- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tư vấn du lịch Nam Định
Nội dung
- GIỚI THIỆU DU LỊCH NAM ĐỊNH
- DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở NAM ĐỊNH
- Bằng phương tiện công cộng
- Bằng phương tiện cá nhân
- NÊN DU LỊCH NAM ĐỊNH VÀO THỜI GIAN NÀO
- ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở NAM ĐỊNH
- 1. Chợ Viềng
- 2. Khu di tích Phủ Dày
- 3. Chùa Cổ Lễ
- 4. Đền Trần
- 5. Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy
- 6. Chùa Phổ Minh
- 7. Cột cờ
- 8. Vườn quốc gia Xuân Thủy
- 9. Bãi biển Thịnh Long
- 10. Hội Phủ Dày
- 11. Biển Quất Lâm
- 12. Nhà thờ Trung Lao
- ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
- Giò lụa - Món ngon đậm đà rất riêng của Nam Định
- Phở bò - Món ngon gia truyền của người Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy - Tự hào là món ngon Nam Định
- Bánh nhãn - Món ngon dân dã của người Nam Định
- Bánh gai - Món ngon giữ được nét truyền thống Nam Định
- Chè kho - Món ngon tinh túy của người dân Nam Định
- Mang gì khi đến Nam Định?
- Các cung đường thường gặp
- KHÁCH SẠN Ở NAM ĐỊNH
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam
GIỚI THIỆU DU LỊCH NAM ĐỊNH
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nam châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 Km. Nam Định có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và những yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh,bền vững.
Du lịch Nam Định
DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở NAM ĐỊNH
Bằng phương tiện công cộng
Lấy Hà Nội làm điểm xuất phát. Có ba phương tiện để bạn có thể đến Nam Định là xe khách, tàu lửa hay đường thủy. Mỗi phương tiện có lịch trình khác nhau, giá vé khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo cũng như đặt vé trước.
Đến Nam Định thì thuê xe ôm, xe máy hay taxi để đến thăm các danh thắng.
Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Nam Định cách Hà Nội 90km, khoảng cách lý tưởng cho một chuyến phượt trong ngày tham quan một vài địa điểm đã xác định hay một chuyến đi dài ngày để khám phá hết vẻ đẹp của Thành Nam, những bãi biển, di tích lịch sử.
Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính mát. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
NÊN DU LỊCH NAM ĐỊNH VÀO THỜI GIAN NÀO
Bất kỳ thời điểm nào Nam Định cũng đẹp nhưng nếu đến vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn nhất nhì tỉnh.
ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở NAM ĐỊNH
1. Chợ Viềng
Chợ Viềng thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Ðịnh, trước đây chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị). Bao quanh là cả một quần thể di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh - Thần chủ Ðạo Mẫu Việt Nam, nên cùng với việc đi chơi chợ là hoạt động lễ Mẫu để Người ban cho sức khoẻ và tài lộc. Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp có đúng một phiên thôi, một phiên chợ kéo dài từ nửa đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tết. Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, và cũng có thể là lỡ cả một đời người.
Chợ Viềng
2. Khu di tích Phủ Dày
Khu di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
Khu di tích Phủ Giầy
3. Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần tự thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được lập vào thế kỷ thứ XII thời Lý. Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Chùa Cổ Lễ
4. Đền Trần
Căn cứ theo sử sách còn ghi lại và các tư liệu khai quật khảo cổ thì Khu di tích Đền Trần được xây dựng trên nền cũ của cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa. Bao quanh hai cung điện chính còn có cung Đệ Nhất, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam, cung Đệ Tứ là nơi hoàng tộc và quan lại ở. Các cung này nằm án ngữ các con sông Hoàng Giang, Nhị Hà và Vị Hoàng. Nó như vòng đai bảo vệ phía ngoài cho điện Trùng Quang và Trùng Hoa.
Đền Trần
5. Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy
Tháng 01/1989, khu bãi bồi ở phía Nam cửa sông Hồng thuộc huyện Xuân Thủy (tỉnh Hà Nam Ninh cũ) được UNESCO công nhận chính thức gia nhập công ước Ramsar (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước Ramsar, Iran,1971). Đây là Khu Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của khu vực Đông Nam á và duy nhất của Việt Nam suốt 16 năm (đến năm 2005, Việt Nam mới có Khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên). Diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài khu vực đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn.
Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy
6. Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim (mỗi tấm cao 1,92m, rộng 0,79m) ở nhà bái đường, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc v.v... Chùa vốn có một vạc lớn bằng đồng được xếp vào “Thiên Nam tứ đại pháp khí” (vạc Phổ Minh, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm) nay không còn.
Chùa Phổ Minh
7. Cột cờ
Xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng thời với cột cờ ở kinh thành Huế năm 1807, cột cờ Hà Nội năm 1812 và cột cờ ở thành Bắc Ninh năm 1838. Căn cứ theo một số tư liệu thì cột cờ Thành Nam xây cùng thời với cột cờ Hà Nội. Công trình này đã được bổ sung thêm nhiều như phía trên đỉnh, nên mãi đến năm Quý Mão (1843) mới hoàn tất.
Cột cờ
8. Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được quốc tế công nhận theo công ước Ramsar, là rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới.
Vườn quốc gia Xuân Thủy
9. Bãi biển Thịnh Long
Đối với du khách miền Bắc, đặc biệt là người dân Thủ đô Hà Nội, cái tên Thịnh Long không còn xa lạ mỗi dịp hè về. Bởi lẽ, nơi đây chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 150km, khoảng cách gần so với nhiều bãi biển khu vực miền Bắc. Chẳng những thế, Thịnh Long vẫn mang vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ hơn hẳn so với bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò vì không có cái nóng oi nồng của gió Lào. Do thiên nhiên ưu đãi nên thức ăn ở đây luôn tươi, ngon, giá cả rẻ.
Bãi biển Thịnh Long
10. Hội Phủ Dày
Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Tục thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.
Hội Phủ Giầy
11. Biển Quất Lâm
Đến bãi tắm biển Quất Lâm, bạn sẽ thực sự hài lòng với những món đặc sản biển mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển nơi đây với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với các khu du lịch biển khác trong cả nước như tôm – cua – cá mực … Được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản mang đậm đà phong cách Nam Định.
Biển Quất Lâm
12. Nhà thờ Trung Lao
Nhà thờ Trung Lao được khởi công xây dựng năm 1888, hoàn thành năm 1898 là môt công trình kiến trúc độc đáo kết hợp các yếu tố Gothique, Tây Ban Nha và kiến trúc truyền thống Việt Nam, chú trọng phát triển bề rộng, ít vươn lên tầm cao, không gian bên trong khi nào cũng ôn hòa, mát mẻ.
Nhà thờ Trung Lao
ĂN GÌ? Ở ĐÂU?
Giò lụa - Món ngon đậm đà rất riêng của Nam Định
Món ngon Nam Định: Giò lụa được khách phương xa đặt mua nhiều vào dịp lễ tết
Phở bò - Món ngon gia truyền của người Nam Định
Món ngon Nam Định: Phở bò ăn ngon đến những giọt cuối cùng
Nem nắm Giao Thủy - Tự hào là món ngon Nam Định
Món ngon Nam Định: Nem nắm Giao Thủy được gói trong lá sung hoặc lá chuối
Bánh nhãn - Món ngon dân dã của người Nam Định
Món ngon Nam Định: Bánh nhãn Hải Hậu mang hương vị ngọt ngào, lôi cuốn
Bánh gai - Món ngon giữ được nét truyền thống Nam Định
Món ngon Nam Định: Bánh gai ăn một lần sẽ nhớ mãi
Chè kho - Món ngon tinh túy của người dân Nam Định
Món ngon Nam Định: Chè kho dẻo thơm được nhiều người yêu thích
Mang gì khi đến Nam Định?
- Tất cả các trang phục, giày dép tùy thích. Nhưng lưu ý diện trang phục kín đáo, lịch sự khi đến thăm các di tích, đền chùa.
- Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang theo thuốc trị các bệnh căn bản.
- Mang theo lều, áo khoác hay chăn mỏng, nồi nếu muốn cắm trại.
Các cung đường thường gặp
Hà Nội - Nam Định- Thái Bình
Hà Nội - Nam Định - Hà Nam
Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình
Hà Nội - Nam Định - Thái Bình - Ninh Bình - Hà Nam
KHÁCH SẠN Ở NAM ĐỊNH
Tư vấn du lịch Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương
Tư vấn du lịch Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc
Tư vấn du lịch Lạng Sơn
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh
Tư vấn du lịch Sơn La
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 300km với diện tích 14.125km². Dân số hơn 1 triệu người, cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Sơn La bao gồm 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thái chiếm đa số, tiếp đến là Kinh, Mông, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, La Ha
Tư vấn du lịch Hà Nam
Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh đa dạng ba