- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham Quan Quảng Trường Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ
Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ (ở quận 1, TP. HCM) được kết nối với nhà ga Metro, nhà hát TP. HCM và quảng trường khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2). Du lịch Sài Gòn ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ, du khách có cơ hội tham quan nhà hát Tp. Hồ Chí Minh, Ủy ban
Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ (ở quận 1, TP. HCM) được kết nối với nhà ga Metro, nhà hát TP. HCM và quảng trường khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2). Du lịch Sài Gòn ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ, du khách có cơ hội , Ủy ban Nhân dân thành phố và nhiều địa điểm nổi tiếng khác. Phố đi bộ Nguyễn Huệ là địa điểm được giới trẻ Sài Gòn lui tới thường xuyên và cũng là điểm tham quan hấp dẫn của du khách nước ngoài. Du khách đến với phố đi bộ Nguyễn Huệ được dạo chơi, ngắm cảnh Sài Gòn, khám phá nhiều điều thú vị.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Sài Gòn tìm hiểu lịch sử phố đi bộ Nguyễn Huệ
Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ là điểm đến quen thuộc của người dân thành phố. Tuy nhiên, ít ai biết đến lịch sử của con đường này. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, đường Nguyễn Huệ trong thời Pháp thuộc là kênh đào Chợ Vải (bến Bạch Đằng ngày nay) dẫn từ bờ sông Sài Gòn vào dinh Xã Tây (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân Tp. HCM). Kênh đào Chợ Vải là tuyến giao thông đường thủy để các tàu buôn cung cấp hàng hóa cho chợ Bến Thành cũ nằm bên bờ sông Bến Nghé. Dọc hai bên bờ kênh chợ Vải là hai con đường được người Pháp đặt tên là Charner và Rigault. Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh và sáp nhập hai con đường này thành đại lộ Charner. Đại lộ Charner trong thời kỳ này là địa điểm cho ban nhạc hải quân Pháp trình diễn vào những dịp lễ trang trọng. Năm 1956, đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ và trở thành con đường đẹp nhất Sài Gòn thời đó.
Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh trên trục không gian quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ
Ngày nay, đường Nguyễn Huệ được nâng cấp, cải tạo thành phố đi bộ có chiều dài 670m, chiều rộng hơn 60m, gồm 2 phần với điểm nối là vòng xoay Cây Liễu. Mặt đường Nguyễn Huệ được lát đá granite dày 8cm, vỉa hè được lát đá granite dày 6cm với gam màu sáng. Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật, nhạc nước hiện đại, đài phun nước tạo cảnh quang, cây xanh, 2 khu vực tầng hầm bố trí trung tâm giám sát và điều khiển hệ thống camera… Bên trong quảng trường đặt tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài này được làm bằng hợp kim đồng cao 7,2m, là tác phẩm của nhà điêu khắc Lâm Quang Nới. Xung quanh tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh là công viên nhỏ được bố trí hồ sen, hai hàng sứ trắng cùng nhiều hoa, cây cảnh rực rỡ sắc màu. Đối diện phố đi bộ Nguyễn Huệ là trụ sở Ủy ban Nhân dân Tp. HCM. Tòa nhà này là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn. Nếu có dịp đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, du khách nên dành thời gian để tham quan Ủy ban Nhân dân Thành phố HCM.
Khám phá những điều thú vị khi đến phố đi bộ Nguyễn Huệ
Điểm nhấn của phố đi bộ Nguyễn Huệ là không gian rộng thênh thang cho mọi người thoải mái vui chơi, đi dạo. Xung quanh quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ có các trụ cột, ghế đá, cây xanh… để du khách có thể nghỉ ngơi, tạo dáng chụp ảnh. Nếu đến phố đi bộ Nguyễn Huệ vào buổi tối, nhất là những ngày cuối tuần thì du khách sẽ được nghe hát và xem nhảy miễn phí. Có nhiều nhóm bạn trẻ tụ họp lại với nhau và trổ tài: hát, chơi đàn guitar, thổi sáo, nhảy hiphop… Đa số thành viên trong nhóm là những người yêu âm nhạc, những người trong câu lạc bộ, hội guitar với nhau.
Một nhóm bạn trẻ đàn hát say xưa tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ là điểm đến của mọi lứa tuổi, là nơi giao lưu văn hóa, là điểm sinh hoạt cộng đồng hay trình diễn nghệ thuật… Đặc biệt, phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ là nơi tổ chức nhiều loại nghệ thuật đường phố như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc, trình diễn, lễ hội di sản được đông đảo du khách biết đến trong tương lai.
Tham quan quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ qua Tour Sài Gòn
Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, đường Nguyễn Huệ đã biến đổi từng bước theo thời cuộc. Và cho đến ngày nay, đường Nguyễn Huệ vẫn là con đường đẹp và hiện đại của Sài Gòn hoa lệ. Mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh… tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Hãy cùng Viet Fun Travel tham quan quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ qua Tour Tham Quan Sài Gòn – TP. HCM Nửa Ngày. Hành trình Tour của chúng tôi sẽ đưa quý khách đến tham quan các điểm lân cận phố đi bộ Nguyễn Huệ như dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà, Ủy ban Nhân dân thành phố hay tham quan Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Từ các địa điểm này, du khách có thể ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chùm Tour Sài Gòn của Viet Fun Travel còn nhiều Tour hấp dẫn như Tour Khám Phá Địa Đạo Củ Chi – Nửa Ngày, Tour Du Lịch Đại Nam 1 Ngày, Tour Du Lịch Đảo Khỉ - Cần Giờ 1 Ngày, Tour Xem Múa Rối Nước Và Ăn Tối Trên Tàu BonSai… và nhiều Tour khác đang chờ quý khách đăng ký tham gia. Nếu quý khách yêu mến Sài Gòn và muốn được tham quan Sài Gòn theo cách riêng của mình, hãy liên hệ với Viet Fun Travel để được hỗ trợ, tư vấn.
Viet Fun Travel
Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ biểu diễn nghệ thuật hàng tuần
Đó là thông tin được ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc sở Du lịch TPHCM đưa ra tại buổi ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố với tên gọi “Ho Chi Minh City Street Show” ngày 8-5.
5 món ăn ngoại quốc hút khách ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
Bánh taco, kem gậy Hàn Quốc, thạch thảo mộc Đài Loan là những món ăn được nhiều người thích tới phố đi bộ để thưởng thức.