- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Thế Tổ Miếu – Một công trình quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành Huế
Huế từng là kinh đô của quốc gia thống nhất dưới thời 13 vị vua Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, khi đến với Huế, du khách có thể dễ dàng trông thấy các cung điện, đền đài và lăng tẩm của các vua được bảo tồn và lưu
Huế từng là kinh đô của quốc gia thống nhất dưới thời 13 vị vua Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, khi đến với Huế, du khách có thể dễ dàng trông thấy các cung điện, đền đài và lăng tẩm của các vua được bảo tồn và lưu giữ ở đây. Trong chuyến du lịch Huế lần này, Viet Fun Travel mời du khách ghé thăm , một công trình quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành Huế.
Toàn cảnh Thế Tổ Miếu nhìn từ trên cao
1. Đôi nét về Thế Tổ Miếu
Thế Tổ Miếu hay còn gọi là Thế Miếu, tọa lạc ở góc Tây Nam bên trong Hoàng thành Huế, vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Trước khi trở thành miếu thờ chung của các vị vua triều Nguyễn, khu vực này là tòa Hoàng Khảo Miếu, miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh).
Năm 1821, dưới thời vua Minh Mạng, Hoàng Khảo Miếu được dời về phía Bắc khoảng 50m để nhường vị trí xây dựng Thế Tổ Miếu. Ban đầu, ngôi miếu này chỉ để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long. Sau này, Thế Tổ Miếu trở thành nơi thờ hầu hết các vị vua của triều Nguyễn.
Mặt trước Thế Tổ Miếu
Ngày nay, Thế Tổ Miếu là một trong các địa điểm du lịch Huế được khách du lịch trong nước và ngoài nước ghé thăm.
Du khách đến đây để tham quan một công trình độc đáo, nơi thờ tự uy nghiêm và được tìm hiểu thân thế và cuộc đời của các vị vua dưới triều Nguyễn. Đồng thời, du khách sẽ hiểu biết hơn về lịch sử Việt Nam.
Du khách tham quan Thế Tổ Miếu
2. Khám phá Thế Tổ Miếu
Thế Tổ Miếu được xây dựng trong khuôn viên hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm 1 phần lớn diện tích trong khu vực Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Tòa Thế Tổ Miếu được thiết kế theo lối “trùng thiềm điệp ốc”, là kiểu nhà kép hai mái trên một nền. Diện tích mặt nền khoảng 1.500 mét vuông.
Tiền điện Thế Tổ Miếu gồm 11 gian 2 chái đơn, nhà chính có 9 gian 2 chái kép, nối liền nhau bằng các bản gỗ được chạm trổ rất tinh tế. Mái của tòa Thế Tổ Miếu gồm 2 tầng, được lợp ngói ống lưu ly vàng, đỉnh nóc có gắn các hình rồng uy nghi. Dải cổ diêm nằm giữa hai tầng mái được trang trí bằng những bức tranh sinh động, đặc sắc.
Thế Tổ Miếu được xây dựng công phu với nhiều tiểu tiết đẹp mắt
Ở gian giữa Tổ Miếu là án thờ vua Gia Long và hai Hoàng hậu. Các án thờ của những vị vua còn lại đều đặt theo nguyên tắc “tả chiêu hữu mục” (bên trái đời thứ nhất, bên phải đời thứ hai, cứ nối tiếp nhau như thế).
Trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua là vua Gia long, vua Minh Mạng, vua Tự Đức, vua Thiệu Trị, vua Kiến Phúc, vua Đồng Khánh và vua Khải Định. Bởi vì, theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là “xuất đế” và “phế đế” đều không được thờ trong tòa miếu này.
Các gian thờ bên trong Thế Tổ Miếu
Đến năm 1958, ba vị vua có công với nhân dân là vua Hàm Nghi, vua Thành Thái và vua Duy Tân mới được đưa vào thờ. Đến nay, các án thờ của vua Dục Đức, vua Hiệp Hòa và vua Bảo Đại vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.
Đi Tour Huế có hành trình tham quan Thế Tổ Miếu, du khách sẽ được nghe thuyết minh cụ thể về những vị vua này.
Phía trước Thế Tổ Miếu là một khoảng sân rộng, được lát gạch Bát Tràng bằng phẳng. Xung quanh sân là 14 chiếc đòn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng các loại hoa, cây kiểng. Hai bên sân có hai con kỳ lân được đúc bằng đồng đứng trong thiết đình, giống như là người canh giữ Tổ Miếu.
Các chậu cây cảnh được trồng trong khuôn viên Tổ Miếu
Cuối sân Tổ Miếu là Cửu Đỉnh (chín chiếc đỉnh đồng to lớn) đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu.
Tiếp nối công trình này là Hiển Lâm Các, được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần trong triều. Hiển Lâm Các cao 17m, là công trình cao nhất trong Hoàng thành Huế.
Xung quanh Hiển Lâm Các có nhiều lư hương to lớn. Bên cạnh đó là các cây cảnh lâu năm tỏa bóng mát. Du khách có thể ngồi nghỉ chân dưới những gốc cây hoặc chụp ảnh trước Hiển Lâm Các.
Ngoài Thế Tổ Miếu, bên trong Hoàng thành còn có Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu và Miếu Phụng Tiên. Mỗi nơi đều có những nét kiến trúc khác nhau. Sau khi tham quan Thế Tổ Miếu thì du khách có thể tìm đến các Miếu trên để hiểu thêm về các công trình trong thời kỳ nhà Nguyễn.
Mời quý khách xem thêm bài viết “Bãi biển Cảnh Dương” để biết thêm về một địa điểm du lịch Huế.
Triệu Tổ Miếu bên trong Hoàng thành
Hi vọng những thông tin Viet Fun Travel vừa chia sẻ trên đây hữu ích với tất cả du khách. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc đăng ký các Tour du lịch Huế, mời liên hệ qua số điện thoại 1900 6749 hoặc 028 7300 6749.
Viet Fun Travel