- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Top 5 Lễ Hội Truyền Thống Lớn Nhất Ở Việt Nam
Nội dung
- Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch)
- Lễ hội Chùa Hương huyện Mỹ Đức – Hà Nội (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch)
- Hội Lim – lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch)
- Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân Thừa Thiên Huế (Ngày 12 tháng Giêng âm lịch)
- Lễ hội Núi Bà Đen tại tỉnh Tây Ninh (từ chiều 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch)
Hàng năm, tại Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống lớn. Từ Bắc vào Nam, mỗi miền lại có những văn hóa, phong tục và lễ hội khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có 5 lễ hội được coi là lớn nhất và thu hút sự quan tâm từ người dân trong cả nước. Hãy cùng
Hàng năm, tại Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống lớn. Từ Bắc vào Nam, mỗi miền lại có những văn hóa, phong tục và lễ hội khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có 5 lễ hội được coi là lớn nhất và thu hút sự quan tâm từ người dân trong cả nước. Hãy cùng chúng tôi khám phá về 5 lễ hội truyền thống Việt Nam này ngay sau đây!
Click để đọc nhanh nội dung bài viết :
- Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch)
- Lễ hội Chùa Hương huyện Mỹ Đức – Hà Nội (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch)
- Hội Lim – lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch)
- Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân Thừa Thiên Huế (Ngày 12 tháng Giêng âm lịch)
- Lễ hội Núi Bà Đen tại tỉnh Tây Ninh (từ chiều 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch)
Lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu (Đầu tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 Âm lịch)
Trong các lễ hội Việt Nam thì lễ hội Căm Mường thuộc tỉnh Lai Châu là một lễ hội rất được các du khách quan tâm. Đây là một lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm của người dân tộc Lự tỉnh Lai Châu. Đối với những người dân vùng núi họ thường thờ cúng 5 vị thần gồm thần sông, thần núi, thần khe, thần suối và thần rồng. Người dân tộc Lự tin rằng 5 vị thần này chính là những người che chở cho họ. Vì vậy, vào đầu năm, người dân tộc Lự có truyền thống tổ chức lễ hội Căm Mường vừa là để tạ ơn thần linh cũng vừa lạ để cầu thần linh phù hộ cho một năm sung túc, an lành, mọi điều thuận lợi, điều tốt ở lại, điều xấu mang đi.
Các lễ vật được dân lên thần linh tuy mộc mạc nhưng lại mang theo tấm lòng thành của người dân. Các lễ vật đều được chuẩn bị rất tỉ mỉ, quá trình làm lễ được tổ chức một cách trang trọng. Mỗi một mâm lễ sẽ gồm hoa quả, rượu thịt và 18 chiếc thuyền giấy màu xanh và màu vàng. Nguyên nhân thuyền giấy có 2 màu này bởi người dân tộc Lự quan niệm rằng màu xanh chính là màu tượng trưng cho núi rừng bạt ngàn, còn màu vàng là tượng trưng cho màu lúa chính. Đây là những hình ảnh yên bình, ấm no và hạnh phúc.
Nghi thức cúng lễ trong lễ hội Căm Mường có 4 phần là: lễ thỉnh cầu, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và cuối cùng là các nghi lễ kết thúc. Các phần lễ được tổ chức tạo một gốc cây to nhất trong bản.
Những người làm nhiệm vụ chủ trì lễ đều là các bậc cao niên, có danh vọng và uy tín trong bản. Có nhiều dân tộc khi tổ chức lễ hội thường sử dụng khèn, sáo hay trống nhưng trong lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự họ lại không sử dụng bất kì loại nhạc cụ nào bởi họ sợ sẽ ảnh hưởng đến thần linh.
Trong lễ hội sẽ có một phần văn nghệ với những màn thổi sáo của các chàng trai, những lời ca trong trẻo, mộc mạc của các cô gái. Ngoài ra, còn có các trò chơi dân gian như đẩy gậy, té nước giải đen,… Đây cũng là dịp cho người dân vui chơi hết mình trước khi bắt đầu một năm làm việc bận rộn và vất vả.
Khách du lịch đến với lễ hội Căm Mường không chỉ được chứng kiến tận mắt các nghi lễ truyền thống đặc sắc này mà còn có thể trực tiếp tham gia vào phần hội cùng với người dân. Tuy nhiên, người dân tộc Lự không cho khách vào nhà nên bạn sẽ phải thuê phòng nghỉ ở khách sạn.
Lễ hội Chùa Hương huyện Mỹ Đức – Hà Nội (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch)
Nhắc đến các lễ hội ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến lễ hội Chùa Hương huyện Mỹ Đức. Chùa Hương không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn được tương truyền rằng đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành nên rất linh thiêng.
Nơi diễn ra phần lễ chính được tổ chức tại chùa Thiên Trù. Các nghi lễ đều được tổ chức trang trọng, linh thiêng, thu hút hàng nghìn du khách, phật tử tham gia.
Tại Chùa Hương, người ta quan niệm rằng sau khi lễ tượng Phật Bà Quan Âm thì nhất định phải ghé thăm một địa danh được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” chính là động Hương Tích. Với dáng hình rồng chúa há miệng vờn ngọc cùng một quần thể nhũ đá khổng lồ và hình ảnh như bầu sữa mẹ tí tách nhỏ giọt cùng các cây vàng, cây bạc,…. xung quanh đã tạo nên một vẻ đẹp choáng ngợp cho du khách ghé thăm. Không chỉ vậy, nhiều người cho rằng khi dạo quanh động và sờ tay vào các tạo hình nhũ đá sẽ đem đến một năm an lành, sung túc và no ấm.
Ngoài phần hội, chùa Hương còn thu hút du khách bởi các hoạt động khác như bơi thuyền trên sông, leo núi, hát văn,…
Mỗi năm, cứ vào dịp đầu năm, chùa Hương lại tiếp đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Hội Lim – lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch)
Hội Lim không chỉ là một trong những lễ hội của Việt Nam mà nó còn là lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, sâu lắng đã được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nội dung các bài quan họ có thể là ca ngợi về công lao dựng nước và giữ nước, về tính yêu đôi lứa, về cảnh đẹp non sông hay về lao động sản xuất.
Khi tham gia hội, các liền anh liền chị sẽ đứng trên một con thuyền được sơn son thiếp vàng để đối đáp, tung hứng với nhau qua những lời ca, giai điệu.
Du khách tham gia lễ hội vừa được thưởng thức những làn điệu quan họ lại vừa có thể tham gia trực tiếp và các trò chơi gian gian như đấu cờ, đấu vật, đu tiên,…
Lễ hội Cầu Ngư của ngư dân Thừa Thiên Huế (Ngày 12 tháng Giêng âm lịch)
Khi nhắc đến những lễ hội truyền thống ở Việt Nam sẽ thật thiếu xót nếu bỏ qua lễ hội Cầu Ngư tại Thừa Thiên Huế được tổ chức 3 năm một lần. Ngư dân tại Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội với mong muốn cầu cho một năm sóng yên biển lặng, tôm cá đầy thuyền và cuộc sống của những người sống bằng nghề chài lưới được sung túc hơn.
Trong hội có tổ chức rất nhiều trò hài hước như trò bủa lưới, trò quệ, trò bủa lưới nậu lưới,… Dù là trẻ con hay người lớn cũng đều có thể tham gia các trò này. Trẻ em thì hóa trang thành những chú cá nhỏ, người lớn thì quây thành vòng để bắt cá để tái hiện lại công việc hàng ngày của họ.
Cá sau khi bắt được sẽ được đem đi cúng Thành Hoàng và mang ra chợ bán. Cảnh buôn bán, trả tiền, chia tiền sẽ được tái hiện lại một cách chân thực. Sau khi hoạt cảnh cầu ngư kết thúc là lúc những con thuyền của ngư dân đánh bắt xa bờ trở về với tôm cá đầy khoang, báo hiệu một mùa bội thu.
Ngoài ra, trong lễ hội còn có cuộc thi đua trải với sự tham gia của các tay chèo cừ khôi. Cuộc đua được tổ chức trên phá Tam Giang, thu hút sự quan tâm và hứng thú của đông đảo du khách..
Lễ hội Núi Bà Đen tại tỉnh Tây Ninh (từ chiều 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng 2 âm lịch)
Núi Bà Đen rất nổi tiếng với người dân miền Nam. Vào đầu xuân, người ta lại thi nhau lên núi để viếng Bà, nhằm cầu mong Bà phù hộ một năm mới an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
Sở dĩ núi Bà Đen nổi tiếng linh thiêng bởi theo truyền thuyết, trước đây có một người con gái tên là Đênh rất sùng đạo Phật do bị ép duyên mà bỏ lên núi xuất gia cầu đạo rồi từ giã cõi trần. Sau này, vua Nguyễn cho đúc tượng đồng đen rồi sắc phong cho bà làm “Linh Sơn Thánh Mẫu” để người dân thờ bái. Người dân gọi lâu ngày chệch đi thành bà Đen nên núi cũng có tên là núi bà Đen.
Điện của Bà được đặt tại lưng chừng núi với một bức tượng lớn, được tạc bằng đồng đen. Người ta quan niệm rằng, đầu năm đi viếng Bà và “vay mượn” nhờ vả, xin lộc Bà sẽ giúp cả năm làm ăn thuận lợi. Đến ngày sẽ quay lại để trả lễ và tạ ơn cho bà.
Trên đây là các lễ hội truyền thống Việt Nam lớn nhất và nhận được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn chưa từng tham gia lễ hội nào thì quả thật là đáng tiếc. Mỗi lễ hội lại mang đến một cảm nhận và nét đọc riêng.
Đẹp như tranh vẽ hành trình khám phá Phan Rang 2N1Đ của hội bạn thân
Các bạn nghĩ thế giới cổ tích có thật không? Nếu có thật thì liệu sẽ ở đâu, có chạm đến được hay không? Và câu trả lời đơn giản rằng thế giới cổ tích là ở bất kì nơi nào, phụ thuộc vào con tim của bạn. Với hội bạn thân này, Phan Rang chính là thế giới cổ
Kinh nghiệm du lịch Quy Nhơn từ A – Z
Quy Nhơn hiện là một trong những điểm du lịch đẹp và thu hút nhất tại nước ta. Với khung cảnh đẹp, nhiều trò chơi hấp dẫn cùng ẩm thực độc đáo, Quy Nhơn đã hấp dẫn không chri du khách trong mà còn cả ngoài nước. Nếu bạn đang phân vân không biết đi đâu du
Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn mùng 9/8 Âm lịch
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng ở Hải Phòng. Đây là hoạt động văn hoá, tôn giáo và nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống của một cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Phượt Nha Trang 2018 kinh nghiệm du lịch bụi Nha Trang từ A đến Z
Phượt Nha Trang là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ trong mùa hè này. Bạn cũng muốn chinh phục chặng đường đến Nha Trang để cảm nhận vẻ đẹp của đất trời? Vậy thì đọc ngay kinh nghiệm du lịch bụi Nha Trang từ A đến Z mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây để c