- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Việt Nam – Bí ẩn ảo ảnh sông nước
Nội dung
Sông nước là đặc sản của dải đất hình chữ S, đâu đâu cũng thấy những dòng sông uốn lượn, ôm ấp những cung đường, những miền đất và ẩn chứa những huyền thoại ảo ảnh ngàn đời.
Bồng bềnh trong huyền thoại (Ảnh sưu tầm) |
Trong màn sương mờ ảo, trong những lời thì thầm của thiên nhiên, cỏ cây, của núi rừng và cả trong những dòng sông hiền hòa, êm dịu vẫn ngày đêm miệt mài đôi ba câu chuyện ngàn năm từ thuở hồng hoang của đất trời, của loài người.
Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) – Thuyền độc mộc và trận Đại Hồng Thủy
Là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới, nằm tại Vườn quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể – tỉnh Bắc Kạn với diện tích mặt nước là 650 ha, dài khoảng 8 km, ngày đêm được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, những mạch suối ngầm, tạo nên những hang động kì vĩ, khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên bí ẩn. Hồ Ba Bể tựa như một đại dương thu nhỏ giữa lòng núi với hai gò nổi lên giữa hồ là gò An Mã và gò Bà Góa.
Hồ Ba Bể – âm vang huyền thoại (Ảnh sưu tầm) |
Nếu khung cảnh nơi đây khiến cho du khách mê đắm bởi vẻ hoang sơ, yên bình, chắc chắn sẽ ngạc nhiên về một trận đại hồng thủy đã xảy ra thuở đất trời còn sơ khai. Thuở ấy, ở vùng này, hàng năm đều tổ chức lễ cũng Phật rất lớn nên dân chúng từ khắp nơi đổ về dâng hương bái Phật rất đông. Trong số những người ấy xuất hiện một bà lão ăn xin, đi đến đâu bị xua đuổi đến đấy, duy chỉ có hai mẹ còn bà góa thương cảm đón vào nhà cho ăn uống và ngủ nhờ một đêm. Sớm hôm sau, bà lão ăn xin tự nhận mình là một con giao long đến thử lòng mọi người và đưa cho mẹ con bà góa một tro rải quanh nhà và hai mảnh vỏ trấu để thoát cơn đại nạn. Tai họa ập đến, ống nước ở làng bị vỡ, khiến nước dâng cao, nhấn chìm tất cả trừ ngôi nhà của mẹ con bà góa, hai me con bà góa đã dùng hai vỏ trấu làm thuyền đi cứu người.
Núi rừng bao bọc (Ảnh sưu tầm) |
Trong khung cảnh yên bình của núi non, đất trời, trên mặt nước trong xanh, phẳng lặng đã tồn tại ở ở đó từ 200 triệu năm trước cùng những con thuyền độc mộc, vẫn còn âm vang những huyền thoại như một cách lý giải cho sự ra đời của mảnh đất trời phú này, là huyền thoại về tình người, là ảo ảnh của những cách đối nhân xử thế.
Hồ trên núi (Ảnh sưu tầm) |
Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) – Tình yêu giữa biển hồ trên núi
Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km, tại thị xã Tân Cương bạt ngàn chè xanh, diện tích hồ rộng 25 km. Mặt hồ trong xanh, phản chiếu cỏ cây, hoa lá, bên dòng sông Công hiền hòa, duyên dáng và khoảng không bất tận của những đồi chè,…tất cả dường như được bao phủ một bức màn huyền thoại đầy ám ảnh.
Chuyện tình thương cảm (Ảnh sưu tầm) |
Đó là câu chuyện tình thương đau của nàng Công và chàng Cốc. Chàng Cốc mồ côi, nghèo khó là người làm thuê tại nhà quan lang ở vùng sông Công, duyên trời run rủi đã cho chàng gặp nàng Công – con gái quan lang, xinh đẹp, múa giỏi, họ phải lòng nhau nhưng vấp phải sự phản đối của cha nàng Công. Đôi trẻ bị chia cách, chàng Cốc trở về quê hương, ngày đêm chờ đợi nàng Công đến hóa núi, còn nàng Công cứ khóc mãi, khóc cho đến khi thân thể tan thành nước, để vương vấn bên ngọn núi Cốc. Từ đó, họ ngày đêm bên cạnh nhau, thì thầm những câu chuyện của chuyện tình còn dang dở.
Huyền thoại ảo ảnh (Ảnh sưu tầm) |
Hồ Núi Cốc trong sắc màu huyền thoại (Ảnh sưu tầm) |
Hồ Núi Cốc còn là huyền thoại về chuyện tình của ba cây thông. Đó là chuyện tình của hai anh em sinh đôi với cùng một cô gái xinh đẹp nhất vùng. Cô gái gặp người anh, hai người đem lòng yêu thương và hẹn ước. Hôm sau, người em cũng xuống núi xin đính ước với cô gái, ngỡ là cùng một người nên cô gái đã ưng thuận. Khi mọi chuyện sáng tỏ, cả ba cùng ngỡ ngàng và Ngọc Hoàng đã thương cảm, ban phép để ho hóa thành ba cây thông, mãi mãi bên nhau.
Hồ trên núi (Ảnh sưu tầm) |
Hồ Tây (Hà Nội) – cội nguồn huyền thoại
Hồ Tây là một tập hợp của những huyền thoại gắn liền với những tên gọi của một mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Hồ Tây – cội nguồn huyền thoại (Ảnh sưu tầm) |
Trước đây, Hồ Tây được gọi là Đầm Xác Cáo. Thuở ấy, đất này còn hoang vu, yêu tinh hoành hành, quấy nhiễu dân lành, có một con cáo chín đuôi thường hóa thành người, trà trộn vào dân chúng để bắt cóc con gái, Lạc Long Quân đã một mình đến nơi ở và giết chết hồ ly tinh, dâng nước nhấn chìm nó để cứu dân chúng, khu vực đó chính là Hồ Tây ngày nay.
Màu trời màu nước (Ảnh sưu tầm) |
Hồ còn có tên là Hồ Kim Ngưu. Vào thời nhà Lý, nhà sư Không Lộ đi sứ sang Phương Bắc và có xin về ít đồng đen đúc bảo khí thờ Phật. Khi trở về, nhà sư đã xho xây một tòa tháp Báo Thiên và đúc một chiếc chuông. Một lần chuông ngân vang sang tận phương Bắc, trâu vàng của nhà Tống vội chạy sag phía đất Việt tìm chuông nhưng không tìm thấy, trầm mình xuống hồ.
Hoàng hồn buông (ảnh sưu tầm) |
Ngày nay, Hồ Tây đã trở thành cảnh đẹp mê đắm lòng người, là điểm đến ưa thích không chỉ đối với người Hà Nội.
Đêm xuống (Ảnh sưu tầm) |
Hồ Lắk (Đắk Lắk) – biển hồ trên cao nguyên
Hồ nằm ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, nơi đây còn âm vang câu chuyện huyền thoại về chiếc hồ không đáy.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk: Từ A đến Z
Hồ Lắk (Ảnh sưu tầm) |
Thuở ấy, ở bản làng của người Nơ Nông, thần lửa đã chiến thắng thần nước trong một trận quyết chiến khiến bản làng chìm trong hạn hán. Chính vì thế, một chàng trai – con của thần lửa và một cô gái Mơ Nông đã quyết tâm lên đường tìm lại nguồn nước cứu dân làng. Sau nhiều ngày đêm, chàng trai đã tìm được nguồn nước và đó chính là hồ Lắk ngày nay.
Huyền thoại sông nước (Ảnh sưu tầm) |
Ngày nay, hồ Lắk đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, với mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm lụa mềm của thiên nhiên, đất trời vùng cao nguyên đất đỏ.
Cuộc sống trên hồ (Ảnh sưu tầm) |
Sông Đắk Bla – chuyện tình bên dòng sông đỏ chảy ngược
Dòng sông chảy ngược (Ảnh sưu tầm) |
Sông Đắk Bla tại Kon Tum là dòng sông duy nhất ở nước ta chảy theo hướng đông – tây. Người ta vẫn nói lại rằng, trước đây, sông cũng chảy theo chiều tây – đông như bao dòng sông khác, nhưng thuở ấy, vùng đất này liên tiếp xảy ra những trận đánh giữa hai bản làng: người J’rai ở hữu ngạn thượng lưu và người Bahna ở tả ngạn hạ lưu. Có một đôi trai gái đem lòng yêu nhau và muốn hóa giải mối thù của hai bản làng, họ đã hẹn nhau đến bên bờ sông để tự sát để máu mình thấm đẫm dòng sông. Máu của chàng trai xuôi về phía hạ nguồn tìm đến bên làng cô gái, còn máu của cô gái xuôi lên thượng nguồn về phía bản chàng trai, tại chỗ hai dòng máu gặp nhau, máu của chàng trai đã xuôi theo cô gái chảy ngược về phía bản mình, từ đó dòng sông chảy ngược và mang màu đỏ thẫm.
Sông Đắk Bla (Ảnh sưu tầm) |
Cho đến ngày nay, dòng sông vẫn âm thầm chảy ngược giống như một nghịch lý, nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa và đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất này.
Việt Nam – mảnh đất của huyền thoại |
Dù đã là những câu chuyện của nghìn năm quá khứ nhưng những ảo ảnh ấy vẫn còn tồn tại đến hôm nay, trở thành những tấm màn huyền ảo phủ lên cảnh vật, phủ lên thời gian.
Xem thêm: DU LỊCH KON TUM – VỀ VỚI VÙNG THIÊN NHIÊN HOANG DÃ