- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Thông tin những lễ hội truyền thống ở Hà Nội
Nội dung
Từ xưa đến nay, Hà Nội vẫn luôn là vùng đất ngàn năm văn hiến với rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc nhằm tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Dưới đây là những lễ hội truyền thống ở Hà Nội vô cùng tiêu biểu, thu hút sự tham gia của nhiều ng
Xem thêm về lễ hội chùa Hương ở Hà Nội
Hà Nội có khá nhiều lễ hội lớn cho du khách tìm đến tham quan, tìm hiểu
Lễ hội Phù Đổng
Lễ hội Phù Đổng được tổ chức vào ngày 8 và ngày 9/4 âm lịch hàng năm tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là nơi sinh ra người anh hùng Phù Đổng Thiên Vương.
Lễ hội mở đầu bằng lễ tế thánh và lễ rước cờ từ đền thờ Mẫu tới đến Thượng với sự tham gia của hàng trăm người dân cũng như du khách gần xa. Tiếp theo là tổ chức trò săn hổ trước đền Thượng để thể hiện tinh thần đoàn kết chiến thắng thú dữ.
Để tổ chức lễ hội Phù Đổng, những gia đình có vinh dự sẽ chọn người đóng vai Ông Hiệu, cô Tướng, đội quân trinh trinh sát, đội dân binh… và tái hiện lại hai hội trận ở bãi Đống Đàm, Soi Bia. Bên cạnh đó, còn có nhiều trò chơi dân gian như bóng chuyền, chọi gà, cầu lông…
Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng được UNESCO đưa vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại.
Lễ hội Đống Đa
Lễ hội Đống Đa diễn ra vào ngày 5/1 âm lịch tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa là lễ hội mừng chiến thắng và tưởng nhớ chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung – người anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Lễ hội Đống Đa được tổ chức ở điện Tây Sơn với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc như diễn văn ôn lại lịch sử Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh, biểu diễn võ thuật, trống trận, thao diễn trận pháp… được người xem vô cùng thích thú.
Ngoài nghi lễ truyền thống, du khách tham gia lễ hội Đống Đa trong tour du lịch Hà Nội 1 ngày còn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc khác như trò chơi dân gian, đua thuyền, hát tuồng…; đặc biệt là trò rước Rồng lửa Thăng Long rất độc đáo.
Lễ Hội Đống Đa ở Hà Nội
Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Đông Anh, ngoại thành Hà Nội để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương – người có công xây dựng nước Âu Lạc, thành Cổ Loa.
Ngày chính của lễ hội bắt đầu bằng nghi thức đại tế, lễ rước được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm, trước là chức sắc và sau là dân làng thay phiên nhau cầu nguyện một năm thịnh vượng, thái bình.
Đặc biệt, lễ hội Cổ Loa là nghi lễ rước thần của 12 xóm với đầy đủ nghi trượng, cờ quạt, kiệu phường bát âm và màu sắc lễ phục vô cùng rực rỡ của đoàn rước. Đến với lễ hội Cổ Loa còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như thổi cơm thi, hát chèo, chơi đu…
Lễ hội Cổ Loa với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Lễ hội Mật
Lễ hội Mật diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm ở xã Việt Hưng, quận Long Biên nhằm tưởng nhớ Hoàng Đức Trung là người đã có công đưa người nghèo đến vùng kinh đô khẩn hoang và lập ra 13 trại ở tây thành Thanh Long.
Lễ hội Mật gồm có lễ rước nước từ giếng làng, lễ rước cá chép vào đình Thánh và rước lễ vật của 13 trại ở quận Ba Đình về làng dân thần.
Theo những kinh nghiệm khi đi du lịch Hà Nội, phần đặc sắc nhất của lễ hội Mật chính là trò múa rắn để tôn vinh nghề bắt, nuôi rắn ở đây và tượng trưng cho loài thủy quái bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh, ý chí hạ gục.
Bên cạnh đó, tiết mục thi nấu món ăn đặc sản cũng rất thú vị với nhiều món như tam xa đại hội, ngũ hổ chầu lâm, lý ngư vọng nguyệt…
Tưng bừng lễ hội làng Mật ở Hà Nội
Lễ hội chùa Hương
Cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức lại tưng bừng khai hội và chào đón đông đảo du khách gần xa đến tham gia. Thông thường, lễ hội sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch nên còn thu hút hàng triệu Phật tử đến chiêm bái và đông nhất vào những ngày đầu năm.
Lễ hội chùa Hương thực hiện rất đơn giản với tất cả đền, đình, chùa, miếu đều khói hương nghi ngút và không khí lễ hội bao trùm toàn xã Hương Sơn.
Trong chùa sẽ diễn ra lễ dâng hương, rước văn và ngoài chùa thờ các vị sơn thần thượng đẳng với nhiều màu sắc của đạo giáo. Ngoài ra, còn có các hoạt động dân gian độc đáo như leo núi, bơi thuyền, hát văn, hát chèo…
Lễ hội Chùa Hương được tổ chức long trọng ở khu vực ngoại thành Hà Nội
Lễ hội Võng La
Lễ hội Võng La bắt đầu từ ngày 13 – 15/1 âm lịch hàng năm tại đình Đại Lộ, làng Đại Độ, xã Vong La, huyện Đông Anh là một trong những lễ hội ở Hà Nội nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách.
Lễ hội Võng La nhằm suy tôn Ngũ vị Tôn Thần gồm Quốc Công Đại Vương, Lã Nương Phu Nhân Đại Vương và ba người con là Linh Khổn, Minh Chiêu, Cung mục.
Trong thời gian diễn ra lễ hội Võng La sẽ diễn ra các nghi thức như lễ bao sái, lễ tế mở cửa đình, lễ tế nhập tịch, lễ dâng hương tế Thánh, lễ rước kiệu, lễ tế giã hội và phát lộc Thánh…
Ngoài ra, tại lễ hội Võng La còn tổ chức rất nhiều trò chơi và hoạt động văn hóa như hát chèo, múa sư tử, chọi gà, bóng chuyền, hội thi cờ tướng…
Lễ hội Chùa Hương thu hút đông đảo du khách thập phương.
Lễ hội đền Sóc
Lễ hội đền Sóc được tổ chức ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ và ca ngợi Thánh Gióng – người anh hùng đã có công đánh đuổi giặc Ân. Vì vậy,lễ hội được rất nhiều người tìm đến để cầu nguyện sức khỏe và ý chí vươn cao trong năm mới.
Lễ hội đền Sóc có đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, lễ dâng hương, lễ rước, lễ dâng hoa lên đến Thượng – nơi thờ của Thánh Gióng, lễ chém tướng…
Ngoài ra, rước voi làng của làng Dược Thượng cũng là nghi lễ quan trong trong ngày hội. Khi tham gia lễ hội đền Sóc, du khách còn được trải nghiệm leo núi lên đỉnh núi Sóc là nơi tương truyền Thánh Gióng bay về trời.
Lễ hội đền Sóc (Ảnh Sưu Tầm)
Nếu có dịp đến với Hà Nội, du khách đừng quên tham gia những lễ hội truyền thống ở Hà Nội đầy thú vị trên đây để có cơ hội tìm hiểu và hòa mình vào không khí hào hùng của dân tộc.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Giá vé vào khu vui chơi thủy cung Times City mới nhất 2022
Thủy cung Times City là một trong những điểm đến được yêu thích tại Hà Nội. Tuy nhiên nhiều du khách vẫn chưa biết cách di chuyển cũng như giá vé vào khu vui chơi thủy cung Times City như thế nào. Bài viết này sẽ tổng hợp những kinh nghiệm cần thiết khi đ
Sổ tay khi đi du lịch Huế
Muốn trải nghiệm Huế một cách trọn vẹn không gì bằng có một cuốn sổ tay khi đi du lịch Huế “nho nhỏ” bên mình. Nó giống như một lời nhắc nhở cho quý khách để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị tại kinh thành cổ này. Sổ tay khi đi du lịch Huế hôm nay sẽ
Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Huế vào cuối tuần
Dành những ngày cuối tuần để thực hiện một chuyến du lịch đến với xứ Huế mộng mơ, chắc chắn du khách sẽ có được nhiều trải nghiệm mới mẻ, thú vị và tuyệt vời. Tuy nhiên, trước chuyến du lịch, du khách đừng quên trang bị những điều cần lưu ý khi đi du lịch
Bí quyết khi đi du lịch Huế theo tháng
Huế được biết đến là mảnh đất có khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam. Nếu không nắm rõ tình hình thời tiết các tháng ở đây, du khách có thể sẽ gặp nhiều trở ngại trong chuyến du lịch Huế. Những bí quyết khi đi du lịch Huế theo tháng dưới đây sẽ giúp du kh
Sổ tay khi đi du lịch Huế theo mùa
Quý khách đang cần những thông tin chính xác về thời tiết Huế cho chuyến đi sắp tới? Sổ tay khi đi du lịch Huế theo mùa sau đây sẽ chia sẻ cho quý vị “tất tần tật” thông tin, diễn biến về thời tiết tại Huế theo từng mùa. Hi vọng sẽ giúp “gỡ rối” cho quý k