- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Vẻ đẹp Lăng Khải Định Huế
Nội dung
Nhà Nguyễn có đến 13 đời vua nhưng vì lý do kinh tế, chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng là Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức và Lăng Khải Định. Mỗi lăng tẩm đều được xây dựng với những
Nhà Nguyễn có đến 13 đời vua nhưng vì lý do kinh tế, chính trị nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng là Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức và Lăng Khải Định. Mỗi lăng tẩm đều được xây dựng với những nét kiến trúc riêng, trong đó Lăng Khải Định là lăng tẩm tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhất. Nếu có dịp du lịch đến vùng đất cố đô, du khách hãy dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp Lăng Khải Định Huế để tìm hiểu về kiến trúc của khu lăng tẩm của vị vua mang nhiều “bia miệng” nhất triều Nguyễn nhé.
Đôi nét về vua Khải Định
Khải Định (1885-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tại vị từ năm 1916-1925. Trong số 13 vị vua triều Nguyễn thì Khải Định là người mang nhiều thị phi nhất. Ngoài việc ham chơi bời, cờ bạc, ông thường bị báo chí đương thời đả kích bởi cách ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo trang phục hoàng tộc cổ kính và thích trang điểm.
Vua Khải Định lúc còn tại vị
Khải Định có tất cả 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một người con là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại. Theo nhiều tài liệu thì việc có con này cũng không hoàn toàn chính thức. Bởi lẽ vua không ham mê nữ sắc mà lại sủng ái Nguyễn Đắc Vọng - một thị vệ trong cung. Có lẽ đây chính là lý do khiến cho lăng tẩm của vua Khải Định ấn tượng hơn các lăng tẩm của các vị vua Nguyễn. Lăng Khải Định trở thành địa điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch Huế 2 ngày của nhiều du khách.
Quá trình xây dựng Lăng Khải Định
Với quan điểm “sinh ký tử quy” của nhà Nho và triết lý “sắc không vô thưởng” của nhà Phật nên các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng tẩm của mình ngay từ khi còn sống. Sau khi lên ngôi vào năm 1916, Khải Định đã cất công tìm cho mình một vị trí an nghỉ. Và vùng núi Châu Chữ (hay còn gọi là Châu Ê), bên ngoài Đại Nội Huế được chọn. Năm 1920, Lăng Khải Định được khởi công nhưng đang xây dựng dở dang thì đến năm 1925 vua băng hà. Công việc xây dựng được vua Bảo Đại tiếp tục đến năm 1931 thì hoàn thành.
Theo nhiều tài liệu ghi chép, để có tiền xây dựng lăng tẩm, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ tăng thuế điền 30% và cho người sang Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản mua sắt, thép, xi măng, đồ sứ, thủy tinh màu… Chính vì điều đó mà ông bị lịch sử lên án gay gắt.
Kiến trúc độc đáo của Lăng Khải Định
Lăng Khải Định được đánh giá cao về kiến trúc
Tọa lạc trên diện tích khá khiêm tốn, chỉ khoảng 117m×48,5m nhưng được xây dựng hết sức tỉ mỉ và công phu nên vẻ đẹp Lăng Khải Định luôn được các nhà nghiên cứu và khách du lịch ca ngợi. Cũng như lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm, Lăng Khải Định được quy hoạch theo triết lý phong thủy phương Đông: trước lăng có một quả đồi thấp làm tiền án; hai vùng núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt là Tả thanh long và Hữu bạch hổ; khe nước Châu Ê chảy trước mặt lăng, từ trái sang phải là thủy tụ hay còn gọi là minh đường; núi Châu Chữ phía sau là hậu chẩm và là mặt bằng của lăng. Ngoài ra, nhà vua còn đổi tên núi Châu Chữ thành Ứng Sơn và tên lăng cũng được đặt theo tên núi là Ứng Lăng.
Vốn là người sính ngoại nên Khải Định đã xây dựng lăng tẩm của mình với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây với nét kiến trúc truyền thống phương Đông. Đây cũng là lăng tẩm duy nhất có sự pha trộn giữa Đông và Tây. Được xây dựng nhô lên khá cao nên để tham quan địa điểm du lịch Huế này, du khách phải vượt qua 127 bậc thang.
Nổi bật nhất trong Lăng Khải Định là Cung Thiên Định - nơi đặt thi hài nhà vua. Trong cung có hai bức tượng Khải Định: một bức vua mặc đồ binh sĩ Pháp đúc tại Việt Nam và một bức vua mặc long bào đúc tại Pháp. Đặc biệt, trên trần của ba gian nhà giữa trong cung còn có ba bức bích họa “cửu long ẩn vân” lớn bậc nhất Việt Nam do nghệ nhân Phan Văn Tánh thiết kế.
Tượng vua Khải Định trong cung Thiên Định
Một điểm khác biệt nữa của Lăng Khải Định so với lăng tẩm của các vị vua trước đó là vị trí đặt thi hài nhà vua trong các lăng tẩm khác rất khó xác định còn lăng Khải Định thì lại định vị rất rõ ràng. Lý do là do tình hình lịch sử biến động nên trong thời gian vua Khải Định trị vì và khi băng hà, mọi hành động của triều đình nhà Nguyễn đều bị quan thầy Pháp theo dõi.
Ngày nay, trải qua hơn 80 năm, Lăng Khải Định vẫn giữa được khá nguyên vẹn nét kiến trúc ban đầu và vẻ đẹp của Lăng Khải Định vẫn là chủ để bàn luận của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn cho vị vua này là từ khi mất cho đến nay, ông chưa bao giờ nhận được một nén nhang từ con, cháu của mình.
Có thể nói Lăng Khải Định là một công trình độc đáo, góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật kiến trúc của nhân loại. Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp Lăng Khải Định Huế, du khách có thể gọi về số tổng đài 1900 6749 hoặc 08 7300 6749 của Viet Fun Travel để đặt tour du lịch Huế. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc của quý khách xoay quanh chuyến đi. Chúc quý khách và gia đình có một hành trình thật nhiều niềm vui và ý nghĩa!
Du lịch Việt Vui tổng hợp