- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Top 7 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất tại Hà Nội
Nội dung
Phong tục đi lễ đầu năm của người Việt đã có từ thời xa xưa để cầu tài lộc, may mắn trong học hành và tình duyên. Nếu là một người vẫn còn đang độc thân thì cũng đừng lo lắng vì Tadiha.vn sẽ "mách" bạn cách nhanh nhất để có người thương ngay đây. Những ngôi chùa cầu duyên nức tiếng đất Hà Thành "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi" dưới đây chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy!
Chùa Hà
Nhắc đến cầu duyên, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Hà nức tiếng đất Kinh Kỳ. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình – chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.
Từ lâu, chùa Hà đã là một điểm đến của các bạn trẻ gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Đặc biệt là không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách. Người dân ở đây cho rằng sợi dây tơ của những đôi nam nữ được se duyên nhờ cầu phúc tại chùa sẽ vô cùng bền chặt, gắn bó. Chính vì thế mà không ít người thích thú tìm đến ngôi chùa để tham quan, và cầu may.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 06:00-18:00
- Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Trong ngày cuối năm, đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử ở Hà Nội và lân cận về chùa Quán Sứ để đi lễ đầu năm với mong muốn một năm mới hanh thông, may mắn đến với bản thân gia đình. Những bạn trẻ thì đến đây cầu duyên để có một năm mới không còn lận đận, có tình yêu bền chặt, gắn bó với một nửa của mình.
Ngôi chùa này từng được chọn làm trụ sở trung ương của Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ năm 1934. Ngoài các vị Tam thế, Phật A-di-đà, Quan Thế Âm, Đại Thế chí, và Phật Thích ca, chùa Quán Sức còn thờ vị quốc sư nổi tiếng dưới triều Lý là Nguyễn Minh Không. Đến nay, vừa qua Lễ Phật Đản của giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được tổ chức tại chùa với sự hỗ trợ của đông đảo tình nguyện viên, tăng ni, Phật tử và người dân Thủ đô. Mọi người đến dự lễ cầu điều may mắn và tỏ lòng thành kính của mình.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 06:00-19:00
- Vé vào cửa: Miễn phí
Am Mỵ Nương-Đền Cổ Loa
Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng tương truyền để tưởng nhớ công chúa Mị Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội khi xưa. Truyền thuyết về câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Người dân Cổ Loa vẫn truyền nhau câu chuyện ly kỳ về dân chài quăng lưới trên sông Hoàng Giang kéo được bức tượng với hình người ngồi xếp bằng, hai tay để song song đặt lên đầu gối nhưng lại mất đầu. Nhân dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu đã ứng nghiệm vào lời nói năm xưa, trôi ngược Biển Đông về đất Tổ để hầu vua cha.
Từ đó hàng năm, người dân trong vùng đã cử người trông coi Am Mỵ Châu, người được cử phải có đạo đức tốt, gia đình đầy đủ hạnh phúc, con cái trưởng thành. Cũng vì câu truyện dân gian vẫn chưa có chứng thực xúc động trên, Am Mỵ Châu được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình. Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình. Người đổ về Am Mỵ Nương mỗi độ xuân về để mong điều may mắn, tốt đẹp và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Xã Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 06:30-18:00
- Vé vào cửa: 10.000 đồng/người/lượt (vé mua tham quan cả thành Cổ Loa)
Chùa Láng
Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, còn gọi là Chiêu Thiền Tự. Ngôi chùa này nổi danh trong lòng người dân Hà Nội là một chốn thiền tâm. Tên chính thức của ngôi chùa được ghi trên văn bia năm Thịnh Đức là Chiêu Thiền tự với ý nghĩa: Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Chùa là nơi thờ vị thiền sư nổi tiếng đắc đạo của Phật giáo Việt Nam-Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng có vẻ đẹp bề thế bởi có quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian. Các công trình kiến trúc trong chùa hòa hợp thiên nhiên xung quanh chùa, từ sân vườn cho tới những hàng cây cổ tạo nên một không gian tĩnh mịch, cổ kính…
Chùa Láng đã từng được coi là đệ nhất tùng lâm (rừng thông đẹp nhất) ở chốn Kinh kỳ xưa. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long. Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa để cầu duyên trong dịp đầu xuân năm mới, và cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 07:00-17:00
- Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), với lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Hà Nội. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính, cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu duyên. Những bạn trẻ thường tìm đến chùa để cầu duyên và may mắn cho đầu năm mới với chứng giám của Phật tổ và lòng thành kính, tín ngưỡng của bản thân. Chùa Trấn Quốc còn từng lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới. Chùa nằm ngay tại trung tâm của Hà Nội nên nếu muốn đến đây để cầu duyên, cầu may vô cùng thuận tiện và dễ tìm.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:00-16:00
- Vé vào cửa: 5.000 đồng/ người/lượt
Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ, một trong những đại diện hộ Mẫu ở nước ta và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không ghi chép về di tích này.
Ngày nay người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên. Đến phủ Tây Hồ những ngày cuối năm bạn sẽ bắt gặp không ít những bạn gái, bạn trai lững thững đi một mình đầy tâm trạng. Đến Phủ Tây Hồ các bạn trẻ đều muốn cầu cho mình một nhân duyên trọn vẹn. Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: Đặng Thai Mai, Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 05:00-19:00
- Vé vào cửa: Miễn phí
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh là một trong những chùa linh thiêng được người dân Hà Nội rất tín. Nơi đây còn có tên Chùa Sở là 1 ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988 Đêm 30 Tết, sau khi tiếng chuông giao thừa điểm 12 tiếng là lúc người dân rủ nhau kéo đến chùa Phúc Khánh để hái lộc đầu năm. Ngoài mong muốn may mắn ngập tràn cả năm, chùa Phúc Khánh còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu tài danh, tình duyên.
Dù là sáng sớm hay chiều muộn, đêm giao thừa, ngày đầu năm hay ngày thường, ngày lễ ngôi chùa luôn đông du khách và các bạn trẻ tìm đến để cầu duyên, cầu bình an, tìm cảm giác yên bình trong không gian yên tĩnh, cổ kính của chùa. Tâm trạng chung của những cô gái chàng trai khi đi khấn cầu duyên ở Chùa Phúc Khánh có khi là niềm vui được trong tay nhau đi lễ chùa, có khi là nỗi lo lắng, khổ sở… Nhưng điều mà họ cảm thấy được rõ nhất chính là sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, họ tin vào điều mình nguyện cầu sẽ thành sự thực.
Thông tin chi tiết:
- Địa chỉ: 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 05:00-21:00
- Vé vào cửa: Miễn phí
Top 8 Địa điểm ăn uống nổi tiếng Cần Thơ
Cần Thơ là một trong số những thành phố lớn, phát triển và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Nếu bạn là du khách phương xa, có dịp đến tham quan thành phố xinh đẹp này hoặc bạn là người dân bản địa nhưng muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực địa phương cũng như các địa điểm ăn uống nổi tiếng thì ...
Top 10 Hang động đẹp nhất Việt Nam
Với hệ thống núi đá vôi đồ sộ lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có hàng nghìn hang động lớn nhỏ. Mỗi hang động có nét đặc sắc riêng, cuốn hút du khách bởi vô vàn các khối thạch nhũ hình thù kì lạ, các măng đá kì vĩ và không gian ma mị huyền ảo. Chúng ta hãy cùng điểm danh những ...
Top 6 Địa chỉ mua hải sản tươi sống ngon nhất Đà Nẵng
Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, những thung lũng sâu thẳm mà ở đây còn có những món ăn vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, đến với Đà Nẵng, du khách sẽ không thể quên được những món hải sản tươi sống kích thích vị giác của từng người. Sau đây, Tadiha.vn sẽ giúp bạn điểm danh 10 địa chỉ ...
Top 7 Ngôi đền, chùa linh thiêng nổi tiếng nhất Thái Bình
Đền, chùa từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh quen thuộc của mỗi người chúng ta. Người ta đến đền, chùa vãn cảnh, chiêm bái cho tâm mình thảnh thơi và cầu may mắn, cầu tài, cầu lộc và bấy lâu nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ở Thái Bình có rất nhiều đền, chùa song dưới ...
Top 5 địa điểm tổ chức liên hoan, party tốt nhất ở Nha Trang
Tới Nha Trang nên ăn uống những gì, ở đâu và vui chơi chỗ nào là băn khoăn của không ít du khách lần đầu đến với thành phố biển nổi tiếng và năng động này. Tự hào với nhiều món ăn ngon cũng như các loại đồ uống hấp dẫn, những địa điểm này là nơi dừng chân thật tuyệt vời đối với du khách trong nước ...