- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Tà Chì Nhù – Leo lên để cười với những cơn đau
Tà Chì Nhù là thử thách thực sự cho những người vẫn thường xuyên lựa chọn một cuộc sống đơn giản và ít cố gắng.
Sau ba ngày hai đêm rời xa Hà Nội, nơi bụi bặm và đến thở đôi khi cũng thấy khó, chúng tôi đang mỉm cười với những cơn đau. Có người toàn thân đau nhức, có người căng cơ như chuột rút nhưng đó là những cơn đau không hề khó chịu.
Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái, không chỉ là ngọn núi cao thứ sáu của Việt Nam với độ cao 2.979 m mà còn là thước đo của sự chịu đựng. Tà Chì Nhù là trải nghiệm về cái khổ, cái khó. Đó là sự chấp nhận thử thách, là ý nghĩ “hay dừng lại ở đây” có thể là thường trực nhưng tất cả đều hiểu chúng ta chỉ có một con đường, đó là tiếp tục.
Đó là mồ hôi mặn được pha loãng với sương mù ngọt mát, là nóng bừng cơ thể, là tim đập thình thịch, là cơn đau đầu dồn theo nhịp tim, là những lúc đứng không vững, chân không trụ, toàn thân chỉ trông chờ vào những chiếc gậy leo.
Đó là sáu tiếng với niềm mong mỏi về đích, là thủ thỉ với nhau “Còn bao nhiêu nữa” hay là “Được nửa đường chưa?”. Là cái thở dài với câu nửa đùa nửa thật: “Sắp đến rồi, còn vài cái sắp nữa thôi”.
Không thể so sánh cái mệt ở Tà Chì Nhù với cái mệt thường ngày được. Mệt mỏi thường ngày là cái mệt dễ dãi, cái mỏi thường ngày là cái mỏi dư thừa năng lượng. Còn ở Tà Chì Nhù, đó là cái mệt nhưng không còn đường lui, là cái mỏi của thiếu nước, thiếu khoáng, mà một miếng lương khô chia sáu cũng thấy tuyệt vời.
Là những cái trượt chân không lường trước được, ngã gập người và vẫn đứng dậy trọn vẹn, thế là hiểu được một phần ý nghĩa từ may mắn. Còn những chấn thương về đầu gối, về cổ chân, đó là một phần của cuộc chơi nhưng dù gì đi nữa, chẳng có ai ở lại trên đó một mình.
Lên đỉnh cắm trại, nấu nướng cùng các chàng trai dân tộc H’Mông, để cái đảm đang trai bản cho thấy thanh niên TP chả biết làm cái gì, chỉ có “múa bàn phím” là giỏi mà thôi.
Đó là cơ hội cảm nhận được sự dịch chuyển của thời gian một cách rõ ràng nhất. Là sự chứng kiến sự đổi thay đất trời từng phút, từng giây. Là cảm giác mây vờn núi, núi vờn mây. Là khoái cảm mây vờn lên má, mát lạnh và trong lành.
Và Tà Chì Nhù là trải nghiệm hoàn toàn khó có thể diễn tả thành lời, chỉ biết rằng sau khi leo xuống, ngước mắt lên trời cao choáng ngợp, không tin nổi mình đã leo qua từng đó ngọn núi, từng đó độ cao, để ảo tưởng rằng chẳng còn khó khăn nào có thể khuất phục được mình nữa.
Và chúng ta lại có một tuần mới, để cuối tuần lại rục rịch chuẩn bị vài chuyến đi…
Theo Trần Thanh Thế/Plo.vn
Hướng dẫn đi lại ở Đài Loan – tàu điện MRT – xe bus
Kinh nghiệm Du lịch Đài Loan (tổng quát chi tiết)
Thiên đường mua sắm ở Malaysia dịp cuối năm
Mùa giảm giá cuối năm diễn ra trên cả nước Malaysia, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm cho Giáng sinh và Tết của du khách cũng như người dân.
Du lịch Sài Gòn đừng quên check-in khu Chinatown đầy sắc màu
Đây là điểm đến rất đặc biệt nhưng ít khi được khách du lịch Sài Gòn chú ý tới.
Cuối tuần cắm trại ở núi Trầm - cao nguyên đá ngoại ô Hà Nội
Núi Trầm không quá cao nhưng có khung cảnh đẹp, những tảng đá lớn hình thù sinh động, là địa điểm thích hợp cho những buổi cắm trại ngắn mà không phải đi xa.
Đến Paris, hãy chọn Montparnasse
Hầu hết du khách Việt khi thăm Paris đều thu xếp thời gian ghé vào quận 13 để ăn tô phở rồi tráng miệng với ly chè ba màu (người Pháp gọi chè sương sa hạt lựu là Trois couleurs) cho nguôi nỗi nhớ thức ăn ở nhà.