- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tham dự lễ hội đặc sắc nhất Vũng Tàu ở đình thần Thắng Tam
Là một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước, lễ hội đình thần Thắng Tam hàng năm thu hút hàng vạn người dân Vũng Tàu và khách thập phương tới tham dự. Lễ hội Vũng Tàu này cũng là dịp quan trọng nhất để cầu an và tri ân ông Cá Voi, cứu tinh của người dân miền biển.
Lễ hội đình thần Thắng Tam – nét văn hóa dân gian độc đáo của miền biển Vũng Tàu (Ảnh sưu tầm) |
Sự tích lễ hội đình thần Thắng Tam
Du lịch Vũng Tàu vào dịp tháng Hai âm lịch, du khách sẽ được tham gia vào một lễ hội Vũng Tàu đặc sắc nhất là lễ hội đình thần Thắng Tam, một tín ngưỡng dân gian đã gắn bó hàng trăm năm cùng người dân miền biển.
Lễ hội đình thần Thắng Tam được diễn ra hàng năm từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch tại quần thể kiến trúc đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Đình thần Thắng Tam gồm 3 di tích là đình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ Hành và lăng Ông Nam Hải.
Theo truyền thuyết, đình Thần Thắng Tam thờ 3 người có công lớn trong việc lập nên 3 làng Thắng ở Vũng Tàu đó là ông Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Thời vua Gia Long, giặc Mã Lai và Tàu Ô thường xuyên cướp bóc và quấy nhiễu việc làm ăn buôn bán của tàu bè, bắt cóc ngư dân. Nhà vua sai ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền do ba viên xuất đội thống lĩnh.
Khi đổ bộ đến Vũng Tàu, họ đặt tên đồn binh là Phước Thắng, vừa bảo vệ sự bình yên vừa khai hoang, lập làng, làm ăn sinh sống. Sau khi giặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt, ba đội quân được giải ngũ, dần dần hình thành nên ba làng tên Thắng. Khi các ông qua đời, triều đình ban sắc phong thần cho ba ông. Trải qua hàng trăm năm, người dân Vũng Tàu vẫn giữ nguyên và phát triển lễ hội đình thần Thắng Tam, dần trở thành một lễ hội Vũng Tàu đặc sắc và quy mô nhất.
Lễ hội đình thần Thắng Tam – lễ hội Nghinh Ông được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Cá Ông – cá Voi phổ biến của người dân miền biển Trung và Nam Bộ. Mỗi miền biển có cách thức tổ chức và thời gian tổ chức khác nhau nhưng đều xuất phát từ lòng kính trọng tới cá Ông, được coi là vị cứu tinh của ngư dân khi lênh đênh trên biển.
Đình thần Thắng Tam đang lưu giữ nhiều bộ xương cá voi, trong đó lớn nhất là bộ xương dài 18 mét, được lưu giữ sau khu ban thờ với niên đại hơn 100 năm.
Bộ xương cá voi hơn trăm tuổi tại đình thần Thắng Tam (Ảnh sưu tầm) |
Lễ hội Vũng Tàu đặc sắc và hấp dẫn nhất
Chiều ngày 17/2 âm lịch, lễ hội tại địa điểm du lịch Vũng Tàu chính thức bắt đầu bằng lễ Nghinh Ông từ mũi Nghinh Phong về đình thần Thắng Tam. Những đội ghe thuyền của ngư dân đã được trang trí cờ hoa rực rỡ, chiêng trống uy nghiêm bắt đầu khởi hành từ khu vực biển Bãi Trước rồi đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong. Thuyền rồng đi trước, hàng chục ghe lớn nhỏ chở cả ngàn người theo sau, khi đến mũi Nghinh Phong thì dừng lại, quay mũi thuyền hướng ra biển để làm lễ.
Một hồi chiêng trống vang lên bắt đầu cho buổi lễ (Ảnh sưu tầm) |
Đoàn đi nghinh Ông gồm có các vị bô lão, thanh niên trai tráng khiêng kiệu và đông đảo ngư dân trong vùng. Khi đến nơi sẽ làm lễ dâng hương, rượu, hoa cúng tế thần biển rước Ông về, nghi lễ ấy gọi là “Khai nghinh thủy tướng”. Sau khi 3 hồi chiêng được gióng lên để bắt đầu, một vị bô lão có uy tín dâng hương cầu khấn, tiếp đó đoàn múa lên sư rồng biểu diễn màn nghi thức “khai nghinh thủy tướng” để rước cá ông về.
Vị bô lão trưởng đoàn dâng hương để bắt đầu lễ khai nghinh thủy tướng (Ảnh sưu tầm) |
Đoàn rước linh vị Cá Ông quay trở về Bãi Trước tại địa điểm tham quan Vũng Tàu, ai nấy đều mặt mày rạng rỡ, hồ hởi, trang nghiêm, mặc quần áo chỉnh tề để đi rước Ông về. Sau khi về bãi Trước, tượng Cá Ông bằng giấy bồi dài 10 mét được trang trí lộng lẫy sẽ được rước về Lăng Ông Nam Hải. Dẫn đầu đoàn là các vị bô lão mặc trang phục khăn đóng áo the, tay cầm chướng, cầm cờ.
Tượng cá Ông được trang trí lộng lẫy (Ảnh sưu tầm) |
Đi cùng đoàn rước là đội nhạc lễ với trống, kèn, thanh la rộn ràng, đội khiêng kiệu nghinh Ông là 8 ngư dân trang phục áo nâu chỉnh tề. Đi cùng đoàn cũng có các nhân vật được hóa trang thành các ông Phúc, Lộc, Thọ hay các nhân vật trong truyện Tây Du Ký… vừa đi vừa nhún nhảy theo nhịp chiêng trống rất rộn ràng, náo nhiệt.
Đội khiêng kiệu trang nghiêm, chỉnh tề trong đoàn rước (Ảnh sưu tầm) |
Đoàn rước rất lớn, kéo dài tới 2km và vô cùng rộn ràng, đầy đủ già, trẻ, trai, gái, ai cũng khăn áo chỉnh tề. Đoàn rước hầu như đi qua khắp những con phố lớn của địa điểm du lịch Vũng Tàu khi từ Bãi Trước, qua đường Quang Trung, vào đường Lê Lợi, tiếp đến là qua đường Trưng Trắc, Hoàng Hoa Thám rồi điểm cuối cùng chính là Đền thờ thần Thắng Tam.
Sau khi rước cá Ông về an vị ở đình thần Thắng Tam, các nghi lễ khác sẽ được tiếp tục. Đó là lễ cầu ngư, lễ cúng tế ông Nam Hải Cự Tộc Chi Thần, lễ thỉnh sắc thần vào lăng ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, lễ cúng các bậc tiên hiền có công mở mang đất đai, tạo dựng bờ cõi.
Cũng trong khuôn khổ lễ hội Vũng Tàu, còn có các hoạt động văn hóa đặc sắc như múa lân, hát bội, hát bả trạo, diễn tuồng… rất vui nhộn và thu hút được rất nhiều du khách bà con ngư đân từ khắp nơi địa điểm du lịch này xem hội.
Các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn được diễn ra sau đó (Ảnh sưu tầm) |
Với nghĩa sâu sắc tưởng nhớ cội nguồn, lễ hội đình thần Thắng Tam là một lễ hội Vũng Tàu vô cùng đặc sắc, là dấu ấn và bản sắc văn hóa của người dân Vũng Tàu. Nếu có dịp du lịch Vũng Tàu vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đừng quên tham gia vào lễ hội văn hóa đặc sắc này nhé.
Tin liên quan: Du lịch Vũng Tàu nên đi đâu? – 12 địa điểm đưa nhau đi trốn tuyệt đẹp