- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Việt Phủ Thành Chương - Địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng ở Hà Nội
Nội dung
Chỉ mới được xây dựng vào năm 2011 nhưng Việt Phủ Thành Chương đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách yêu thích ghé thăm.
Chỉ mới được xây dựng vào năm 2011 nhưng đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách yêu thích ghé thăm.
1. Việt Phủ Thành Chương ở đâu?
Bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương, Việt Phủ Thành Chương bắt đầu được xây dựng từ năm 2001. Đây là một công trình đồ sộ với tổng diện tích lên tới hơn 8.000ha. Việt Phủ Thành Chương nằm ở hồ Kèo Cả, xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, du khách có thể đến tham quan nơi này và về trong ngày.
Không gian xanh mát của Việt Phủ Thành Chương
Du khách có thể đi xe máy, xe bus hay ô tô đến Việt Phủ Thành Chương đều thuận lợi vì đường sá bằng phẳng, dễ đi. Đi xe bus, du khách bắt xe 07 từ Cầu Giấy đi đến Mê Linh Plaza rồi đi tiếp xe số 64 đến Xóm Núi 1, sau đó đi bộ tới Việt Phủ. Đi xe máy, du khách đi theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài rồi rẽ vào quốc lộ 2 theo hướng Vĩnh Yên, từ đây du khách đi tiếp khoảng 10km nữa là tới Việt Phủ.
Chính vì đường đi thuận lợi, nhanh chóng và kiến trúc độc đáo, giàu giá trị lịch sử nên Việt Phủ Thành Chương đã trở thành địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng trong lẫn ngoài nước. Thậm chí báo The New York Times, đài CNN đã từng có lần đưa tin, bài về công trình này.
2. Việt Phủ Thành Chương có gì?
Nhiều du khách lần đầu đến Việt Phủ Thành Chương đã nhầm tưởng nơi này là một khu di tích lịch sử bởi nét cổ kính và những hạng mục đặc sắc trong đó. Nhưng thực tế, đây là một quần thể tập hợp những nét kiến trúc cổ điển của làng quê Bắc Bộ.
Đầu tiên là cổng vào Việt Phủ được xây dựng theo lối cổng làng Đường Lâm, Thổ Hà – những ngôi làng cổ nổi tiếng của Hà Nội. Tiếp đó là những tiểu công trình như hồ sen, nhà hát, bàn cờ, phòng tranh... mang đậm dấu ấn của thời xưa cũ. Ngay cả con đường dẫn du khách từ cổng vào tham quan Việt Phủ cũng được lát hoàn toàn bằng gạch Bát Tràng. Dưới bóng những tán cây cổ thụ lâu năm, sắc màu cũ kỹ của những viên gạch khiến nơi này đượm niềm hoài cổ.
Cổng vào Việt Phủ Thành Chương
Chưa hết, trong Việt Phủ là 13 ngôi nhà cổ, mỗi ngôi nhà có một tên gọi khác nhau như nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong, lầu Tường Vân... Đặc sắc nhất có lẽ là ngôi nhà lợp bằng cói rối của dân tộc Mường có tuổi thọ lên tới 200 năm hay ngôi nhà gỗ lim đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ và nhà hát Long Đình được trang trí rất công phu.
Điểm thú vị của Việt Phủ Thành Chương là ở đây có rất ít bóng dáng của thế giới hiện đại. Không gian Việt Phủ tĩnh lặng với sân đình, vườn cây, ao cá... Trong Việt Phủ còn có một thác nước cao 5 tầng luôn tung bọt trắng xóa. Dưới chân thác là khu thờ Phật Tổ được thiết kế uy nghiêm. Tháp Thiên Hương cũng ở khu vực này. Ngoài ra, Việt Phủ còn tập hợp và lưu giữ hàng nghìn hiện vật văn hóa của các triều Trần, Lê, Đinh... Do đó, ngoài giá trị du lịch, Việt Phủ còn có giá trị văn hóa và lịch sử.
Không gian xưa cũ trong Việt Phủ Thành Chương
Khu trưng bày tranh của họa sĩ Thành Chương nằm đơn sơ trong một góc của Việt Phủ. Nhiều du khách khi du lịch Hà Nội đã đến Việt Phủ Thành Chương vừa để tham quan phong cảnh vừa để thưởng thức những bức tranh của người họa sĩ này. Đến với Việt Phủ, du khách như được sống lại phần nào không khí của làng quê Bắc Bộ của thế kỷ trước với sự dân dã, mộc mạc mà không kém phần lạ lẫm.
3. Một số lưu ý khi đến Việt Phủ Thành Chương
- Việt Phủ Thành Chương mở cửa từ 9h sáng đến 17h chiều bao gồm cả các ngày lễ, Tết.
- Trong Việt Phủ có nhà hàng, quán trà, cafe và cửa hàng đồ lưu niệm để phục vụ du khách. Tuy nhiên những nơi này đóng cửa nghỉ vào ngày thứ 2 trong tuần.
- Du khách có thể thưởng thức các tiết mục múa rối nước được dàn dựng bởi các nghệ nhân Việt Nam tại nhà hát Long Đình.
- Giá vé vào tham quan Việt Phủ là 150.000đ/ người lớn, 120.000đ/ sinh viên và người từ 65 tuổi trở lên, miễn phí/ trẻ em cao dưới 110cm.
- Hệ thống nhà hàng trong Việt Phủ đạt tiêu chuẩn 2 sao, chủ yếu chế biến các món ăn thuần Việt. Mức giá từ 80.000đ – 300.000đ/ món.
Không gian nhà hàng trong Việt Phủ Thành Chương
- Khi đi xe máy đến Việt Phủ Thành Chương, du khách sẽ không mất phí giữ xe.
- Du khách có thể đến đây vào mùa hè, sẽ thấy hoa phượng nở rất đẹp ở khu lò Mạc Hương. Vào tháng 5, tháng 6, hoa sen nở rộ trong hồ tạo nên khung cảnh nên thơ.
- Chụp ảnh lưu niệm ở đây không bị tính phí, nhưng chụp ảnh dịch vụ (chẳng hạn ảnh cưới) thì có tính phí riêng.
Trên đây là một số thông tin về Việt Phủ Thành Chương mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu với du khách. Thời gian tới, Viet Fun Travel sẽ giới thiệu đến du khách một ngôi đền nằm trong truyền thuyết Văn Lang từ đời Hùng Vương thứ 18, đó là đền Chử Đồng Tử. Quý khách nhớ đón đọc nhé.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Việt Phủ Thành Chương – vẻ đẹp tâm linh thanh tịnh
Khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh đặc trưng thôn quê miền Trung du Bắc Bộ với hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo, thêm bộ bàn đá để du khách nghỉ ngơi.
Việt Phủ Thành Chương - vẻ đẹp tâm linh thanh tịnh
Khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ nhìn thấy một hình ảnh đặc trưng thôn quê miền Trung du Bắc Bộ với hồ cá xanh biếc, giếng nước trong veo, thêm bộ bàn đá để du khách nghỉ ngơi.