- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham quan chùa Tam Thai – Địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Nẵng
Chùa Tam Thai là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng mà du khách nên dành thời gian ghé thăm trong chuyến hành trình tới thành phố biển. Đây là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời, thật sự là một cõi bồng lai chốn nhân gian, nơi mà con người có thể tìm đến với những khoảnh khắc bình yên, lắng đọng nhất cho tâm hồn.
Chùa Tam Thai (ảnh sưu tầm) |
Chùa Tam Thai nằm trên ngọn Thủy Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn huyền thoại, nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất ở về phía Bắc nhóm núi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thủy có ba ngọn nằm ở thế ba tầng giống như sao Tam Thai nên chùa có tên là chùa Tam Thai.
Cổng vào chùa Tam Thai (ảnh sưu tầm) |
Tam Thai Tự là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng thu hút nhiều du khách và tăng ni phật tử đếm thăm. Nơi đây là điểm đến thiêng liêng, tựa như chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất Đà thành. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 13km, du khách đến đây sẽ thấy trên tấm bia đá còn lưu lại tại chùa cho biết rằng chùa Tam Thai được khỏi công xây dựng từ năm 1630 và đã từng là nơi thiền sư Hưng Liên từ Trung Quốc sang Đại Việt để trụ trì tại ngôi chùa này. Vào năm Minh Mạng thứ 6 năm 1825, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa Tam Thai và thay đổi phần lớn diện mạo của ngôi chùa.
Diện mạo bên trong ngôi chùa (ảnh sưu tầm) |
Chùa Tam Thai được tái xây dựng với kiến trúc 3 tầng uy nghiêm, tráng lệ, tầng thứ nhất là Thượng Thai nằm về phía Bắc, tầng thứ hai nằm về phía Nam gọi là Trung Thai và tầng thứ ba là Trung Thai nằm về phía Đông. Tổng thể kiến trúc chùa Tam Thai được thiết kế theo chữ Vương trong Hán Tự với nhiều đường nét mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Bên ngoài vào là cổng tam quan được làm theo kiểu lầu chuông lợp mái trông rất cổ kính. Phía trước sân chùa là tượng phật Di Lạc bằng sa thạch uy nghiêm.
Khuôn viên chùa Tam Thai (ảnh sưu tầm) |
Bên trong chùa Tam Thai, có chánh điện thờ phật A Di Đà Như Lai, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí. Trên hai tầng mái chùa được lợp bằng ngói lưu ly và trên nóc chùa được trang trí tượng hai con rồng dưới nguyệt. Đây được xem là một kiến trúc đặc trưng của kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn. Để đến được với Tam Thai Tự, du khách phải leo lên 156 bậc tam cấp của ngọn Thủy Sơn. Tương truyền rằng phía Bắc trước sân chùa trước kia là hành cung Đông Thiên Phước là nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa.Ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ tấm kim bài bút tích của vua Minh Mạng ca ngợi phật pháp vô lượng từ bi cứu độ chúng sinh.
Tượng phật Di Lạc trước sân chùa (ảnh sưu tầm) |
Đến với địa điểm du lịch Đà Nẵng, tham quan chùa Tam Thai, du khách cảm thấy như hòa mình vào chốn bồng lai tiên cảnh. Phong cảnh hữu tình với không khí lành lạnh làm du khách như quên hết bao bộn bề, lo toan và những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống hiện tại. Cạnh chùa là tháp Phổ Đông, chùa Từ Lâm, vọng Giang Đài. Từ Vọng Giang Đài, du khách sẽ nhìn rõ cả một vùng xóm làng rộng lớn, đồng ruộng bát ngát, bao la. Bên trái chùa là động Huyền Không, động Linh Nham, động Tàng Nhơn và chùa Linh Ứng. Bên phải là Vọng Hải Đài – nơi du khách có thể phóng tầm mắt về phía trời biển mênh mông. Ngoài ra dưới chân ngọn Thủy Sơn là những làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ với tuổi đời trên 400 năm. Vẫn biết rằng, du lịch Đà Nẵng không chỉ có Thủy Sơn hay Ngũ Hành Sơn, nhưng du khách nếu bỏ qua cơ hội tìm về chốn bồng lai của trần gian thì là một điều đáng tiếc.
Hiện nay, chùa Tam Thai được các công ty du lịc hchọn làm điểm đến trong hành trình du lịch khám phá vùng núi Ngũ Hành Sơn, như một điểm đến thiêng liêng, đặc biệt có ý nghĩa lớn lao về tâm linh. Nơi đây thật sự là chốn thiên thai của trần gian mà bất kỳ ai cũng đều muốn tìm về để có những phút thư thái bình yên đáng quý cho tâm hồn.
Xem thêm bài viết: Một ngày bình yên ghé thăm chùa Tam Thai Đà Nẵng