- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Ninh Thuận
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH NINH THUẬN
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở NINH THUẬN
- Bằng phương tiện công cộng
- Bằng phương tiện cá nhân
- NÊN DU LỊCH NINH THUẬN VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở NINH THUẬN
- 1. Phan Rang - Tháp Chàm
- 2. Khu du lịch Vĩnh Hy
- 3. Bãi biển Ninh Chữ
- 4. Làng du lịch Cà Ná
- 5. Tháp Pôklông Garai
- 6. Đèo Ngoạn Mục
- 7. Vườn quốc gia Núi Chúa
- 8. Chùa Trùng Khánh
- 9. Chùa Kim Sơn
- 10. Chùa Diệu Ấn
- 11. Chùa Thiên Hưng
- 12. Chùa Sùng Ân
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- 1. Cơm gà
- 2. Dông 7 món
- 3. Mực một nắng
- 4. Gỏi ốc nón
- 5. Hải sản
- 6. Các món từ thịt dê và cừu
- 7. Bánh tráng nướng mỡ hành
- 8. Bánh xèo
- 9. Bánh căn
- 10. Bánh canh chả cá
- 11. Nho
- Quà mua về
- Mang gì khi đến Ninh Thuận?
- Những cung đường thường gặp
- KHÁCH SẠN Ở NINH THUẬN
Với kiến trúc đền tháp Champa độc đáo, lễ hội truyền thống đa dạng đặc sắc, thêm những bãi biển hoang sơ và vườn nho chín mọng, hứa hẹn sẽ đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về vùng đất nắng Ninh Thuận.
GIỚI THIỆU DU LỊCH NINH THUẬN
Đến với du lịch Ninh Thuận du khách có thể hòa mình vào những cơn sóng vỗ về của gió biển Cà Ná, Mũi Dinh, vịnh Vĩnh Hy, Ninh Chữ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của Tháp Po Klong Garai – một trong những di tích tồn tại lâu đời của vương quốc Chăm Pa, đồng thời đến thăm các làng dệt nổi tiếng của người Chăm Mỹ Nghiệp, thưởng thức những nghệ thuật điêu khắc ở làng gốm Bầu Trúc, thỏa sức tung bay cùng với vẻ đẹp lộng lẫy của đồi cát Nam Cương – luốn chuyển mình dẻo dai theo nhịp gió.
Biển Cà Ná - Ninh Thuận
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở NINH THUẬN
Bằng phương tiện công cộng
Xe Ôtô: Từ bến xe miền đồng, đi xe Quê Hương. Hoặc xe Tuấn Tú, Liên Hưng, Hoàng Anh đón khách ở đường Lê Hồng Phong, xe Quốc Trung ở đường Trần Phú. Giờ chạy của các xe này đều từ 17 giờ trở đi và điểm đến là bến xe Phan Rang. Các bạn nên chọn giờ đi khoảng 9h tối đến 4h tới bến xe Phan Rang.
Tàu Hỏa: Từ ga SG - ga Phan Rang. Nếu đi tàu nhanh thì mất 6h đông hồ, các bạn cũng nên đi tàu vào buổi tối ra đến Phan Rang đến sáng là vừa. Giá vé giường nằm mềm có máy lạnh khoảng 280 K/vé (giá tháng 1/2010).
Máy bay: Tại Phan Rang không có sân bay nên các bạn phải mua vé đến sân bay Cam Ranh rồi đi Tãi hay xe du lịch đến Phan Rang. Sân bay Cam Ranh cách Phan Rang khoảng 60km.
Đến Phan Rang, bạn có thể thuê xe máy ở các khách sạn.
Bằng phương tiện cá nhân
Nếu quãng đường từ nơi xuất phát đến Phan Rang dao động trong bàn kính 300km, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho một chuyến phượt bằng xe máy hay xe ô tô cùng bạn bè. Còn với quãng đường 300km, bạn nên dùng phương tiện công cộng để an toàn.
Lưu ý mang giấy giờ đầy đủ và tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. kính mát, bao tay, khẩu trang để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng googel map để tiệc di chuyển.
NÊN DU LỊCH NINH THUẬN VÀO THỜI GIAN NÀO
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nên khí hậu mang hơi nóng, khô hanh và kèm theo gió. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11, còn lại là mùa nắng.
Du khách có thể đi du lịch bất cứ mùa nào nhưng thích hợp hơn cả là tháng 7, 8, 9 và 10. Đây là thời điểm nho chín rộ và bạn sẽ được tham gia những lễ hội truyền thống độc đáo của người Chăm nơi đây.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở NINH THUẬN
1. Phan Rang - Tháp Chàm
Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ. Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917. Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.
Biển Phan Rang
2. Khu du lịch Vĩnh Hy
Khởi hành từ thị xã Phan Rang theo tỉnh lộ 702, luồn qua những cung đèo xuyên rừng mai và khộp lá vàng, đặc trưng cho khí hậu khô nóng miền cực nam. Đâu đó một làng chài ẩn hiện trên những dải cát trắng mịn màng, tiếng sóng vỗ bờ không ngừng nghỉ và giữa làn nước trong xanh tĩnh lặng, từng đàn cá cơm bạo dạn bơi lội quanh thuyền.
Khu du lịch Vĩnh Hy
3. Bãi biển Ninh Chữ
Cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông (theo hướng đường Ngô Gia Tự kéo dài xuống Ninh Hải) thuộc địa phận xã Khánh Hải, huyện Ninh Hải. Bãi biển Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, có chiều dài 10km, bờ biển hình vòng cung bằng phẳng, xung quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú... rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm. Tại đây có khách sạn quốc tế Ninh Chữ (2 sao) của công ty du lịch Ninh Thuận và các dịch vụ khác phục vụ du khách.
Bãi biển Ninh Chữ
4. Làng du lịch Cà Ná
Cà Ná, một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách. Bãi biển nằm trên quốc lộ 1A cách trung tâm thị xã Phan Rang 30km về phía nam.
Làng du lịch Cà Ná
5. Tháp Pôklông Garai
Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979. Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 9km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.
Tháp Po Klong Garai
6. Đèo Ngoạn Mục
Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang. Chính tên đèo đã phần nào phản ánh được sự hấp dẫn của nó.
Đèo Ngoạn Mục
7. Vườn quốc gia Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa nằm phía đông bắc tỉnh Ninh Thuận, thuộc huyện Ninh Hải, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chừng 20km. Đặc điểm: Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy của Việt Nam được mệnh danh là “Rừng khô hạn châu Phi ở Việt Nam” với nguồn tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng về số lượng cũng như chủng loại.
Vườn quốc gia Núi Chúa
8. Chùa Trùng Khánh
Chùa do Hòa thượng Trừng Quang – Chơn Niệm, đời thứ 42 dòng Lâm Tế khai sơn vào năm 1924. Các vị Hòa thượng kế thừa là Như Đăng (từ 1929 đến 1935), Bửu Hiền (từ 1935 đến 1957) và Minh Tâm (từ năm 1959). Chùa được trùng tu năm 1964. Mặt chùa xây hướng Nam, chung quanh là ruộng lúa. Trước chùa có hồ sen, giữa tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên. Chùa đã mở Đại giới đàn vào năm Đinh Mão (1927), Hòa thượng đàn đầu là Thích Chơn Niệm.
Chùa Trùng Khánh
9. Chùa Kim Sơn
Tác giả Thông Thanh Khánh trong sách Chùa Ninh Thuận (NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) cho biết chùa do thầy Thích Như Xuân cho xây dựng vào năm Mậu Ngọ (1918). Chùa được vua Bảo Đại ban Sắc tứ vào năm Bính Tý (1936). Điện Phật bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, phía trước có tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Án hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng; phía trước thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Chùa còn lưu giữ những pho tượng quý như tượng đức Phật A Di Đà bằng đất nung, tượng Tiêu Diện…
Chùa Kim Sơn
10. Chùa Diệu Ấn
Chùa kiến trúc hình chữ Khẩu, mái chồng diêm. Sân trước chùa tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen giữa hồ sen. Điện Phật bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, phía trước đặt tượng đức Phật A Di Đà (tượng bằng đá Non Nước, Đà Nẵng, do nhóm thợ Nha Trang tạo tác tại chùa), tượng Thích Ca đản sanh ; án hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Bên phải chùa có tháp chuông cao 24m
Chùa Diệu Ấn
11. Chùa Thiên Hưng
Ngôi chùa được thành lập vào năm 1927. Đây nguyên là một thảo am của bà Võ Thị Hượt, phu nhân quan đạo Nguyễn Toại, đã hiến cúng cho Hòa thượng Thích Trí Thắng xây dựng chùa Thiên Hưng. Chùa được vua Bảo Đại ban Sắc tứ vào năm Kỷ Mão (1939). Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định, phía trước đặt bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Án thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.
Chùa Thiên Hưng
12. Chùa Sùng Ân
Chùa thường được gọi là chùa Phật giáo Phan Rang, tọa lạc ở số 56 đường 21 tháng 8, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. ĐT: 068.823467. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được các cụ Nguyễn Khắc Thiệu, Phan Bá Thức, Nguyễn Xuân Cán, Bùi Dương tổ chức xây dựng, mở rộng từ năm 1947 đến năm 1956. Ở điện Phật, có tôn trí tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 500kg và đại hồng chung cao 1,50m đúc năm 1964. Tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên và hồ sen được xây năm 1989.
Chùa Sùng Ân
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Đến với Ninh Thuận mảnh đất đầy nắng, gió và cát bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển nổi tiếng như Ninh Chữ , vịnh Vĩnh Hy, biển Cà Ná… viếng thăm các tháp cổ Chămpa huyền bí hay đồi cát Nam Cương thơ mộng, mà còn thưởng thức được nhiều món ăn lạ, ngon và hấp dẫn như : mực một nắng, bánh căn, bánh xèo, cơm gà, thịt dông, cừu, dê….
1. Cơm gà
Cơm gà
Đất trời Phan Rang bốn mùa nắng gắt nên thịt gà săn lại dai, thơm, ngọt thịt không đâu sánh bằng. Con gà để dùng nấu cơm là gà mái chỉ vừa đẻ một lứa. Vì theo những đầu bếp kinh nghiệm, thịt gà tơ nhạt và rất mềm,gà qua hai lứa thì thịt dai, còn gà mái mới đẻ lứa trứng đầu tiên thì thịt mới ngon.
Có một loại nước chấm tạo thành hương vị riêng của cơm gà Phan Rang đó là: nước mắm thấm pha với ớt tỏi giã nhuyễn hay với muối ớt rang khô. Ăn cơm gà Phan Rang sẽ thiếu sót nếu không có dĩa rau răm. Khi ăn cơm gà Phan Rang, bạn nên dùng tay để xé miếng thịt gà, chấm một tí muối ớt, nhai kỹ ăn một muỗng cơm, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt gà, vị béo, bùi của gạo. Húp một muỗng nước chua bạn sẽ thấy cái cảm khoái cứ lan dần, lan dần đến tận cùng của sự ngon miệng.
2. Dông 7 món
Dông là một loại bò sát sống ở những đụn cát nay nắng nóng, có hình dáng mảnh mai như con thằn lằn nhưng rất nhanh nhẹn. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn, xương rất mềm, gần như là sụn.Từ Con dông , người Ninh Thuận chế biến thành bảy món khác nhau gọi là dông 7 món: dông nướng, gỏi dông, cháo dông, dông bằm xúc bánh tráng, lẩu dông lá me mỗi kiểu chế biến cho người ăn một cảm giác khác nhau, mùi thịt dông thơm ngon và ngọt đến kỳ lạ, khó quên.
Dông 7 món
3. Mực một nắng
Mực một nắng có vị thơm, mềm, ngọt bởi cái vị rất riêng của cái nắng, cái gió và vị mặn của biển Ninh Thuận. Khác với các loại mực khô thông thường, để có mực một nắng ngườ ta phải chọn mực từ những con mực vừa mang từ biển về và hãy còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất có một lần nắng. Việc phơi mực cũng thật kỳ công để làm sao thân ngoài con mực đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt mực vẫn còn tươi rói và khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo.
Mực 1 nắng
4. Gỏi ốc nón
Người dân địa phương Ninh Thuận và một số nơi khác còn gọi ốc nón là “ốc vú nàng” bởi hình dáng giống với gò bồng đảo của người phụ nữ. Ốc nón có thể làm thành nhiều món ngon, đơn giản nhất là luộc và nướng. Cầu kỳ hơn một chút là món gỏi. Ốc nón rửa sơ qua nước cho sạch rồi để nguyên con cho vào nồi luộc. Thỉnh thoảng, phải dùng đũa trở bề ốc để thịt chín đều vì thân ốc dày và lớn. Khi luộc chín thì người lể thịt ốc ra, cắt bỏ phần nhầy có màu xanh để loại bỏ chất thải. Thịt ốc được thái nhỏ vừa miệng ăn. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba rọi, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi… Nước trộn gỏi ốc nón là nước cốt chanh pha đường và một ít nước mắm cá cơm sao cho có vị chua và ngọt đậm đà, thoảng mùi thơm nước mắm đặc sản Cà Ná. Rưới nước cốt chanh lên thịt ốc, thịt ba chỉ, dưa leo, rau mùi… và trộn đều lên cho ốc thấm gia vị rồi rải đậu phộng và hành phi lên trên.
5. Hải sản
Đến thăm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chắn chắc du khách sẽ không thể bỏ qua được các món hải sản tươi ngon đặc sản của biển như các loại cua, ghẹ, mực, ốc giác, ốc hương, ốc nhung, sò lông, sò dương, sò điệp, hào, các loại cá, tôm .. Hải sản tươi, cứ thế cho lên hấp hoặc nướng, cầu kì hơn thì cho chút mỡ hành và lạc rang là ngon nhất. Bởi nếu cho quá nhiều các nguyên liệu phụ, sẽ làm mất đi hương vị độc đáo của từng loại.
6. Các món từ thịt dê và cừu
Ngoài món ngon hải sản quen thuộc, nét ẩm thực rất riêng và nổi tiếng của Ninh Thuận chính là các món được chế biến từ thịt dê hoặc cừu. Dê Cừu Ninh Thuận được nuôi thả tự nhiên, gần giống với dê núi, nên thịt săn chắc, thơm ngon, nhiều nạc, ít mỡ. Thức ăn của dê, cừu là cỏ, lá nho, lá táo, rau lang, rau muống.. nên khi sử dụng thịt dê, cừu không sợ chất tăng trọng, thức ăn công nghiệp như thịt heo, thịt gà, thịt vịt.
Các món ăn rất nổi tiếng từ dê cừu ở Ninh Thuận như cừu nướng, cừu rô ti…hay dê 7 món, lẫu dê. Thịt dê, thịt cừu là những loại thịt rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho phái mạnh, bồi bổ sức khỏe cho người già với những món như lẩu dê, thịt dê hầm thuốc bắc, ngọc dương tiềm thuốc bắc, rượu ngọc dương… tốt cho phụ nữ sau khi sinh như món chân dê hầm thuốc bắc, chân dê hầm đu đủ… Hiện nay, tại tháp Pôsanư, du khách đến tham quan sẽ được đãi món thịt dê truyền thống của đồng bào Chăm. Sau khi thưởng lãm chương trình nghệ thuật ca múa nhạc Chăm, du khách được mời đến khu vực ẩm thực để thưởng thức món ăn Chăm.
7. Bánh tráng nướng mỡ hành
Co dịp đến Phan Rang, Ninh Thuận bạn không thể bỏ qua món bánh tráng nướng mỡ hành, một món ăn dân dã nhưng lại rất thơm ngon, độc đáo. Bánh tráng phải được làm từ bột của loại gạo lúa mùa thơm ngon kết hợp với hạt mè và được tráng với độ dày vừa phải. Ruốc phải chọn loại ruốc ngon nhất, pha chế thêm gia vị cho phù hợp rồi kho cho ruốc sền sệt lại là được. Than nướng bánh phải là loại than củi và phải luôn đỏ rực thì bánh mới chín đều và dậy mùi. Khi dùng thì nướng trên than hồng và quệt nhanh ruốc ngon pha chế cùng nhiều gia vị khác, rưới mỡ hành thật đều, thêm chút tương ớt đỏ cay và nhanh tay đập quả trứng lên, quét đều bề mặt bánh.
Khi ăn dùng kéo cắt bánh thành từng miếng cho vừa và từ từ thưởng thức những hương vị đậm đà của mắm ruốc, béo thơm của mỡ hành, cay của tương ớt, thơm ngon của trứng và giòn của bánh,bùi bùi vị mè tất cả quyện lẫn vào nhau thật ngon, thật tuyệt vời, khiến mọi người phải gọi thêm vài cái bánh nướng nữa.
8. Bánh xèo
Ninh Thuận có những món ăn truyền thống mang nét đặc trưng, ăn no mà không ngán, đậm đà hương vị của biển trong đó có món bánh xèo. Khác với những nơi khách bánh xèo Ninh Thuận được đổ trong những chiếc khuôn làm bằng đất nung, đặt trong chiếc lò tròn (khoảng 4 – 5 khuôn). Bánh không cần nhiều dầu để tráng khuôn, lượng bột vừa đủ dày để tạo ra độ giòn mà không mất độ dẻo của bánh. Khi ăn, thêm ít giá tươi. Nước mắm để chấm bánh xèo được pha với đậu phộng giã nhuyễn, hơi nhạt để có thể cho bánh vào ngập chén nước mắm mà không bị mặn.
Nhân bánh xèo gồm có giá đỗ, tôm, mực hoặc thịt. Người Ninh Thuận ăn bánh xèo theo cách khác biệt. Họ không quấn bánh xèo trong bánh tráng cùng rau sống, rau thơm mà cứ thế cho từng chiếc bánh nóng hổi vừa ra lò vào chén nước chấm pha sẵn.
9. Bánh căn
Nếu có dịp đến Ninh Thuận mà không dùng thử bánh căn thì quả là một thiếu sót, vị chua chua, cay cay, bùi bùi khiến cho những ai đã một lần nếm thử món bánh căn dân dã sẽ không bao giờ quên được.
Bánh căn gần giống bánh khọt, nhưng làm bằng bột gạo pha nếp, trên lò than hồng là khuôn bánh bằng đất nung có đến cả chục khuôn nhỏ giống như khuôn bánh khọt. Người đổ bánh có kinh nghiệm làm sao bánh khi ra khỏi khuôn phải vừa giòn, vừa xốp lại vừa dẻo, vỏ bánh phải có màu trắng vàng nhưng không bị cháy khét, có như thế bánh căn mới đạt yêu cầu. Nếu như bánh khọt chiên chín bằng dầu mỡ thì bánh căn được nướng chín bằng khuôn đất nung nên ăn cũng không mau ngán. Nước mắm ăn với bánh canh có nhiều loại như mắm nước, mắm đậu phộng, mắm nêm và nước cá. Mắm nêm được làm bằng nước mắm cái, thêm ít me, thơm (dứa) hoặc khế để tạo độ chua, làm dịu đi vị mặn của mắm. Khi ăn, người bán hàng lấy bánh khỏi khuôn, nhúng vào tô mỡ hành để ướp thêm cái béo, cái thơm cũng như để điểm xuyết thêm màu xanh của vài cọng hành hoa làm bánh hấp dẫn hơn, ngậy hơn. Cái giòn nhẹ của vỏ bánh, cái mềm mịn của lớp bột bên trong, cái béo của trứng, cái ngọt của những con tôm, cái giòn của những lát mực hoà quyện cùng mùi thơm, cái cay nhẹ của nước chấm, vị chua của xoài xanh, ngon kiến bạn ăn không muốn dừng.
10. Bánh canh chả cá
Bánh canh chả cá Ninh Thuận là sự hòa quyện giữa vị thơm ngon của cá, tôm; vị ngọt đậm đà của nước súp làm từ cá biển mà không nơi nao có được. Điểm khác biệt của món bánh canh Ninh Thuận là sợi bánh được làm bằng bột gạo chỉ to hơn sợi bún bình thường và nước nấu bằng cá biển, vị nước ngọt bởi xương cá, đó chính là điểm khác biệt làm nên hương vị khó quên cho món ăn này. Bánh canh Ninh Thuận được ăn kèm với chả cá. Có thể là cá thu ảo hay cá mối được lóc thịt, giã nhuyển rồi chiên hoặc hấp chả vừa dai vừa mềm, vị ngon ngọt của cá còn giữ đậm đà. Ngoài chả cá hấp hoặc chiên, người sành ăn thương đoài cho được 1 tô bánh canh cá ngừ dầm. Nước dùng được nấu với lửa riu riu nên rất trong, ít béo, với những sợi bánh thanh mảnh, điểm thêm màu vàng của những lát chả cá chiên. Màu xanh của hành ngò, mùi tiêu, mùi gia vị bốc lên thật hấp dẫn. Vắt một múi chanh, chan thêm tý nước mắm dầm ớt hiểm là bạn có tô canh nóng hổi ngon tuyệt.
Bánh canh Ninh Thuận phải dùng nóng mới ngon, và phải ăn từ từ mới cảm nhận được cái vị ngọt của cá, mùi cay nồng của tiêu, vị đậm đà của nước mắm Ninh Thuận được chế biến hoàn toàn từ cá cơm, cộng thêm những miếng chả cá dai dai mà dẻo, vị ngọt của nước dùng…chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào không muốn dùng thêm tô thứ hai.
11. Nho
Khi nói đến Ninh Thuận ai ai cũng nhớ đến nơi này là quê hương của cây nho tại Việt Nam, cái nắng, cái gió của Ninh Thuận làm cho những giống nho trồng nơi đây lại đặc biệt ngon ngọt, trái trĩu oằn giàn trở thành đặc sản nổi tiếng. Đến thăm vườn hoa xanh tươi trái trĩu kín giàn, bạn mới cảm nhận hết sự kỳ diệu của thiên nhiên qua bàn tay chăm chỉ của người dân nơi đây.
Nho Ninh Thuận nếu ướm với đá má lạnh, cùng bạn bè thưởng thức những trái nho tươi, vị chua chua nhưng ngọt hậu của quả nho sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn, và muốn thưởng thức ngay thêm một trái nữa. Không chỉ để ăn tươi, người dân Ninh Thuận sau khi thu hoạch nho xong thường hay đem nho làm rượu. Rượu vang nho là đặc sản độc đáo xứ nho Ninh Thuận, theo nghiên cứu thì mỗi bữa ăn uống một ly rượu vang sẽ kích thích tiêu hóa và giúp ngon miệng hơn
Quà mua về
Sản phẩm từ nho bạn có thể mua nho trái, vang nho, si rô nho.
Ngoài ra, có các sự lựa chọn khác như táo hay tỏi, hành.
Đến các làng nghề bạn có thể mua hình mẫu tháp Chàm thu nhỏ, bình gốm, lọ hoa hay các loại sản phẩm trang trí làm từ gốm.
Ghé Mỹ Nghiệp bạn có thể mua những chiếc áo thổ cẩm, ví cầm tay, túi xách hay các loại khăn choàng cổ thêm nét nữ tính, duyên dáng cho bạn
Mang gì khi đến Ninh Thuận?
- Quần áo, mũ nón, bao tay, khẩu trang, dù, kem chống nắng để đối với với cái nắng tại đây.
- Mang theo thuốc cá nhân, kem chống muỗi, thuốc diệt côn trùng.
- Khi di chuyển luôn mang theo một chai nước nhỏ.
- Mang lều, áo khoác mỏng nếu có ý cắm trại
Những cung đường thường gặp
Sài Gòn – Phan Rang – Phan Thiết Sài Gòn – Phan Rang – Nha Trang
Sài Gòn – Phan Rang – Đà Lạt
Sài Gòn – Phan Rang – Phan Thiết – Nha Trang – Đà Lạt
KHÁCH SẠN Ở NINH THUẬN
Long Thuận Resort
Tư vấn du lịch Trà Vinh
Nơi mà cái nắng gắt gỏng ngày hè cũng không chạm đến được bởi những hàng cây xanh bao bọc như những chiếc ô râm mát. Yên tĩnh, dịu dàng, ngọt ngào như cây trái chin mọng xum xuê là kí ức của nhũng người đã từng ghé lại Trà Vinh. Trà Vinh là tỉnh ven biển
Về Ninh Bình ăn cơm cháy thịt dê
Không chỉ nổi tiếng với danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư... nói tới Ninh Bình, nhiều người còn nhắc đến món đặc sản nổi tiếng cơm cháy thịt dê.
Tư vấn du lịch Vĩnh Long
Du lịch Vĩnh Long ẩn chứa nhiều vẻ đẹp quyến rũ, làm say lòng mọi du khách khi đặt chân đến đây. Cầu Mỹ Thuận thơ mộng bắc ngang dòng sông hiền hòa, vườn cây trái trĩu quả, những ngôi chùa cổ kính, tôn nghiêm…, Vĩnh Long thật đẹp và nên thơ. Cùng hòa mình
Tư vấn du lịch Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tr
Tư vấn du lịch Tuyên Quang
Tuyên Quang cách Hà Nội 165km, nơi bạn có thể hòa mình vào với núi rừng, cảm nhận hơi thở của thiên nhiên. Nơi đây có nhiều ngọn núi cao hơn 2.000m, rừng rộng lớn và chủ yếu là rừng nguyên sinh có rất nhiều cây gỗ và hơn 1.000 loại thuốc quý. Tuyên Quang