- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Top 20 Món ăn tốt nhất cho mẹ sau sinh bổ dưỡng và nhiều sữa
Nội dung
- Móng giò hầm đu đủ
- Canh gà ác hầm thuốc bắc
- Dạ dày heo hầm hạt sen
- Mật ong trộn với nghệ vàng
- Cháo gà hạt sen
- Sữa bà bầu, sữa chua và nước
- Canh xương bò hầm đậu đỏ
- Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc
- Chè mè đen (vừng đen) đường phèn
- Thịt dê hầm đương quy
- Cháo gạo nếp, táo đỏ, mộc nhĩ
- Bắp bò hầm khoai tây
- Thịt heo kho nghệ
- Chè hạt mè đen
- Canh rau Thì là thịt băm
- Ức gà xào măng tây
- Cháo sung
- Canh rau ngót nấu thịt bò
- Canh đu đủ xanh nấu sườn non
- Canh rong biển
Sau sinh, để có đủ sữa cho con bú cũng như nhanh chóng phục hồi sức khỏe, người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực đơn phải bao gồm những thức ăn có sự phối hợp rất đầy đủ và cân đối của các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Sau đây, Tadiha xin giới thiệu đến bạn đọc những món ăn ngon bổ dưỡng cho các bà mẹ sau sinh.
Móng giò hầm đu đủ
Móng giò hầm đu đủ không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là món ăn giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau sinh. Đu đủ là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng, chất khoáng, chất chống oxy hóa và chất xơ, có nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe, đặc biệt là lợi sữa cho phụ nữ cho con bú, tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho tim, tăng cường đề kháng. Hãy tham khảo cách nấu dưới đây, để có một món móng giò hầm đu đủ thơm ngon.
Nguyên liệu:
- Móng giò: 1 cái khoảng 600-800gr
- Đu đủ xanh (Không nên chọn quả xanh, non quá mà bạn nên chọn những quả đu đủ xanh bắt đầu có dấu hiệu chín phần đầu cuống đu đủ là được)
- Gia vị: đường, mắm, hạt nêm, muối
- Hành tươi, rau mùi tàu, hành tím khô, rau thơm, cà chua
Cách chế biến:
- Bước 1: Đu đủ xanh gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Cắt miếng xong bạn pha 1 chậu nước muối loãng khoảng 10%, cho đu đủ vào đó ngâm khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo.
- Bước 2: Móng giò làm sạch, chặt miếng to, trụng qua nước sôi cho bớt mùi hôi. Rồi cho vào nồi áp suất hầm cho đến khi chín nhừ. Trước khi đun cho 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa mắm.
- Bước 3: Khi móng giò chín nhừ thì cho đu đủ vào đun và nhớ canh để đu đủ chín vừa tới là tắt bếp. Nếu đun quá lâu đu đủ sẽ chín quá, nát không ngon.
- Bước 4: Khi đu đủ chín, cho cà chua thái miếng cau vào cùng với hành lá, rau mùi tàu, nêm lại nước hầm cho vừa vặn là tắt bếp và múc ra bát và dùng khi còn nóng.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành món móng giò hầm đu đủ thơm ngon, lợi sữa, cực kì dễ chế biến, bạn đừng quên thường xuyên bổ sung món ăn này vào thực đơn nhé!
Canh gà ác hầm thuốc bắc
Món canh gà ác hầm thuốc bắc, thường được dùng cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược, hay bà bầu, phụ nữ sau sinh vì chúng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, bổ máu và giúp mau phục hồi thể lực. Đây là một trong những món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng giúp mẹ có nhiều sữa sau khi sinh, hãy cùng tìm hiểu về cách chế biến món ăn này nhé.
Nguyên liệu:
- Gà ác: 1 con
- Gói thuốc bắc (Kỳ tử, đằng sâm, ý dĩ, táo tàu, hạt sen)
- Ngải cứu, gừng
- Gia vị
Cách chế biến:
- Bước 1: Các vị thuốc Bắc trong gói gia vị hầm gà rửa sạch. Gà rửa sạch, nướng sơ trên lửa. Công đoạn này giúp da gà dai, không bị rách nát khi hầm nhừ và còn làm cho gà thơm hơn.
- Bước 2: Cho gà vào nồi gốm hoặc dụng cụ hầm gà cùng với các vị thuốc bắc đã rửa sạch. Rắc chút gia vị lên khắp mình gà, cuối cùng phủ ngải cứu lên phía trên.
- Bước 3: Đặt nồi gà vào một nồi nước sôi lớn hơn, hầm cách thủy khoảng 1 – 1,5 tiếng tùy độ dày của dụng cụ chứa gà. Nếu dùng nồi áp suất bạn chỉ cần hầm trong khoảng 30 phút.
Với cách làm gà hầm thuốc bắc đơn giản này, bạn sẽ có món gà hầm thật bổ dưỡng.
Dạ dày heo hầm hạt sen
Hạt sen là loại hạt có chứa các chất dinh dưỡng, là thức ăn dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ cho những người lao động căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, hạt sen còn là thực phẩm rất tốt cho bà đẻ. Còn dạ dày heo thì có tác dụng lành da, có hệ tiêu hóa tốt. Dạ dày heo hầm hạt sen là món hầm quen thuộc được chế biến từ nguyên liệu chính là: dạ dày lợn, hạt sen, và các loại gia vị khác mang đến món hầm, bùi bùi cực bổ dưỡng cho thực đơn của bà đẻ.
Nguyên liệu:
- Dạ dày heo: 1 cái
- Hạt sen: 100gr
- Gừng: 1/2 củ
- Rượu gạo: 2 thìa cafe
- Muối, bột ngọt
Cách chế biến:
- Bước 1: Bao tử rửa sạch để ráo, trụng vào nồi nước đang sôi khoảng 5 phút vớt ra ngâm ngay vào chậu nước đá lạnh. Làm như vậy, bao tử sẽ vừa giòn lại vừa trắng. Nấu nước sôi có thêm chút muối cho bao tử vào hầm cho mềm. Vớt bao tử ra để ráo, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Ướp chút bột ngọt, gừng thái sợi + 3 muỗng cà phê muối khoảng 20 phút.
- Bước 2: Hạt sen rửa sạch đổ vào nồi, cho nước ngập sâm sấp mặt, đun lửa to tới khi sôi hạ nhỏ lửa để hầm. Liên tục châm thêm nước lạnh, đợi sôi lại, tiếp tục đổ nước lạnh vào cho đến khi hết lượng nước đã định (khoảng 400ml). Làm vậy sen sẽ mau nhừ và không bị nát.
- Bước 3: Khi sen vừa nhừ, vặn lửa lớn cho nước thật sôi, đổ hỗn hợp bao tử đã ướp vào, cho thêm rượu gạo rồi chờ khoảng 3 phút thì tắt lửa ngay. Nêm gia vị lại cho vừa miệng rồi múc ra chén ăn nóng.
Dạ dày hầm hạt sen ngon, bổ dưỡng, vừa dễ chế biến, vừa tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh
Mật ong trộn với nghệ vàng
Tinh bột nghệ vàng có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đổng thời có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi ung thư cho cơ thể. Ngoài ra, tinh bột nghệ vàng còn có tác dụng làm đẹp sau sinh cho các mẹ, giúp bổ máu và tránh hậu sản. Mật ong giúp bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tinh bột nghệ trộn với mật ong có công dụng ngừa ung thư vú, giúp co bóp cổ tử cung, làm sạch khí huyết ứ và đau bụng sau sinh, kháng viêm, kháng nấm.
Cách dùng: Uống thường xuyên 2 lần 1 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, có thể dụng để đắp mặt nạ sẽ có làn da trắng hồng như da em bé. Củ nghệ và mật ong luôn có công dụng đặc biệt giúp chị em phụ nữ làm đẹp một cách kỳ diệu, giúp giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn, cho da dẻ trắng hồng.
Cháo gà hạt sen
Hạt sen vốn nổi tiếng rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai và sau sinh. Bởi không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ngon dễ ăn mà hạt sen còn là một vị thuốc dân gian cực tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần. Ngoài ra, Hạt sen còn có tác dụng hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bé thông minh, làm đẹp da, chống lão hóa và cải thiện đảng kể vòng một sau sinh. Sau đây, xin giới thiệu đến các mẹ cách chế biến món Cháo Gà Hạt sen bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 200gr
- Hạt sen: 100gr
- Gạo tẻ thơm: 100gr
- Gạo nếp: 30gr
- Đậu xanh: 30gr
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Hành lá, tía tô, hạt tiêu và nước mắm ngon, bột nêm, dầu ăn, hành tím
Cách chế biến:
- Bước 1: Ngâm hạt sen và đậu xanh đã bỏ vỏ trong 2 tiếng cho nở. Gạo tẻ và gạo nếp trộn chung lại, vo sạch rồi ngâm khoảng 20 phút. Nếu bạn nấu cháo cho bé thì có thể giã cho gạo dập bớt. Gạo nếp nấu cùng trong cháo gà hạt sen sẽ khiếp món cháo thơm hơn rất nhiều. Thịt gà luộc chín, để nguội, xé nhỏ, giữ lại nồi nước luộc gà.
- Bước 2: Bỏ gạo cùng đậu xanh và hạt sen vào nồi nước luộc gà. Đợi cháo sôi, bạn vặn nhỏ lửa, cho gia vị rồi nấu chừng 40 phút cho cháo chín nhuyễn
- Bước 3: Phi hành tím cho vàng, thơm rồi trút vào nồi cháo đã nhuyễn, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bước 4: Múc cháo gà hạt sen ra tô, bỏ thịt gà rồi đến hành lá, hạt tiêu lên trên là có thể thưởng thức
Đây là món ăn bổ dưỡng không thể bỏ qua trong thực đơn của các bà mẹ sau khi sinh em bé. Các bạn nhớ đừng bỏ qua nhé!
Sữa bà bầu, sữa chua và nước
Sữa bà bầu bổ sung hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, vì vậy bà bầu nên uống kéo dài trong toàn bộ thai kỳ. Sau khi sinh con, nếu như phần sữa này vẫn còn, người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng để có nhiều sữa cho con bú.
Sữa chua cung cấp protein, vitamin, canxi và chất khoáng cần thiết cho cả em bé và mẹ sau sinh. Các lợi khuẩn có trong sữa chua còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống táo bón rất hiệu quả.
Nước cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của thai phụ, vì vậy hãy chắc chắn mẹ đã uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Càng về những tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về nước càng tăng cao. Nếu thiếu nước, người mẹ có thể sinh non.
Canh xương bò hầm đậu đỏ
Xương bò rất giàu canxi, còn đậu đỏ giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, đồng thời bổ sung sắt, vitamin B1, B6 tốt cho hệ thần kinh, giảm stress. Trong đậu đỏ nói riêng và các loại đậu nói chung còn chứa một loại chất hoạt động tương tự như estrogen, giúp tuyến vú phát triển sẵn sàng cho sự tiết sữa. Vì vậy, canh xương bò hầm đậu đỏ là một trong những món ăn lợi sữa cho bà bầu rất điển hình.
Nguyên liệu:
- 500 g xương bò, 100 g đậu đỏ.
- Rượu trắng/rượu vang, muối, bột canh, hạt tiêu, gừng, hạt nêm.
Cách chế biến:
- Bước 1: Đậu đỏ vo qua cho sạch, ngâm nước khoảng 4 tiếng để khi nấu đậu sẽ mềm.
- Bước 2: Xương bò luộc qua với nước muối, sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 3: Cho xương bò vào ninh với nước dưới lửa nhỏ, nêm thêm các gia vị bột canh, hạt nêm, một chút tiêu, vài lát gừng và 2 thìa cà phê rượu trắng/rượu vang (gừng và rượu để khử mùi gây của xương bò). Chú ý hớt bọt để nước ninh xương được trong.
- Bước 4: Ninh xương bò được 20 phút thì cho phần đậu đỏ đã ngâm vào, ninh tiếp đến khi đậu đỏ chín mềm, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Cháo đậu xanh nấu thịt lợn nạc
Thịt lợn nạc chứa nhiều protein cung cấp dưỡng chất cho cơ thể sản phụ sau khi sinh. Còn đậu xanh có tác dụng gần như đậu đỏ, giúp tuyến vú phát triển và lợi sữa sau sinh.
Nguyên liệu:
- 50g gạo tẻ, 50 g gạo nếp, 50 g đậu xanh, 200 g thịt nạc
- Gia vị: Muối, bột canh, hạt nêm, hành khô, dầu ăn, hành lá, thì là.
Cách chế biến:
- Bước 1: Đậu xanh để cả vỏ, rửa sạch, ngâm với nước khoảng 4 giờ cho đậu mềm.
- Bước 2: Gạo tẻ và gạo nếp vo qua cho sạch bụi bẩn, sau đó cho đậu xanh và gạo vào nồi ninh dưới lửa nhỏ đến khi chín mềm.
- Bước 3: Thịt nạc rửa sạch với nước muối, bằm nhỏ. Ướp thịt với hạt nêm, bột canh, hành khô trong 15 phút cho thấm gia vị.
- Bước 4: Cho một chút dầu vào chảo, phi thơm hành khô đã băm nhỏ, sau đó cho thịt băm vào xào săn lại.
- Bước 5: Khi cháo đã chín mềm, cho thịt băm vào nồi đun thêm khoảng 3 phút, vừa đun vừa khuấy đều. Rắc một chút hành lá và thì là thái nhỏ lên trên, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Chè mè đen (vừng đen) đường phèn
Mè đen nhuận tràng rất tốt, ngoài ra còn có khả năng lợi sữa đáng nể. Trong hạt mè chứa nhiều chất đạm, dầu, canxi, axit béo omega 3 và omega 6 rất có lợi cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 100 g mè đen, 50 g bột sắn dây.
- Gia vị: Gừng, đường phèn.
Cách chế biến:
- Bước 1: Mè loại bỏ sạn, hạt lép, vo qua cho bớt bụi bẩn rồi để ráo nước. Rang chín mè dưới chảo đáy dày để mè thơm hơn. Sau đó xay nhuyễn hạt mè bằng máy xay sinh tố.
- Bước 2: Hòa bột sắn dây với nước lọc và đường phèn cho tan đều, sau đó cho vào nồi nấu dưới lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều.
- Bước 3: Trong lúc bột sắn bắt đầu chuyển từ màu đục sang màu trong, nhanh tay đổ mè đen đã xay vào, khuấy đều cho đến khi bột sắn chín hẳn.
- Bước 4: Đập dập nhánh gừng cho vào chè để chè dậy mùi thơm.
Thịt dê hầm đương quy
Thịt dê là thực phẩm cung cấp tốt về chất đạm, ít chất béo hơn thịt bò và ít caroin hơn thịt gà. Thịt dê cũng là một nguồn cung cấp chất sắt rất dễ hấp thu cho nhưng người thiếu máu, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.
Nguyên liệu: 100 gram đương quy; 200 gram thịt dê làm sạch, thái miếng vừa ăn; 5 lát gừng tươi; 3 nhánh hành hoa.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm nước xâm xấp và ninh nhỏ lửa cho tới khi thịt dê chín nhừ thì bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Mỗi ngày mẹ nên ăn món này 4-5 lần, kết hợp uống nước hầm rất tốt cho những sản phụ sau sinh mất máu, suy kiệt, kém ăn, cơ thể gầy yếu, ít sữa. Tuy nhiên, lưu ý với mẹ táo bón không nên dùng.
Cháo gạo nếp, táo đỏ, mộc nhĩ
Cháo gạo nếp, táo đỏ, mộc nhĩ là món cháo được khuyên dùng cho phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ sau sinh với những công dụng tuyệt vời của táo đỏ và mộc nhĩ. Các loại nguyên liệu này giúp bổ máu, điều trị rụng tóc, hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, còn có tác dụng trắng da, tốt cho lục phủ ngũ tạng và giúp xóa những vết tàn nhang trên khuôn mặt. Sau đây là hướng dẫn cách chế biến món cháo vô cùng bổ dưỡng này.
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 100gr
- Táo đỏ: 15 quả
- Mộc nhĩ: 15gr
- Gia vị các loại
Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế: Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 30 phút cho nở và mềm để nhanh chín. Dùng nước nóng ngâm mộc nhĩ cho nở ra, rồi rửa sạch, thái chỉ và cắt khúc nhỏ. Táo đỏ rửa sạch để ráo.
- Bước 2: Chuẩn bị nồi nấu cháo cho lượng nước vừa đủ vào nồi, cho gạo nếp vào nấu. Khi nước sôi cho tiếp táo đỏ và mộc nhĩ vào nấu chung, nấu cho đến khi cháo nhừ cho thêm một thìa đường đỏ, nêm nếm vừa miệng bắc xuống và dùng.
Mẹ sau sinh nên dùng 2 bát một ngày, 1 tuần/lần để bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong sữa cho con bú. Ngoài ra, các bạn có thể cho thêm hạt sen vào cháo nếu thích.
Bắp bò hầm khoai tây
Thịt Bò được xem là thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai và sau sinh. Đây là thực phẩm cung cấp vitamin B12 và chất đạm, được xem là 2 thành phần dinh dưỡng quý giá. Ngoài ra, thịt bò còn chứa lượng sắt khổng lồ, bổ sung protein và chưa nhiều vitamin B6. Ăn nhiều thịt bò giúp các mẹ có sức đề kháng tốt, tránh bệnh tật, tránh nhiễm khuẩn, đồng thời giúp các mẹ có nhiều sữa hơn sau khi sinh em bé.
Sau đây là cách hướng chế biến Món Bắp bò hầm khoai tây, một món ăn giúp lợi sữa và bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi trẻ.
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 300gr
- Khoai tây: 3 củ
- Cà chua: 2 quả
- Củ cải đỏ: 1/2 củ
- Hành tây: 1 củ
- Gừng, rau mùi, gia vị
Cách chế biến:
- Bước 1: Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng hình vuông. Sau khi thái xong, ướp với gia vị rồi để 20 phút cho thấm.
- Bước 2: Khoai tây, củ cải đỏ gọt vỏ rửa sạch, sau đó thái thành những miếng dày vừa ăn. Gừng gọt vỏ, băm nhuyễn còn hành tây thì bóc vỏ, bổ múi cau.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu và tỏi vào phi cho thơm, tiếp đến cho thịt bò vào xào cho săn lại thì cho nước và cà chua vào ngập thịt. Sau đó, nêm nếm sơ cho nước dùng có chút gia vị, sau đó vặn lửa nhỏ lại chờ thịt bò mềm. Sau thời gian khoảng 30 phút thì bạn tiếp tục cho thêm củ cải đỏ, khoai tây vào, đến khi nồi súp sôi lại thì nêm lại cho vừa ăn và tiếp tục hầm cho đến khi thịt bò mềm.
- Bước 4: Lúc này, thịt bò mềm cũng là lúc của cải đỏ và khoai tây cũng vừa mềm, cho hành tây và gừng vào, đợi nước sôi lại thì tắt bếp. Nếu thích ăn vị cay của gừng, bạn có thể cho gừng vào cùng lúc với cà chua.
Thịt bò rất tốt cho bà đẻ vì vậy nên cho vào thực đơn hằng ngày để bổ sung năng lượng để hồi phục sức khỏe đồng thời có sữa cho con bú.
Thịt heo kho nghệ
Một trong những món ăn bạn nên lựa chọn để nấu cho mẹ sau sinh ăn đó là món thịt heo kho nghệ ăn kèm với cơm trắng vì món ăn này rất tốt, lành, giúp chống viêm kháng khuẩn cho các mẹ mới sinh. Miếng thịt mềm béo ngậy thơm mùi riềng và nghệ cùng với màu vàng óng của nghệ làm cho món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp nữa.
Sau đây là cách chế biến món thịt heo kho nghệ.
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ hoặc nạc vai: 300gr
- Nghệ: 1 nhánh
- Riềng: 1 nhánh
- Hành khô
- Các gia vị bào gồm: Hạt nêm, muối, cùng với hạt tiêu.
Cách chế biến:
- Bước 1: Thịt rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Tỏi băm nhuyễn, có thể thêm ớt tùy thích. Riềng, nghệ thì cạo sạch vỏ rồi rửa sạch cho hết vào cối giã cho nát ra hay cũng có thể thái thành lát nhỏ hay cho vào máy xay để xay.
- Bước 2: Cho hết thịt lợn đã được sơ chế vào một bát tô ướp cùng với đường, hành khô và hạt nêm. Để thịt được ngấm đều gia vị thì các bạn để ướp trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn cho nồi lên bếp đổ vào đó 1 ít dầu ăn chờ dầu sôi thì chút hết thịt vào. Chú ý các bạn không nên cho lửa to.
- Bước 3: Bạn nhớ đảo đều cho đến khi thấy miếng thịt săn lại thì cho thêm nghệ và riềng vào nồi, dùng đũa đảo đều tay. Vặn lửa nhỏ, đậy vung lại rồi kho lim rim tầm 10 - 15 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn đảo tới khi nào thấy thịt khô lại hơi xém cạnh một chút thì tắt bếp.
Món thịt heo kho nghệ thường được ăn kèm với cơm nóng là ngon nhất.
Chè hạt mè đen
Mè đen có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ sinh nở thuận lợi và lợi sữa, bên cạnh đó, còn giúp các mẹ đẹp da và tránh táo bón. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mè khác nhau, nhưng để đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe, các mẹ nên chọn mè đen Việt Nam. Loại mè này có đặc điểm: hạt nhỏ; có mùi thơm béo đặc trưng của mè. Mè thường có màu đen nhạt, hay lẫn thêm các hạt đỏ hoặc vàng.
Sau đây, xin gửi đến các mẹ sau sinh cách chế biến món chè mè đen đặc biệt này.
Nguyên liệu:
- Mè đen: 100gr
- Bột nếp: 50gr
- Bột sắn dây: 1 muỗng cafe
- Sữa tươi: 10ml
- Đường: 100g
Cách chế biến:
- Bước 1: Mè đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là mè đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhiễn, mịn. Bột gạo nếp cho lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Với gạo nếp thì bạn có thể xay hết rồi bọc túi nilon cất đi dùng dần. Cho bột sắn dây vào 1 chiếc bát và hòa cho tan hoàn toàn.
- Bước 2: Khi nấu bạn chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa mè đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước. Cách nấu chè mè đen với bột sắn dây rất nở, vì thế bạn không nên cho nhiều, nếu không ăn hết sẽ gây lãng phí.
- Bước 3: Cho xoong lên bếp, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Bạn đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là được. Bạn có thể cho thêm hoặc bớt lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt nhé.
Canh rau Thì là thịt băm
Thì là là một trong những loại rau hàng đầu về lợi sữa, giúp sữa mẹ thơm mát và đặc, giúp bé khoẻ mạnh, cứng cáp hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua loại rau này trong thực đơn của bà mẹ sau sinh, sau đây, xin hướng dẫn các bạn cách chế biến món canh bổ dưỡng này.
Nguyên liệu:
- Thì là: 2 bó (nhặt 1/2 phần cành)
- Thịt nạc heo băm nhỏ: 300gr
Cách chế biến:
- Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho thị nạc heo đã băm nhỏ vào và đảo đều tay, nêm gia vị cho đậm đà, đảo tới khi nào thịt săn lại thì cho 1 tô nước lớn vào nồi.
- Bước 2: Đun lửa vừa tới khi sôi, cho toàn bộ phần rau thì là vào nồi, tới khi sôi lên, nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.
Chỉ với 2 bước chế biến cực kì đơn giản, các bạn đã có món canh rau thì là thịt băm thanh thanh, ngọt mát mà không bị ngấy.
Ức gà xào măng tây
Thịt gà chứa nhiều protein, vitamin B6, vitamin A, photpho cùng các khoáng chất tốt cho răng, xương và hệ tim mạch. Axit amin tryptophan trong thịt gà còn có khả năng làm giảm căng thẳng thần kinh, giúp người mẹ không bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Trong khi đó măng tây lại chứa nhiều acid folic giúp bổ máu và hỗ trợ tiết sữa.
Nguyên liệu:
- 10 cây măng tây, 300 g ức gà, 1 củ gừng nhỏ.
- Gia vị: bột canh, muối, hạt nêm, xì dầu, hạt tiêu, bơ.
Cách chế biến:
- Bước 1: Ức gà cắt thành miếng vừa ăn, rửa sạch với nước muối, sau đó vớt ra rổ để ráo. Ướp ức gà với gừng băm nhỏ, hạt nêm, muối, tiêu, xì dầu.
- Bước 2: Măng tây nhặt bỏ đoạn già, rửa sạch, cắt đôi. Luộc qua măng tây với chút nước muối, sau đó vớt ra thả ngay vào nước đá để măng giữ được độ giòn.
- Bước 3: Cho bơ vào chảo, sau đó cho thịt gà đã ướp vào xào cho săn lại, đổ ra đĩa.
- Bước 4: Tiếp tục cho bơ vào chảo, xào sơ măng tây cho thấm gia vị (vì trước đó đã luộc với nước muối). Khi thấy măng tây đã vừa chín, đổ phần thịt gà vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
Cháo sung
Sung là một trong những thức ăn lợi sữa rất tốt cho bà bầu và sản phụ sau sinh. Nghiên cứu về sung cho thấy loại quả này giàu canxi, photpho, glucose, saccarose, vitamin C và nhiều khoáng chất khác. Một điều bất ngờ nữa là sung có vị chát, nhưng lại nhuận tràng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Nguyên liệu:
- 50 g gạo tẻ, 50 g gạo nếp, 30 g quả sung còn xanh.
- Gia vị: Đường phèn, mật ong.
Cách chế biến:
- Bước 1: Trộn chung gạo tẻ với gạo nếp, vo qua cho sạch rồi để cho ráo nước.
- Bước 2: Sung rửa sạch, cắt lát hoặc cắt miếng nhỏ.
- Bước 3: Cho sung và gạo ninh chung với nhau cho đến khi chín mềm. Thêm đường phèn hoặc mật ong để ăn cho vừa miệng.
Canh rau ngót nấu thịt bò
Rau ngót rất giàu sắt, tốt cho máu của người mẹ. Từ xa xưa đến nay, rau ngót chưa bao giờ vắng bóng trong danh sách các loại rau lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Lưu ý rau ngót có thể gây sảy thai nên mẹ bầu không ăn món này.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau ngót, 200 g thịt bò thái lát.
- Muối, hạt tiêu, gừng, tỏi, bột canh, bột nêm, dầu ăn.
Cách chế biến:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch với nước muối, ướp với thật ít hạt tiêu, gừng tỏi.
- Bước 2:Rau ngót nhặt lấy lá, rửa sạch với nước muối, vò sơ. Cho rau vào nồi xào với một chút dầu ăn, bột canh, bột nêm, sau đó đổ một lượng nước vừa phải, đun dưới lửa vừa.
- Bước 3: Cho dầu vào chảo đun nóng, rồi đổ thịt bò vào xào với thật ít bột nêm cho đến khi thịt chín tới.
- Bước 4: Khi rau ngót đã sôi được khoảng 5 phút, cho thịt bò vào nồi đun đến khi sôi lại. Nêm nếm một lần nữa cho vừa miệng.
Canh đu đủ xanh nấu sườn non
Đu đủ chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nếu như trong thời gian mang thai, đây là thực phẩm nên tránh thì sau khi sinh con, đu đủ lại là một thức ăn lợi sữa cho sản phụ cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ xanh khoảng 500 g, 300 g sườn non.
- Gia vị: Muối, bột canh, bột nêm, dầu ăn, hành khô, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Đu đủ thái nhỏ, cắt miếng vừa ăn ngâm với nước muối 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Sườn non chặt miếng vừa ăn, rửa sạch và luộc qua với nước muối. Sau đó cho sườn vào xào với dầu ăn, hành khô, bột nêm và bột canh cho vừa miệng.
- Bước 3: Đổ nước vào ninh sườn dưới lửa nhỏ cho đến khi chín mềm, chú ý hớt bọt để nước canh được trong.
- Bước 4: Khi sườn đã chín mềm, cho đu đủ đã sơ chế vào đun tiếp cho đến khi đu đủ chín tới. Rắc thêm hành lá và nêm lại cho vừa miệng.
Canh rong biển
Rong biển là loại thực phẩm nổi tiếng ở xứ xở Kim Chi không chỉ bởi tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể mà nó còn mang lại nhiều lợi ích khác như như chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, chống táo bón, tốt cho da và tim mạch.
Trong thành phần rong biển có rất nhiều đạm, khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt, can-xi (với hàm lượng cao hơn trong sữa), vitamin A (cao gấp 10 lần trong bơ), vitamin B2 (gấp 7 lần trứng), vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Sản phụ sau sinh nếu thường xuyên ăn canh rong biển sẽ giúp lợi sữa rất tốt, giảm mệt mỏi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Một số món ngon từ rong biển giúp mẹ lợi sữa, bồi bổ cơ thể sau sinh:
- Canh rong biển nấu thịt bò
- Canh rong biển hầm sườn non
- Canh rong biển nấu thịt nạc
- Rong biển nấu đậu hũ
- Cơm cuộn rong biển…
Top 9 quán sushi ngon nhất tại Hải Phòng
Nếu bạn là một tín đồ của đồ ăn Nhật thì bạn không nên bỏ qua các quán sushi sau tại Hải Phòng. Chắc hẳn những chia sẻ sau đây sẽ đem lại cho bạn những thưởng thức ngon và ấn tượng đấy. Vậy hãy cùng Tadiha điểm danh những quán ấy nhé.
Top 11 quán ăn nổi tiếng nhất khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà trưng từ lâu đã nổi tiếng bởi những khu vui chơi, ăn uống nổi tiếng hàng đầu thủ đô. Bài viết dưới đây Tadiha sẽ liệt kê những quán ăn ngon nhất khu vực này.
Top 13 thương hiệu phở ăn liền được ưa chuộng nhất Việt Nam
Phở ăn liền từ lâu đã trở thành một trong những thực phẩm ăn nhanh hiện đại và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Phở ăn liền rất tiện lợi và đủ dinh dưỡng cho một bữa sáng, bữa trưa hay bữa ăn khuya nhẹ nhàng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Bởi vậy các thương hiệu phở ăn liền đang ngày càng phát triển ...
Top 9 Nhà hàng Hồng Kông ngon nhất tại Hà Nội
Ẩm thực Hồng Kông là một nền ẩm thực độc đáo chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ẩm thực Á - Âu. Ẩm thực Hồng Kông trở thành thực đơn cao cấp hiện đại với nhiều phương pháp chế biến độc đáo, kĩ thuật khá cầu kì. Nếu bạn muốn thưởng thức nền ẩm thực độc đáo này ngay trong lòng Hà Nội thì bạn không thể bỏ qua ...
Top 10 Quán nhậu ngon nhất tại Hà Nội
Nhậu là một văn hóa bất thành văn của nhân dân Việt từ xưa đến nay. Người Nam cũng nhậu, người Bắc cũng nhậu. Tadiha đã tổng hợp những quán nhậu ngon nổi tiếng nhất ở Hà Nội để giúp bạn có được những địa chỉ bỏ túi hay ho nhất cùng những người bạn của mình. Hãy cùng khám phá nhé! ...