- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Về Tiền Giang ngoạn cảnh chùa Vĩnh Tràng linh thiêng
Nội dung
-> Bài viết liên quan: Lập team đi khu du lịchbiển Tân Thành Gò Công "chén đã đời" chỉ 200.000 VNĐ
1. Tên gọi & Địa điểm
Chùa Vĩnh Tràng nguyên gốc là chùa Vĩnh Trường. Do phát âm của người miền Nam từ “trường” thành “tràng”. Tên này xuất phát từ 2 câu đối “Vĩnh cửu đối sơn hà / Trường tồn tề thiên địa”. Chùa Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa đẹp nhất miền Tây mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn vào tham quan.
Chùa nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang khoảng 3km. Năm 1984, chùa Vĩnh Tràng chính thức được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Không chỉ nổi tiếng với các du khách trong nước mà một số du khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam cũng đều nghe danh về ngôi chùa này.
Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa đẹp, nổi tiếng ở Tiền Giang
-> Cùng tìm hiểu: khám phá chùa Bửu Lâm - ngôi cổ tự trên 200 tuổi ở Tiền Giang
2. Lịch sử hình thành
Theo những gì mà Viet Fun Travel được biết thì ngày trước, chùa Vĩnh Tràng vốn là 1 cái am nhỏ, mái lá vách đất. Am này do tri huyện Bùi Công Đạt phát nguyện và cho xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Nơi đây được xem là địa điểm di dưỡng tinh thần lúc về hưu của ông. Sau này, hòa thượng Huệ Đăng là người vận động các tín đồ phật tử cho xây lại thành ngôi đại tự, kiến trúc gần giống như chùa Giác Lâm ở Gia Định thời xưa.
Chùa được xây dựng với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà. Chùa được xây dựng hoàn thành vào năm 1894 với tên gọi là Vĩnh Trường. Đến năm 1907, hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa một phần chánh điện, kết hợp kiến trúc Âu xen lẫn Á. 1930, hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn bộ và chùa Vĩnh Tràng có diện mạo như ngày hôm nay.
Tượng Phật nằm ở chùa Vĩnh Tràng
-> Nên tham khảo: 12 địa điểm du lịch cực đẹp ở Tiền Giang
3. Chùa Vĩnh Tràng – Điểm đến không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch miền Tây
Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng và trang trí theo phong cách thời Phục Hưng với vòm cửa kiểu chữ La Ma, cấu trúc chùa tựa chữ “Quốc” trong chữ Hán. Các cổng cửa chùa được thiết kế theo hình dáng bông sắt kiểu Pháp và nền lót gạch men Nhật Bản. Cổng chùa được xây dựng theo lối cổ lầu.
Toàn bộ mặt ngoài cổng được ốp bằng nhiều mảnh sành, sứ có màu sắc sặc sỡ tác tạo theo các chủ đề long – lân – quy – phụng và ngư – tiều – canh – mục hay các điển tích Phật giáo. Kết câu 5 mái tượng trưng cho ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, rất đặc trưng phong cách phương Đông.
Nếu nhìn từ ngoài vào, chùa Vĩnh Tràng vừa mang dáng vẻ ngôi chùa cổ điển phong cách Châu Á, lại vừa hao hao nét giống phong cách Châu Âu. Khi vào bên trong, chùa được bày trí và chưng các loại cây kiểng theo lối văn hóa truyền thống của người Việt.
Nhiều du khách du lịch miền Tây ghé tham quan và chụp hình ở chùa Vĩnh Tràng
Hiện tại, chùa còn bảo tồn rất nhiều cổ vật có giá trị như 60 tượng gỗ, đồng, đất nung, bộ tượng 18 vị La Hán ở chánh điện, 3 tượng đồng gồm tượng Di đà cao 98cm, tượng phật Quan âm và Thế Chí cao 93 cm), 7 bộ bao lam được thếp vàng chạm hình Bát tiên, thần Mặt trời và thần Mặt trăng, 20 bức tranh sơn thủy hay chiếc đại hồng chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12cm, nặng khoảng 150kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên thân có khắc chữ "Vĩnh Trường Tự"…
-> Tham khảo: TOP 5 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Tiền Giang
Du khách đi du lịch miền Tây vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa này sẽ vô cùng ấn tượng. Chùa có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với hồ sen nằm ở giữa, xung quanh là cây cối cổ thụ và rất nhiều chậu hoa, kiểng bonsai có giá trị nghệ thuật. Chùa Vĩnh Tràng được xem là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình và kiến trúc thẩm mỹ của vùng đất Tiền Giang. Đó chính là lý do rất nhiều du khách đi du lịch Tiền Giang đều dành thời gian vào tham quan và chiêm bái ngôi chùa này, nhất là vào các ngày rằm, 30, mồng 1 âm lịch.
Viet Fun Travel