên béo và ngậy hơn.
Vì nước dùng được nấu từ các loại cá, nên không không bất ngờ khi nhìn vào nồi nước dùng không thấy mỡ béo, mà chỉ thấy một màu trong văn vắt. Nhưng đừng vội bình luận gì về cái thứ nước dùng trong veo ấy cho tới khi múc một muỗng và đưa lên miệng.
Vị ngọt thanh của nó chắc chắn sẽ làm bạn ngây lịm cả người. Ăn hết bát bún, húp tới giọt nước dùng cuối cùng, mồ hôi toát ra mà cơ thể lại thấy thoanh thoát và nhẹ nhàng vô cùng - như thể một cơn gió biển sớm mai mát lành vừa ùa qua, xua tan đi cái nắng nóng mùa hè.
Bởi thế làm gì có món ăn nào lại mang đậm hương vị biển hơn bún sứa? Và cũng chẳng ngạc nhiên khi nhớ tới Nha trang là không thể không nhớ ngay bún sứa - một món quà từ biển cả.
Nguồn : tuoitre.vn
Thành lũy bằng đá quý hiếm ở Việt Nam
Thành nhà Hồ là công trình có kiến trúc độc đáo bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á. Đây cũng là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Vịt gói lá sen nướng đất sét - hương vị quê nhà
Cũng dựa vào nguyên tắc nướng đất sét thời khẩn hoang, nhưng món vịt nướng đất sét ngày nay đã được biến tấu thành nhiều kiểu cách khác nhau, vừa giữ hương vị quê nhà vừa có sức lan tỏa mạnh.
Nghĩa trang thái giám độc nhất vô nhị ở Huế
Cách thành Huế khoảng 7 km về phía tây nam, chùa Từ Hiếu ngày nay được biết đến là nơi an nghỉ của những thái giám thời nhà Nguyễn.
Nghề tạo hình than đá ở Quảng Ninh
Than là chất đốt đồng thời cũng là nguyên liệu để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật.
Ngôi làng 'có bốn mùa xuân' ở Đồng Tháp
Làng hoa Sa Đéc hay Tân Quy Đông những ngày này ngập trong sắc màu rực rỡ của hoa, khiến ai nấy ngang qua đều hồ hởi về một cái Tết đang đến rất gần.