- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bánh mè láo – Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây
Bánh mè láo là một trong những món ăn miền Tây nổi bật với vị ngọt thơm. Bánh có hình dạng nhỏ nhắn mang vẻ đẹp nồng hậu của người dân vùng đất này.
Bánh mè láo – Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây
Bánh mè láo tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng qua thời gian dài của lịch sử, người dân nơi đây đã khéo léo chế biến theo cách riêng của mình. Lâu dần, bánh mè láo lại trở thành món đặc sản quen thuộc của miền Tây nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng.
Sở dĩ có tên “mè láo” là do chiếc bánh trông tròn trịa, chắc nịch nhưng khi ăn vào lại chỉ thấy giòn xốp khiến người ăn cảm thấy như mình bị đánh lừa nên họ gọi là “bánh láo”. Khi thưởng thức chiếc bánh láo, các bạn sẽ nhận thấy ngay sự đối lập của vỏ bánh với ruột bánh. Nếu vỏ bánh chắc nịch, giòn xốp, vỡ tan trong miệng bao nhiêu thì ngược lại, ruột bánh lại ngọt thơm, xốp tơi bấy nhiêu khiến người ăn không khỏi trầm trồ. Hai cảm giác tuy đối lập nhưng hài hòa đã làm cho chiếc bánh láo thơm ngon một cách riêng lạ, ăn mãi mà không thấy chán.
Dù có cái tên lạ như vậy nhưng bánh mè láo chinh phục bao người thử qua bởi hương vị thơm ngọt nhẹ nhàng, kèm theo hương thơm đặc trưng. Mè láo được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, khoai môn, mè và đường mạch nha.
Quy trình làm bánh:
– Gọt vỏ khoai môn sau đó rửa sạch, bào mỏng và giã nhuyễn sau đó đem phơi nắng từ 2 đến 3 ngày.
– Cắt khoai môn thành từng phần nhỏ và lăn vào bột nếp thành các viên tròn sau đó cho vào chảo dầu sôi chiên.
– Khi chiên xong khoai môn sẽ phồng lên, vớt lên và trộn vào nước đường mạch nha, cuối cùng lấy ra và lăn vào mè đã rang chính. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon có chút béo béo, xốp xốp của bánh cùng vỏ giòn giòn bên ngoài, thơm mùi mè được phủ đầy trên mặt bánh.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Nem Lai Vung – Đặc sản trứ danh của Đồng Tháp nhất định phải thử
Khám phá nghề gác kèo ong ở vùng U Minh Hạ
Thưởng thức cá kèo nướng ống sậy đượm vị tình quê miền Tây
Dưa bồn bồn – Đặc sản dân dã miền Tây hút khách phương xa
Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Về miền Tây thưởng thức các món ăn ngon từ chuối
Những món ăn ngon từ chuối tại miền Tây luôn gây nghiện không chỉ với người dân nơi đây mà còn đối với thực khách phương xa bởi vị ngọt thơm và đa dạng trong cách chế biến.
Bánh dày làng Gàu – Điểm nhấn văn hóa ẩm thực Hưng Yên
Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì người ta lại nô nức làm bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ ơn dựng nước của vua Hùng. Tại Hưng Yên, món bánh dày làng Gàu với các biến tấu đã trở thành món ăn đặc sản không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết.
Củ niễng – Đặc sản dân dã mùa đông miền Bắc
Củ niễng thu hái từ cây niễng, loài cây sinh sống ở vùng bùn lầy ngập nước, ven ao hồ… ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi mùa đông về, củ niễng được săn lùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.
Thương nhớ một thời các loại rau miền Tây dân dã
Các loại rau miền Tây luôn được ưu ái như một món quà trời ban cho người dân nơi đây. Những loại rau dân dã, mộc mạc nhưng lại gây thương nhớ thực khách một thời.