- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham quan mái đình cổ ở Vũng Tàu
Đình Phước Lễ, mái đình của của miền biển Vũng Tàu, tương truyền đã được xây dựng cách đây 200 năm. Nằm giữa thành phố Vũng Tàu, đình Phước Lễ được coi là một địa điểm tâm linh, tín ngưỡng, một địa điểm du lịch Vũng Tàu được nhiều người ghé thăm. Nơi đây chứa đựng lịch sử dài lâu của vùng đất và thờ những vị danh nhân văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.
Mái đình hơn 200 năm tuổi
Tọa lạc tại trung tâm thương mại, trên khu phố 3 phường Phước Trung, thành phố Vũng Tàu, là một địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh và cũng là một nơi được nhiều du khách biết đến và tham quan. Tới du lịch Vũng Tàu, bạn sẽ được người dân ở đây kể lại rằng, đình Phước Lễ đã được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Làng vào cuối thế kỷ 19. Đến nay, bản sắc phong vẫn còn lưu lại tại đình với nội dung “Sắc tặng thành hoàng báo ân chính trực Nguyễn Thiếp đôn nghinh tôn thần. Thần Hoàng bảo vệ dân.”
Đình làng Phước Lễ góp mặt trong bộ bưu ảnh màu được vẽ từ cuối thế kỷ 19 (Ảnh sưu tầm) |
Theo lời của những bậc cao niên kể lại rằng, đình Phước Lễ được xây dựng hơn 200 năm về trước ở khu Lò Than hẻo lánh. Đình lúc đó được xây dựng hoàn toàn bằng các loại gỗ quý nổi tiếng, quy mô rất rộng và nổi tiếng khắp vùng. Đến khi thực dân Pháp xâm lược, đình bị đốt cháy, cho đến năm 1959 thì đình mới được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại như ngày nay.
Ngôi đình thờ những danh nhân
Chính vì nơi đây lưu giữ và thờ tự hai vị danh sĩ, tướng quân nổi tiếng này mà phần nào đã trở thành một địa điểm tham quan Vũng Tàu được nhiều người dân và du khách biết đến.
- Danh sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Danh sĩ Nguyễn Thiếp là vị thành hoàng được thờ cúng tại đình Phước Lễ. Đây cũng là vị thần duy nhất được tôn thờ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông là một trong những danh sỹ nổi tiếng ở thế kỷ 18, là một người tài cao, đức trọng, làm quan giữa buổi thời buổi nhiễu nhương mà vẫn giữ nguyên khí tiết thanh cao. Ông đã từng có tâm sự nổi danh “Nghĩa còn đỉnh hạc thơm tho, Đạo suy ẩn với giang hồ cũng thanh.”
Ông có nhiều tên hiệu nhưng được người đời biết đến và suy tôn nhiều nhất với tên gọi La Sơn Phu Tử. Ông cống hiến cả cuộc đời mình vì cho sự nghiệp giáo dục, mở mang tri thức nhất tới muôn dân dưới thời Tây Sơn. Ông là một nhà giáo lớn, là người có vai trò là phổ biến rộng rãi chữ Nôm ra toàn dân và dần dần thay thế chữ Hán trong nền văn hóa.
Với những công hiến to lớn và tài đức của mình, sau khi Nguyến Thiếp qua đời đã được người dân tôn thờ là thành hoàng làng Phước Lễ. Người ta tôn thờ ông không chỉ bởi tài đức mà còn một phần là do những người Hà Tĩnh đến lập nghiệp tại Vũng Tàu đã xây dựng nên ngôi đình để thờ vị danh nhân quê hương mình.
- Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Vị thần thứ hai mà đình Phước Lễ thờ cúng là Đức Thánh Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài ba, kiệt xuất của dân tộc ở thế kỷ 13. Người đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông, bảo vệ giang sơn, bờ cõi.
Chân dung Đức Thánh Trần – danh nhân được tôn thờ tại đình Phước Lễ (Ảnh sưu tầm) |
Bởi sự tài đức kiệt xuất của mình mà muôn dân tôn ông là Đức Thánh Trần, khắp mọi miền tổ quốc đều có đền thờ ông và người dân Vũng Tàu cũng tôn kính thờ tự ông tại đình Phước Lễ. Đình Phước Lễ thờ Đức Thánh Trần là sự thể hiện vô cùng rõ nét truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn bao đời của dân tộc.
Địa điểm tham quan Vũng Tàu thú vị
Bước vào đình Phước Lễ là bạn sẽ bước vào một ngôi đình bề thế, nguy nga. Ngay khi đến cửa đình, chiếc cổng mái vòm với cả chữ Hán và chữ Việt màu đỏ thắm nổi bật trên Kiến trúc đình theo kiểu chữ Đinh truyền thống, gồm các khu như nghi môn, võ ca, chính điện, nhà khách, nhà bếp.
Cổng đình Phước Lễ uy nghiêm, trang trọng và nổi bật (Ảnh sưu tầm) |
Quy mô lớn và đẹp nhất phải kể đến chính điện. Khu chính điện của đình Phước Lễ được dựng theo kiểu tứ trụ với nóc mái uốn cong, lợp ngói vẩy cá, trang trí sơn son thiếp vàng, hình công, hình phượng đang múa… Ở chính giữa thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh Nguyễn Thiếp, hai bên là Tả Ban và Hữu Ban, phía dưới thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo với tượng được đúc bằng thạch cao. Ngoài ra, đình còn thờ phụng bài vị của 158 vị anh hùng liệt sĩ của địa phương đầy trang nghiêm, thành kính.
Trong khuôn viên của đình còn có hai miếu thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu và Thủy Long thánh mẫu, là những vị thần tượng trưng cho những yếu tố của tự nhiên như nước, lửa, đất,… Người dân Vũng Tàu thờ cúng các vị nữ thần để cầu mong mùa màng tốt tươi, đời sống an lành.
Một nghi lễ long trọng được thực hiện ở đình Phước Lễ (Ảnh sưu tầm) |
Trải dài khắp cả năm là những lễ hội văn hóa dân gian rất đặc sắc như lễ cầu an Thủy Long thánh mẫu cầu mưa thuận gió hòa, lễ Xuân Thủ dịp cầu năm nhằm xóa hết những điều không may của năm cũ… Nhiều lễ hội được coi như những lễ hội Vũng Tàu nổi tiếng như lễ vía Đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Quan trọng nhất chính là lễ Cầu An được tổ chức từ ngày 8-10 âm lịch hàng năm với rất nhiều các nghi lễ long trọng và vật phẩm cúng lễ công phu.
Trong ba ngày tổ chức lễ Cầu An hàng năm, rất nhiều khách thập phương và khách du lịch Vũng Tàu cũng đổ về đình Phước Lễ để tham dự. Ai ai cũng muốn được thưởng lộc, xem múa hát với rất nhiều những tích trò dân gian nổi tiếng và nghe những câu chuyện kể về những bậc tiền nhân đã truyền tụng lâu đời.
Đình Phước Lễ vẫn giữ nguyên dáng vé uy nghi và trở thành điểm tham quan Vũng Tàu hấp dẫn (Ảnh sưu tầm) |
Đã bao đời nay, đình làng Phước Lễ được coi như một nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh chung của làng xã, là nơi mà người dân Vũng Tàu thể hiện lòng tôn kính, truyền thống uống nước nhớ nguồn với các bậc hiền nhân. Nếu có dịp tới Vũng Tàu, bạn hãy nhớ ghé thăm địa điểm du lịch thú vị này.
Tin liên quan: Khám phá cảnh đẹp Vũng Tàu bao nhiêu là đủ?