- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Wagashi – món bánh ngọt đẹp mắt không nỡ ăn của Nhật Bản
Cầu kỳ và đẹp mắt, những chiếc bánh ngọt wagashi không chỉ là một món ăn mà còn là nghệ thuật trong ẩm thực Nhật Bản.
Wagashi – món bánh ngọt đẹp mắt không nỡ ăn của ẩm thực Nhật Bản

Wagashi là tên các loại bánh ngọt được làm chủ yếu từ bột gạo, thường dùng với trà của Nhật Bản. Ảnh: WordPress.

Điểm chung của wagashi là được trình bày đẹp mắt. Màu sắc và hương vị chiếc bánh được làm theo chủ đề thời tiết, cây cỏ theo mùa. Ảnh: Begin Japanology – NHK World.

Wagashi có lịch sử khá lâu đời. Nó xuất hiện từ thời Yayoi (từ năm 300 TCN – năm 300) với tên gọi là kashi, nghĩa là đồ ngọt hoặc bánh kẹo. Khi đó, món ăn này chỉ được dùng cho giới quý tộc và các gia đình giàu có. Ảnh: WordPress.

Đến thời Edo (1603-1867), khi thương mại phát triển trên khắp cả nước, các tầng lớp người dân khác dễ tiếp cận wagashi hơn ở những buổi tiệc trà. Ảnh: Blogspot.

Lễ trà đạo là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi cả trà và bánh đều phải ngon. Những người thợ làm bánh ở Kyoto xưa theo đó đã từng bước sáng tạo nên những chiếc bánh cầu kỳ và đẹp mắt, chủ yếu theo chủ đề thiên nhiên. Ảnh: Miki Nagata.

Có rất nhiều loại wagashi, nhưng thành phần chính thường có bột gạo, bột đậu đỏ và đường. Đậu đỏ được sử dụng nhiều bởi hương vị thơm ngon và niềm tin màu đỏ sẽ xua đuổi ma quỷ và bệnh tật. Ảnh: Miki Nagata/flickr.

Nhật Bản cũng có các lớp học dành riêng cho môn học nghệ thuật làm bánh wagashi. Các sinh viên sẽ được học về lịch sử, thành phần và cách thức tạo ra một chiếc bánh ngon miệng và đẹp mắt. Những người thợ làm bánh chuyên nghiệp thường phải mất 12 năm học tập để thành nghề. Ảnh: Annabelle Orozco/flickr.

Wagashi đã trở thành một nét văn hóa hấp dẫn của Nhật Bản. Du khách thưởng thức bánh không chỉ thích thú với hương vị ngon miệng mà còn cảm phục bàn tay tài hoa, khéo léo của những người nghệ nhân làm bánh. Ảnh: Luxos.
Theo Zing News

Xin chữ đầu năm tại phố ông Đồ ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh
Đầu năm xin chữ khai xuân là một nét văn hóa Tết truyền thống của người Việt. “Phố ông Đồ” được nhiều người tìm đến như một nơi gởi tâm ý vào từng con chữ rồi nhờ ông Đồ viết lên như một lời cầu may, với mong muốn những chữ xin được cả năm đều như ý nguyệ

Cầm 200.000 đồng vui chơi tẹt ga ở 9 điểm đến hot nhất Đồng Nai
Với 200.000 đồng trong tay và mục đích là làm 1 chuyến xả hơi cuối tuần ở Đồng Nai bạn sẽ đi đâu? hãy để iVIVU.com gợi ý giúp nhé!

Little India đáng yêu tại Singapore
Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm ở phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia.

Những nơi linh thiêng cầu may năm mới của các nước Châu Á
Tại Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Hương, Chùa Vĩnh Nghiêm hay Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc… đều là những nơi được người dân đến viếng cầu may mỗi dịp năm mới. Vậy còn người dân trong khu vực Châu Á thế nào nhỉ? Cùng iVIVU.com tìm hiểu nhé.

Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động đẹp nhất nhì xứ Thanh
Động Từ Thức là một trong những hang động đẹp nhất xứ Thanh với cảnh núi non hùng vĩ, thạch nhũ nhuốm màu thời gian và vẻ đẹp lung linh huyền ảo gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên.