- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Yasushi Ogura và quán cà phê Cực Bắc cho người Lô Lô
Mỗi tháng, ông Yasushi Ogura lại sang Việt Nam 15 ngày. Phần lớn thời gian ông ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), giúp bản dân tộc Lô Lô làm du lịch bền vững.
Ông Yasushi Ogura (người Nhật Bản, 59 tuổi) đến thăm Việt Nam lần đầu vào năm 1995 và “phải lòng” Hà Giang từ năm 2002, trước sức hấp dẫn từ con người, thiên nhiên, văn hóa… vô cùng độc đáo của vùng núi cực bắc này.
Ông Yasushi Ogura trong quán cà phê Cực Bắc. |
Quán cà phê độc nhất vô nhị
Ngày ông quyết định giúp gia đình anh Dìu Dỉ Chiến mở quán cà phê tại bản Lô Lô, bà con và vợ chồng anh Chiến hoài nghi về sự tồn tại lâu dài của quán, bởi giữa vùng núi heo hắt, liệu có ai uống cà phê?
Nhưng ông Ogura tin rằng nếu biết cách làm, theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc… của người Lô Lô, quán sẽ không thiếu khách, bởi hàng ngày vẫn có du khách lên tham quan cột cờ Lũng Cú, mà gần như không có điểm dừng chân nghỉ ngơi.
Quán cà phê Cực Bắc nhanh chóng ra đời, ngay tại nhà anh Chiến - một ngôi nhà cổ trình tường bằng đất hàng trăm tuổi gần như còn nguyên vẹn.
Ông Ogura bỏ tiền túi - khoảng 200 triệu đồng - để đầu tư cho chủ nhà từ những vật dụng nhỏ nhất như ly, phin pha cà phê đến bàn ghế, cà phê, nhà vệ sinh… và mời thầy từ Hà Nội lên dạy cách pha cà phê, tiếng Anh giao tiếp, các kỹ năng cơ bản đón tiếp, phục vụ khách…
“Mở quán cà phê là một cách giúp người dân ở đây có việc làm ổn định. Một nhà bán cà phê, nhưng các hộ khác có thể mở dịch vụ homestay đón khách. Ngoài 200 triệu đầu tư cho một hộ mở quán cà phê, tôi còn giúp một hộ khác 95 triệu đồng sửa sang lại nhà cửa để thí điểm làm dịch vụ homestay”, ông Ogura chia sẻ bằng vốn tiếng Việt tự học nhưng khá trôi chảy.
Theo ông Ogura, bản Lô Lô có những lợi thế hiếm có để phát triển du lịch bền vững, trong đó có văn hóa, đời sống hằng ngày và những ngôi nhà cổ trình tường bằng đất.
“Dần dần đông khách, có thể mở rộng thêm dịch vụ, nhưng tuyệt đối phải bảo vệ được những nét văn hóa, kiến trúc. Tôi thấy ở một số bản, càng ngày càng bị bêtông hóa thật đáng tiếc. Hôm nay không bảo vệ, có thể sẽ sớm biến mất các ngôi nhà trình tường cổ. Tôi hy vọng, quán cà phê Cực Bắc và dịch vụ homestay sẽ giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ những tài sản quý giá đó - cũng là khách để kéo khách đến với mình”, Ogura tâm sự.
Quán cà phê Cực Bắc chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2016. Theo ông Ogura, vợ chồng chủ nhà cho biết, tháng cao điểm doanh thu đạt hơn 10 triệu đồng, lãi từ 50-60% - số tiền không nhiều, nhưng cũng là khá so với cộng đồng người Lô Lô.
Ông vẫn tin bản Lô Lô hoàn toàn có thể dựa vào du lịch, nếu biết khai thác và tuyệt đối bảo vệ bản sắc văn hóa và kiến trúc cổ. Bởi với tư cách là khách ngoại quốc, ông chẳng bao giờ thấy chán ngồi ở một quán cà phê dù là nơi bản làng heo hút, để ngắm núi non trùng điệp, những trang phục sặc sỡ, những ngôi nhà cổ, tường đá xếp rêu phong…, hay ngủ qua đêm trong nhà dân để được trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục, tập quán của người Lô Lô.
Mở quán cà phê cho người Lô Lô, ông hy vọng không chỉ giúp họ làm kinh tế mà còn muốn chung tay bảo vệ những ngôi nhà cổ trên cao nguyên đá. |
Nửa tháng ở Việt Nam, nửa tháng về nước chăm mẹ
Hiện ông Yasushi Ogura cứ đi - về liên tục giữa Việt Nam và Tokyo - nơi ông còn mẹ già trên 90 tuổi. Ông bảo, mẹ ông vẫn khỏe, minh mẫn và cũng rất thích Việt Nam. Mẹ ông cách đây 2 năm đang sang Việt Nam, được ông dẫn đi thăm khá nhiều nơi, như Mai Châu, Hòa Bình. Dự kiến, năm nay, ông lại đưa cụ sang thăm Việt Nam, nhưng có lẽ không lên được Hà Giang vì tuổi cao, sức yếu, đường lại khó khăn.
Mỗi lần sang Việt Nam, ông chỉ ở Hà Nội từ 3-4 ngày, còn chủ yếu ở trên cao nguyên đá.
“Tôi thường ra bến xe Mỹ Đình, bắt xe khách chạy chuyến 21h, đến 4h hôm sau có mặt tại TP. Hà Giang, rồi chuyển xe lên Đồng Văn vào lúc 11h trưa cùng ngày. Tổng cộng hành trình mất 300.000 đồng, trong đó 200.000 đồng vé Hà Nội - TP. Hà Giang; 100.000 đồng vé TP. Hà Giang - Đồng Văn”, ông cho biết.
Phương tiện đi lại trên cao nguyên đá của ông chủ yếu là xe đạp mà ông gửi nhờ ở nhà một người dân. Ông thích rong ruổi trên các cung đường uốn lượn đầy hoa cỏ, hay trong những bản làng còn nguyên những nhà trình tường cổ, cổng, hàng rào đá rêu phong…
Ông tự hào đã đến hầu hết các xã của hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc bằng xe đạp và cho biết sẽ còn đi lại vì chẳng bao giờ chán.
Ông đùa rằng danh tiếng của quán cà phê Cực Bắc giờ đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và sang tới Nhật. Mới đây, một tờ báo bên Nhật đã có bài viết về quán cà phê và cho biết có mong muốn quảng bá du lịch Hà Giang cho người Nhật và công ty Nhật.
7 địa danh hút khách hành hương ở phương Nam
Núi Bà Đen, chùa Bà hay miếu Bà Chúa Xứ... là những địa danh hút khách hành hương dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam.
Những điểm đến mát rượi một ngày dịp Tết gần TP.HCM
Nếu muốn thay đổi không khí dịp Tết khi ở lại TP.HCM, bạn có thể lên kế hoạch viếng thăm các điểm có thiên nhiên, có biển, sông, suối, đi về trong ngày.
Ngôi chùa độc đáo khó bỏ qua khi đến đón Tết ở Đà Lạt
Chùa Linh Phước (còn được gọi là chùa Ve chai) là ngôi chùa bề thế có kiến trúc rất độc đáo, cùng nhiều điều thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Đà Lạt dịp Tết.
900 du khách ''xông đất'' Đà Nẵng bằng đường biển
Chiều 28/1 (tức ngày mùng 1 Tết Đinh Dậu), Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức đón chuyến tàu Taishan với 900 khách cập Cảng Tiên Sa và "xông đất" Đà Nẵng bằng đường biển.
Nhật Bản mở tour du lịch bằng máy cùng chó
Một hãng hàng không Nhật Bản đã đưa ra tour du lịch đặc biệt cho phép hành khách bay với chó cưng của họ.