- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham quan di tích thành Cổ Loa
Nội dung
Từ bao đời nay, di tích Thành Cổ Loa cùng những nhân vật huyền thoại như thần Kim Quy với chiếc nỏ thần bắn một phát hạ hàng nghìn tên giặc, về vua An Dương Vương xây thành và nàng công chúa Mỵ Châu cùng chàng Trọng Thuỷ,…tất cả đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam. Giờ hãy cùng Tadiha.com khám phá cẩm nang du lịch thành Cổ Loa đầy đủ và chi tiết sau đây nhé!
1. Đến thành Cổ Loa như thế nào?
Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần. Muốn ghé thăm thành Cổ Loa, các bạn đi theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Sau khi qua cầu sẽ tới thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi thêm 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa.
Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể bắt tuyến 46 nếu ở khu vực Mỹ Đình hoặc tuyến 15, 17 nếu ở trạm trung chuyển Long Biên là sẽ tới.
2. Giá trị địa lý, lịch sử của thành Cổ Loa
Nhìn từ góc độ địa lý, vị trí của thành Cổ Loa có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi có hai dòng sông huyết mạch giao nước gần Cổ Loa, là đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng, hiện nay thuộc địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội.
Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.
3. Kiến trúc Thành Cổ Loa
Sau quá trình khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hàng loạt di chỉ khảo cổ phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kì, đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kì tiền sử của dân tộc Việt Nam.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc nên được gọi là Loa thành. Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Thành Nội chu vi 1600m, thành Ngoại chu vi 15km, hình dáng khúc khuỷu, bao gồm vô số những công trình kiến trúc độc đáo như Giếng Ngọc,tượng Cao Lỗ, am Mị Châu,….
+ Thành ngoại: Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, thành được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Tổng lượng đất ước tính 2,3 triệu m3
+ Thành trung: Có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn.
+Thành nội: Có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều. Ngày nay đây cũng là nơi lập đền thờ vua và quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử liên quan tới khu di tích thành Cổ Loa.
4. Nên đi Cổ Loa vào thời điểm nào
Lễ hội Cổ Loa diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm, vì vậy nếu các bạn thích không khí lễ hội thì thời điểm này là thời điểm phù hợp nhất để ghé thăm Cổ Loa. Hội Cổ Loa diễn ra từ sáng sớm với các đám rước, nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian vô cùng thú vị và đặc sắc…
Lễ hội kéo dài tới ngày 16 tháng Giêng với lễ tế tạ trời đất là kết thúc.
5. Các địa điểm tham quan ở thành Cổ Loa
Đền thờ An Dương Vương
Đền thờ An Dương Vương hay còn gọi là đền Thượng, nằm ở trung tâm Thành trong, được coi là nơi Vua Thục Phán trước kia từng ở. Vị trí đền nằm trên một gò đất hình đầu rồng, hai bên là hai cánh rừng, phía dưới còn có hai hố tròn là mắt rồng. Ngay trước đền Thượng là một hồ nước lớn, bên trong có giếng Ngọc – là nơi mà Trọng Thuỷ đã gieo mình tự vẫn trong câu chuyện truyền thuyết.
Trong đền còn giữ lại một số di vật như tượng An Dương Vương bằng đồng, hai con ngựa hồng – bạch, các món đồ bằng đồng, sứ, gỗ,vải,… Trước cổng có 2 con rồng đá, thân uốn lượn, tay vuốt râu được chạm khắc vô cùng tinh tế mang đậm lối kiến trúc của thời Lê.
Ngự triều di quy – đình Cổ Loa
Xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, đây là ngôi đình được chuyển từ nơi khác về, dựng lại hồi cuối thế kỉ 18 ngay trên khu đất tương truyền là nơi từ xa xưa vua Thục Phán thiết triều. Giữa đình có bức cửa võng chạm hình tứ linh (long, ly, quy, phượng) và tứ quý (đào, cúc, trúc, mai). Bức chạm khắc vô cùng tinh tế và được thếp vàng. Ngôi đình có kiến trúc vững chãi, bề thế và tại đây cũng trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại đến hàng nghìn năm, có giá trị lịch sử vô cùng lớn.
Am Bà Chúa
Dân làng hay gọi nơi này là mộ Mị Châu, nằm ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bóng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mở lối đi vào am. Nơi đây có một bức tượng gọi là tượng Mỵ Châu – một tảng đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng, sau khi chết Mỵ Châu hóa thành hòn đá to rồi trôi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đông thành Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Trên tường Am có bức hoành khắc bài thơ chữ Hán của nhà thơ Chu Mạnh Trinh.
Đền thờ Cao Lỗ
Nhắc tới Cổ Loa không ai có thể quên được Cao Lỗ vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, chính ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng 1 lúc) và cũng chính ông là người chỉ huy cho xây dựng Cổ Loa thành. Để tưởng nhớ công ơn của ông người ta đã lập tượng và xây đền thờ ông.
Đền thờ nhỏ, có dựng tượng Cao Lỗ bắn nỏ giữa ao nước trước đền. Trong đền còn lưu giữ nhiều mũi tên đồng mà các nhà khảo cổ học đã khai quật được.
Khách sạn gần Thành Cổ Loa
Nếu không phải ở trung tâm, du khách có thể đặt các khách sạn ở Đông Anh để tiện di chuyển như:
Thành Cổ Loa không đơn thuần chỉ là một di tích lịch sử đã chứng kiến đất nước ta thay đổi, phát triển từng ngày. Nó còn là một biểu tượng cho dân tộc, cho con người Việt Nam với những giá trị truyền thống tốt đẹp, gắn liền với những câu chuyện dựng nước và giữ nước từ xa xưa. Bởi thế hãy một lần đến với Cổ Loa, để được sống lại với lịch sử hào hùng cũng như yêu thêm văn hóa và nguồn cội của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm:
- Việt phủ Thành Chương địa điểm du lịch thú vị ngoại thành Hà Nội
- Làng gốm Bát tràng địa điểm du lịch độc đáo trong ngày cực gần Hà Nội
- Tham quan di tích Hoàng thành Thăng Long cẩm nang từ A đến Z