- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Phút thắt lòng của khách Tây khi thấy Bali ngập trong biển rác
Không chỉ Bali, nhiều thiên đường biển tại Indonesia cũng đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, phần lớn do con người gây ra.
Không chỉ , nhiều thiên đường biển tại Indonesia cũng đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, phần lớn do con người gây ra.
Bài viết dưới đây của tác giả người Anh, bút danh Lee Cobaj, được đăng tải trên Independent đầu tháng 3. Ký ức về chuyến đi tới Bali trước đây ùa về trong tâm trí Lee khi cô lặn biển Maldives và nhìn ngắm những sinh vật dưới đại dương.
Tôi thắt lòng khi xem thợ lặn Rich Horner bơi cùng đàn cá đuối, giữa hàng nghìn mảnh rác thải nhựa lơ lửng dưới vùng biển ngoài khơi hòn đảo thiên đường Bali.
Stuart McDonald, chủ blogger Travelfish sinh sống tại Indonesia hơn một thập kỷ, cho biết: “Nhiều người cố gắng phủ nhận tình trạng này, bằng cách nêu ra những lý do như dòng hải lưu, mùa mưa, gió (tất cả yếu tố này đều tác động tới rác thải), nhưng suy cho cùng những thách thức khổng lồ không chỉ riêng Bali mà cả Indonesia đang phải đối mặt là do chính con người gây ra. Đáp án cho những vấn đề này chính là giáo dục.
Là một người thường xuyên tới Indonesia, tôi đã đi và tận mắt thấy tình trạng ô nhiễm của đất nước này. Tháng 3/2017, khi đang đi lặn tại bãi Manggis nằm về phía bờ tây đảo Bali, tôi đã phải nhảy xuống làn nước váng dầu, ngập rác – từ vỏ kẹo, chai nhựa, cho tới hộp xốp đựng thức ăn… Tôi còn thấy một rạn san hô mọc vươn lên khỏi chiếc bỉm em bé vướng vào nó, nên rời đi ngay sau đó.
Trong một chuyến đi khác tới quần đảo Riau ở miền nam Indonesia, tôi phải sững người khi thấy một trong những bãi biển cát trắng hoang vắng nhất lại phủ một lớp rác nhựa dày đặc. Từ dép xỏ ngón, ống hút, bật lửa, bình xịt hen, hộp xốp, chai lọ đủ kích cỡ và hình dáng… đều ngổn ngang khắp nơi.
Đó cũng là những thứ bị dạt từ dưới biển lên, nhưng Indonesia không phải nơi duy nhất. Rác thải nhựa xâm chiếm nhiều vùng biển khắp Đông Nam Á, từ Thái Lan, Malaysia, Campuchia đến Việt Nam…
“Đây không phải vấn đề mới mẻ, những bãi biển của Bali đã trải hàng chục mùa mưa mỗi năm, trong khi giáo dục môi trường tại Indonesia thụt lùi 40 năm so với thế giới. Khách du lịch quá tải và những mục tiêu tăng trưởng từ các nhà chức trách không hề được tính toán kèm tác động tới môi trường, hay cân nhắc chiến lược phát triển bền vững. Những động thái này như thêm dầu vào lửa”, McDonald nói. Anh cho rằng những tổ chức cộng đồng đang có nhiều dấu hiệu tích cực trong hoạt động vì môi trường, song đáng lẽ họ phải vào cuộc trước đó rất lâu và quyết liệt hơn nữa.
Hiện việc bảo vệ môi trường chủ yếu nhờ vào những khách sạn ven bờ biển. Sáng sáng, nhân viên vệ sinh phải dọn dẹp sạch những đống rác dạt vào bờ từ ban đêm, để đảm bảo du khách sẽ thấy bãi biển trong xanh khi thức giấc.
Về những con cá đuối, Simon Hilbourne, nhà sinh học đến từ tổ chức bảo vệ cá đuối Manta Trust, nói với tôi rằng: “Lượng rác thải nhựa trong video này ở mức cực điểm, rất đáng lo ngại. Là những sinh vật lọc nước biển để kiếm thức ăn, cá đuối có nguy cơ ăn phải nhựa rất cao, đặc biệt là những mẩu nhựa nhỏ (microplastic)”.
“Chúng tôi khá chắc chắn rằng những con cá đuối đang phải tiêu hóa một lượng rác thải nhựa độc hại khi kiếm ăn. Nhưng chúng tôi không biết rõ điều này ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chúng”, ông Simon nói.
Ông cũng đề cập đến giá trị kinh tế khi đầu tư bảo tồn động vật hoang dã. Theo nghiên cứu về tác động kinh tế toàn cầu của ngành du lịch ngắm cá đuối được đăng tải trên website của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, dịch vụ này giúp Maldives thu về 8,1 triệu USD hàng năm, và 140 triệu USD trên toàn thế giới.
“Một con cá đuối bị giết lấy thịt bán được khoảng 500 USD, nhưng có lẽ nó sẽ giúp con người kiếm được gần một triệu USD nếu được sống đến hết đời”, Simon nhận định.
Có lẽ người Indonesia nên tự hỏi mình rằng liệu họ muốn đầu tư bao nhiêu tiền cho ngành du lịch nước nhà.
Tadiha.com GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN BALI GIÁ TỐT
1. The Samaya Seminyak
2. Inna Grand Bali Beach
3. The Royal Pita Maha
7 món ăn giá bình dân nhưng ngon xuất sắc, nhất định nên nếm khi đến Singapore
Nổi tiếng với mức sinh hoạt đắt đỏ, nhưng trong lòng Singapore vẫn có nhiều món ăn ngon với mức giá phải chăng mà bạn không nên bỏ qua.
Quán cháo mực gợi ký ức của nhiều sinh viên kiến trúc ở Sài Gòn
Tô cháo bình dân thơm phức trước cổng ĐH Kiến trúc TP HCM khiến nhiều kiến trúc sư thành đạt ngất ngây thèm mỗi khi nhớ về tuổi trẻ.
Hành hương Yên Tử, đừng quên mua 6 đặc sản ngon lạ, rất xứng đáng này về làm quà
Ngoài những đặc sản mua ngay tại Yên Tử, bạn có thể cân nhắc mua thêm một số loại khác ở Quảng Ninh về làm quà.
Đi Nhật Bản ngắm hoa anh đào ở đâu đẹp nhất?
Không chỉ người Nhật Bản mà hầu như du khách khắp thế giới đều theo dõi dự báo các đợt hoa anh đào nở vào mùa xuân hằng năm. Ai cũng muốn chiêm ngưỡng những sắc hoa màu hồng mềm mại, dịu dàng điểm tô khắp đất trời.
Lộc vừng Hồ Gươm mùa thay lá
Những ngày này, các cây lộc vừng bên hồ Hoàn Kiếm đổi màu lá từ xanh sang vàng và đỏ, thu hút khách đến chụp ảnh.