- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Về Bạc Liêu ăn "đặc sản" dưa bồn bồn
Không chỉ có món gỏi thường thấy ở những bữa tiệc, những loại "rau" sạch này còn được bà con miền Tây làm dưa chua để chế biến nhiều món ngon khác.
Những năm gần đây, cây bồn bồn được người dân miền Tây trồng nhiều để lấy phần gốc, thân làm dưa hoặc bán tươi cho người tiêu dùng. Đây còn được xem là một đặc sản nổi tiếng đất Bạc Liêu, được mọi người ưa thích và là cây “xóa đói giảm nghèo” nơi đây...
Đĩa dưa bồn bồn xào lòng mề, tép với màu sắc bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn
Bồn bồn là loại rau sạch, ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn (thân, gốc) còn được các bà nội trợ miền Tây chế biến nhiều món ngon dân dã như xào tôm thịt, nấu canh chua, nấu lẩu chua, làm gỏi, nấu canh dừa...
Tôi nhớ lúc còn ở quê, những khi túng ngặt khó kiếm thức ăn, ba tôi thường xách rổ ra ruộng xúc tép, sau đó xuống mương vườn tước vài nắm bồn bồn về cho má tôi làm món bồn bồn nấu canh dừa với món tép rang cho cả nhà thưởng thức.
Đôi khi má mang những sản vật vườn ra chợ bán, có thêm chút đỉnh tiền nên mua ít tép, thịt, cá, lòng mề... về đổi món cho các con đỡ ngán. Trong đó, món mấy anh em chúng tôi ưa thích là dưa bồn bồn xào lòng mề với tép.
Lõi bồn bồn tươi trắng nõn trông thật bắt mắt
Đĩa dưa bồn bồn màu trắng ngà có vị chua thanh rất quyến rũ
Chế biến món này hơi dụng công và phải có chút "kỹ thuật" cơ bản để món xào được ngon miệng. Trước hết, chọn lòng mề gà hoặc vịt thật tươi làm sạch. Rửa lòng mề với muối, chanh để bán mùi tanh, xắt miếng rồi trụng nước sôi, vớt ra đĩa để ráo.
Tôm tép cũng làm sạch, lột vỏ để ra đĩa. Dưa bồn rửa sạch, cắt khúc cỡ 5cm vắt ráo. Rau cần xắt khúc để sẵn. Tất cả nguyên liệu ướp gia vị bột nêm khoảng 10 phút cho ngấm và có vị đậm đà.
Kế đến bắc chảo phi hành tím, tỏi thơm rồi cho lòng mề, tép vào xào chín múc ra đĩa. Cuối cùng, tiếp tục đặt chảo lên bếp cho dưa bồn bồn vào xào vừa chín mới cho rau cần vào lòng mề, tép vào xào lại lần nữa.
Ai cầu kỳ hoặc có tiệc tùng, giỗ quảy thì cho thêm đĩa rau xà lách, vài lát cà chua để làm "nền" rồi xúc lòng xào vào, sau đó thêm chén nước mắm chua ngọt.
Chuẩn bị cho món bồn bồn xào
Bữa ăn đã sẵn sàng. Cơm nóng bới ra chén. Còn gì thú vị bằng trong buổi chiều tà yên ả nơi miền Tây cầm đũa gắp miếng dưa bồn bồn xào lòng mề, tép chấm vào chén nước mắm chua ngọt đưa lên miệng nhai chậm rãi.
Vị ngọt, béo, thơm của lòng mề, tép hòa lẫn vị chua thanh và “mùi thơm đặc trưng” của bồn bồn giòn tan trong miệng, thấm vào lưỡi, len vào tận cổ họng… tạo cảm giác khoái khẩu, "bắt cơm" đến bất ngờ.
Nguồn : tuoitre.vn
Nhớ lắm, thịt ba chỉ hấp Đồng Văn
Hà Nội mưa phùn gió bấc. Cái ẩm ướt gieo vào lòng nỗi nhớ mùa đông rét mướt trên cao nguyên đá Đồng Văn. Nhớ những gương mặt người thân thương, mộc mạc. Nhớ những bữa cơm chiều say trong men rượu. Nhớ súc thịt gói trong giấy báo làm quà dúi vội khi chia t
Những quán ốc ngon ngày lạnh ở Hà Nội
Sẽ không có gì hấp dẫn hơn trong những ngày gió lạnh khi được xuýt xoa vị ốc xào dừa, me, xả ớt hay chỉ đơn giản là luộc ăn cùng thứ nước chấm chua cay.
Độc đáo món thịt chua xứ Mường
Sẽ là thiếu sót nếu về xứ Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) mà bỏ qua món thịt chua nổi tiếng thơm ngon.
Thu về làng cốm Mễ Trì
Nhắc tới cốm mùa thu ai cũng nhớ ngay đến cốm làng Vòng. Nhưng ít ai biết đến Hà thành còn có một ngôi làng khác cũng nổi tiếng với nghề cốm gia truyền. Đó là cốm Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội).
Lên Phú Thọ ăn canh rau sắn muối chua
Với bất kỳ người con vùng đồi núi, trung du Phú Thọ nào, canh rau sắn muối chua cũng trở nên quá đỗi thân thương. Hè sang, lại thèm nồi canh rau sắn mẹ nấu đón con xa trở về.